Những yếu tố nào cấu thành nên giá của một sản phẩm thủ công?

  1. Marketing

Từ khóa: 

giá thành

,

thủ công

,

sản phẩm

,

marketing

Mình bắt đầu nghiên cứu về đồ cổ, trong đó mọi người nói rằng giá của đồ cổ (vốn là các đồ thủ công) nằm ở:

  • Mức độ thẩm mỹ của đồ vật.
  • Độ khó, tinh xảo trong chế tác thể hiện trình độ tay nghề của người thợ đã làm ra.
  • Mức độ phức tạp phản ánh công sức của người thợ đã làm ra sản phẩm.
  • Và quan trọng là câu chuyện xung quanh sản phẩm đó. Một chiếc bát vua đã dùng hoặc một thanh kiếm đã tham gia một trận chiến lớn nào đó ...

Mình cũng có đi mua tranh thì thấy các họa sỹ thường hay kể về mấy thứ:

  • Trình độ tay nghề của họ. Ví dụ: Cả nước chỉ có vài người có khả năng như tôi.
  • Thời gian công sức tôi đã bỏ ra: Tôi đã mất 1 tuần, 1 tháng để vẽ ra.
  • Câu chuyện: Bức tranh này đã được ai trả giá bao nhiêu, tôi đã vẽ nó ra khi nào, theo cảm hứng gì.
Trả lời

Mình bắt đầu nghiên cứu về đồ cổ, trong đó mọi người nói rằng giá của đồ cổ (vốn là các đồ thủ công) nằm ở:

  • Mức độ thẩm mỹ của đồ vật.
  • Độ khó, tinh xảo trong chế tác thể hiện trình độ tay nghề của người thợ đã làm ra.
  • Mức độ phức tạp phản ánh công sức của người thợ đã làm ra sản phẩm.
  • Và quan trọng là câu chuyện xung quanh sản phẩm đó. Một chiếc bát vua đã dùng hoặc một thanh kiếm đã tham gia một trận chiến lớn nào đó ...

Mình cũng có đi mua tranh thì thấy các họa sỹ thường hay kể về mấy thứ:

  • Trình độ tay nghề của họ. Ví dụ: Cả nước chỉ có vài người có khả năng như tôi.
  • Thời gian công sức tôi đã bỏ ra: Tôi đã mất 1 tuần, 1 tháng để vẽ ra.
  • Câu chuyện: Bức tranh này đã được ai trả giá bao nhiêu, tôi đã vẽ nó ra khi nào, theo cảm hứng gì.

Mình chỉ nói theo những gì mình từng làm thôi nhé. Mình từng làm phụ kiện thủ công để bán thì những thứ ảnh hưởng đến việc quyết định giá bán cho những món này bao gồm:

  • Tiền nguyên vật liệu: khi mua thì mua rất nhiều món, và phải mua sỉ. Sau khi mua về đến nhà mình mới làm và tính toán xem một sản phẩm làm hết bao nhiêu nguyên vật liệu, và chia ra để biết chi phí.
  • Tiền công ngồi làm: cái này thì tùy mỗi người ước lượng công sức của mình như thế nào và tùy độ phức tạp của sản phẩm thủ công. Như mình thì những phụ kiện mình làm có mẫu khó có mẫu dễ, có cái tốn thời gian, có cái lại nhanh. Mỗi mẫu sẽ có một ước lượng chi phí khác nhau. Chưa kể công này còn bao gồm công và xăng xe đi lùng nguyên vật liệu, công đi ngó nghiêng thị trường (đi chợ hoặc đi lòng vòng các shop xem người ta bán cái gì)...
  • Mức độ được ưa thích, độ độc đáo của sản phẩm: sản phẩm nào đang được nhiều người ưa thích (đang trend), hoặc có độ độc đáo cao (mẫu phức tạp, ít shop nào khác bán) sẽ có giá cộng thêm
  • Tiền bao bì, nhãn mác: ngoài nguyên vật liệu thì khi có thành phẩm phải có bao bì, nhãn mác để đựng, túi giấy để giao cho khách nếu có người mua.

Còn gì nữa không nhỉ? Chắc là do sản phẩm thủ công nên giá đôi khi còn ảnh hưởng bởi hứng của người làm nữa. :)) Do mình vừa lo khâu làm vừa lo khâu bán nên cái nào mình thích thì set giá cao, lúc nào dở hơi thì set giá rẻ hơn so với bình thường.