Chui "chạn" Hoàng gia có sướng ko?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội facebooks, youtube thường hay có mấy cái video có lượt quan tâm khủng nói về sự chia sẻ về cuộc sống giàu sang của các Chạn Vương. Chạn Vương là gì? Đó là từ lóng mà anh em vẫn thường để gọi các chàng rể "may mắn" tán đổ được các cô gái nhà giàu hay nhà vừa giàu vừa quyền cao chức trọng sau đó về làm rể vừa được sướng vs gái đẹp ( thường là vậy) và được tiếp quản và hưởng thụ tiền tài gia sản của nhà vợ. Bên cạnh sự sung sướng, hào nhoáng mà anh em bên ngoài nhìn vào ao ước, cũng có không ít tiếng kêu trời, than thở của các nhân vật chính...

Tôi thì hiện đang độc thân và cũng ko có kế hoạch gì để độ kiếp làm Chạn vương, tuy nhiên cảnh của mấy ảnh thì cũng biết một chút, vì nó chả phải gì mới mẻ cả, và đã có từ rất lâu rồi. Đó chính là câu chuyện lấy công chúa của mấy chàng phò mã từ thời xa xưa vợi.

Thời Phong kiến xa xưa, được sánh duyên cùng công chúa là một vinh dự thượng đẳng tuyệt đối mà bất cứ anh chàng nào cũng muốn vì vừa được vợ đẹp ( ít nhất trên mặt bằng chung) vừa có bố vợ siêu khủng và khoản lương hàng tháng cao chưa kể đường công danh rộng mở khó ai ngằn cản, vì có thể ông nhạc sẽ bồi dưỡng làm nanh vuốt cho con ông về sau. Các tầm gương lấy công chúa mà phất lên như Thạch Sanh, Lê Quý Ly, Trịnh Kiểm đã là những hình ảnh sáng giá nhất rồi. Nhưng liệu những người còn lại có được như thế ko? Hãy nhìn lại và ngẫm.

Công chúa là con gái của hoàng đế, người nhà của thiên tử, hoàng gia. Khi công chúa gả chồng sẽ được gọi là Hạ giá (下嫁) còn chồng công chúa sẽ gọi là Thượng (尚). Trong xã hội trọng nam khinh nữ, công chúa có lẽ là ngoại lệ duy nhất khi cưới chồng sẽ không bị nhà chồng gây khó dễ, ngược lại nhà chồng phải hết sức cung kính cô con dâu này. Chính vì có xuất thân hoàng gia được nhà chồng cung phụng, dẫn đến việc nhiều công chúa đè đầu cưỡi cổ nhà chồng làm điều xấu.

Nhà Lưu Tống có Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc lấy Hà Tập - con trai Tư không Hà Yển, do bản tính phóng đãng của mình công chúa liền nạp 30 nam sủng để phục vụ, việc này khiến Hà Tập mất mặt nhưng vì vợ là công chúa nên Hà Tập dù bị " cắm sừng" vẫn phải im lặng chịu đựng. Hay Thăng Bình công chúa nhà Đường lấy Quách Ái - con trai Quách Tử Nghi, do có hành vi vô lễ trong thọ thần của bố chồng mà bị Quách Ái trách cứ, công chúa khóc lóc kể lể với phụ hoàng, Quách Tử Nghi do lo sợ nên trói Quách Ái đến thỉnh tội, thậm chí còn phạt cả con trai mặc dù Thăng Bình công chúa khởi xướng ra việc này. Thời nhà Tống tuy đã quy định nghiêm ngặt hơn về lễ giáo nhưng thân phận cao quý của các công chúa vẫn không thay đổi, nhà chồng vẫn phải phụng sự như thường.

Chu Trần quốc Đại trưởng công chúa - trưởng nữ của Tống Nhân Tông, đến tuổi thành thân với Lý Vĩ, công chúa và chồng không hòa hợp, sau đó công chúa lại có tư tình với thái giám họ Lương chưa kể bà vú của công chúa lại thường xuyên chọc tức vợ chồng nên thành ra cuộc hôn nhân đứng trên bờ vực đổ vỡ. Vì muốn giúp con trai nên Dương thị, mẹ của Lý Vĩ đã theo dõi con dâu và bị phát hiện, công chúa tức giận đã đánh mẹ chồng, nửa đêm gõ cửa Hoàng Thành môn gây náo loạn, Lý Vĩ không chịu nổi nữa nên ly hôn nhưng cuối cùng sau đó vẫn phải chịu chấp nhận tái hôn với công chúa do Tống Nhân Tông chỉ định. Đến đời nhà Thanh, khi công chúa mất thì tài sản của công chúa đều sẽ do Nội vụ phủ quản lý

, chồng của công chúa không có quyền hạn. Tuy vậy, chồng của công chúa vẫn có quyền nạp thiếp vào phủ, sinh con nối dõi. Đứa con do thiếp thất sinh ra đều lấy danh nghĩa con của công chúa để kế thừa tổ tông. Việc sinh con nối dõi là vô cùng quan trọng trong xã hội xưa nhưng các công chúa có thể chọn sinh hoặc không sinh tùy vào bản thân công chúa. Có thể nói việc các công chúa có muôn hiếu kính nhà chồng và sinh con cho chồng không là do bản thân họ muốn hay không muốn, chồng họ không có quyền ép họ làm việc theo ý mình.

Thế mới thấy làm chồng công chúa cũng không dễ dàng gì cả.

Theo Linh Lê- Hội những người thích tìm hiểu lịch sử

https://cdn.noron.vn/2021/07/16/906794804384912-1626404287_1024.jpg
Từ khóa: 

lịch sử

,

văn hóa

Em không hiểu đoạn có tư tình với thái giám. Đã là thái giám sao còn tư tình cho được thế ạ

Trả lời

Em không hiểu đoạn có tư tình với thái giám. Đã là thái giám sao còn tư tình cho được thế ạ