Những thông tin dưới đây khiến bạn suy nghĩ đến ai Hãy nói vài nét về người đó?

  1. Lịch sử

1. Là một trong số rất ít những Thái tử nhà Lê Trung Hưng có chí khí, tài năng và hoài bão thu lại quyền bính cho họ nhà mình

2. Được vị chúa Trịnh làm công cuộc "dọn rác" cho anh tin yêu gả cho ái nữ của mình Là Tiên Dung Quận chúa

3. Bị chúa Trịnh hoài bão Nam tiến đố kỵ , ghen ghét, hãm hại và giết chết .

4. Cái chết của ông tạo nên một vực thẳm vĩnh hằng giữa họ lê và họ Trịnh, là cơ hồ cho sự đối kháng và sụp đổ của hai họ

5. Ông là 1 nhân vật có sức ảnh hưởng rất lớn về tư tưởng và đường lối của chàng Thiều trong cuốn sách dưới đây?

https://cdn.noron.vn/2019/09/22/a435a09c37bc59e9d6afd3d2b4c823f6.jpg
Từ khóa: 

nhân vật lịch sử

,

thái tử nhà lê

,

lịch sử

Đó là Thái tử Lê Duy Vĩ (? - 1771) là con trưởng của vua Lê Hiển Tông thuộc triều đại nhà Hậu Lê, trong lịch sử Việt Nam.

 Lê Duy Vĩ được vua Lê Hiển Tông lập làm Hoàng thái tử  và tháng Giêng năm 1764 mà không có sự can thiệp của Trịnh Doanh. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trước đó.

"Thái tử xưa vóc người đẹp đẽ, tư chất thông minh. Thấy nhà vua bị mất quyền, Thái tử căm tức lắm, thường vẫn khảng khái nuôi chí thu phục lại quyền bính. Thái tử lại từng xem khắp kinh sử, yêu mến các nho sinh; nên hào kiệt trong thiên hạ không ai là không ngưỡng vọng... Khi ấy, Chính phi của Trịnh Doanh không có con trai, chỉ sinh được một con gái, tức là quận chúa Tiên Dung. Tiên Dung được Chúa hết sức yêu chiều. Năm nàng mới 10 tuổi, Chính phi xin với Chúa gả con gái cho Thái tử Lê Duy Vĩ để sau này làm hoàng hậu và Trịnh Doanh bằng lòng."

Ngày 20 tháng 12 năm Tân Mão (1771), Trịnh Sâm giết Duy Vĩ, niên hiệu Cảnh Hưng.


Nguồn: Wiki

Trả lời

Đó là Thái tử Lê Duy Vĩ (? - 1771) là con trưởng của vua Lê Hiển Tông thuộc triều đại nhà Hậu Lê, trong lịch sử Việt Nam.

 Lê Duy Vĩ được vua Lê Hiển Tông lập làm Hoàng thái tử  và tháng Giêng năm 1764 mà không có sự can thiệp của Trịnh Doanh. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trước đó.

"Thái tử xưa vóc người đẹp đẽ, tư chất thông minh. Thấy nhà vua bị mất quyền, Thái tử căm tức lắm, thường vẫn khảng khái nuôi chí thu phục lại quyền bính. Thái tử lại từng xem khắp kinh sử, yêu mến các nho sinh; nên hào kiệt trong thiên hạ không ai là không ngưỡng vọng... Khi ấy, Chính phi của Trịnh Doanh không có con trai, chỉ sinh được một con gái, tức là quận chúa Tiên Dung. Tiên Dung được Chúa hết sức yêu chiều. Năm nàng mới 10 tuổi, Chính phi xin với Chúa gả con gái cho Thái tử Lê Duy Vĩ để sau này làm hoàng hậu và Trịnh Doanh bằng lòng."

Ngày 20 tháng 12 năm Tân Mão (1771), Trịnh Sâm giết Duy Vĩ, niên hiệu Cảnh Hưng.


Nguồn: Wiki