Nước ta đang đi theo nền kinh tế thi trường vậy về cơ bản có còn là một nước Cộng sản không ạ?

  1. Lịch sử

Ngày xưa các chỉ các nước tư bản mới mang nền kinh tế thị trường. Vậy sao Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản mà lại có nền kinh tế thi trường ?

Từ khóa: 

cộng sản

,

xã hội chủ nghĩa

,

lịch sử

Trong TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, Karl Marx nhấn mạnh: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phảixóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản”; “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.

Do vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và kể cả trong chủ nghĩa xã hội việc tồn tại kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân là tất yếu. Sở hữu tư nhân ở đây với tư cách là quyền chiếm hữu sản phẩm do chính lao động tạo ra, chứ không phải sở hữu với tư cách là một chế độ chính trị - xã hội - dùng quyền sở hữu đó để đi bóc lột sức lao động của người khác làm cơ sở tồn tại của chế độ.

Vì vậy, “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” có nghĩa là chỉ bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, hay nói cách khác là bỏ qua chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa, còn tất cả những thành tựu về kinh tế, khoa học-kỹ thuật, công nghệ, khoa học quản lý nhân loại đạt được dưới chủ nghĩa tư bản phải kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, chứ không phải là ngả theo con đường tư bản chủ nghĩa như sự xuyên tạc của các quan điểm sai trái, thù địch.

(Dẫn nguồn từ thinhvuongvietnam.com)

Nếu không hiểu ở đâu có thể hỏi thêm!

https://cdn.noron.vn/2021/12/06/6079855862747785-1638790751.png
https://cdn.noron.vn/2021/12/06/32362319811382715-1638790760.jpg
Trả lời

Trong TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, Karl Marx nhấn mạnh: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phảixóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản”; “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.

Do vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và kể cả trong chủ nghĩa xã hội việc tồn tại kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân là tất yếu. Sở hữu tư nhân ở đây với tư cách là quyền chiếm hữu sản phẩm do chính lao động tạo ra, chứ không phải sở hữu với tư cách là một chế độ chính trị - xã hội - dùng quyền sở hữu đó để đi bóc lột sức lao động của người khác làm cơ sở tồn tại của chế độ.

Vì vậy, “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” có nghĩa là chỉ bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, hay nói cách khác là bỏ qua chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa, còn tất cả những thành tựu về kinh tế, khoa học-kỹ thuật, công nghệ, khoa học quản lý nhân loại đạt được dưới chủ nghĩa tư bản phải kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, chứ không phải là ngả theo con đường tư bản chủ nghĩa như sự xuyên tạc của các quan điểm sai trái, thù địch.

(Dẫn nguồn từ thinhvuongvietnam.com)

Nếu không hiểu ở đâu có thể hỏi thêm!

https://cdn.noron.vn/2021/12/06/6079855862747785-1638790751.png
https://cdn.noron.vn/2021/12/06/32362319811382715-1638790760.jpg

Có nhé, mình đang là nền kinh tế thị trường định hướng xhcn, có nghĩa là nó mang hình bóng nền kinh tế hỗn hợp của các nước tbcn nhưng ở ta vai trò của khu vực kinh tế nhà nước là chủ chốt và đc nắm những ngàng mang tính căn cơ quốc gia như năng lượng, viễn thông...

trên thực tế nước ta là một nước XHCN chứ không phải nước cộng sản bạn nhé, Như nhiều quốc gia phương Tây họ gọi vậy chứ mình có gọi là nước công sản Việt Nam bao giờ

Quan trọng là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh....còn tất cả không quan trọng. Bởi tất cả đều cần thay đổi vì dân.