Phân tầng xã hội thúc đẩy sự phát triển hay kìm hãm sự phát triển của xã hội?

  1. Xã hội

Có quan điểm cho rằng phân tầng xã hội hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát của xã hội. Còn phân tầng xã hội không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội và làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo?

Từ khóa: 

xã hội học

,

xã hội

Chào bạn, trong một sự kiện gần đây của TechScene mình có phát biểu về đặc điểm chung của mọi tổ chức xã hội đó là các xã hội đều được cấu trúc theo hình kim tự tháp. Việc phân tầng xã hội là tất yếu khách quan.

https://cdn.noron.vn/2022/01/18/7962227423395315-1642496411_1024.jpg

Phân tầng nhà nước

https://cdn.noron.vn/2022/01/18/5467367103383352-1642497963.png

Phân tầng trong doanh nghiệp

Con người theo bản năng luôn có xu hướng muốn leo lên tầng trên của tháp xã hội mà họ đang tham gia để đạt được quyền lợi lớn hơn, tự do cao hơn. Đồng thời cũng tìm cách duy trì vị thế hoặc "đẩy" những người khác xuống dưới tầng dưới.

Chính việc phân tầng này tạo nên động lực, khát vọng vươn lên. Khiến mọi người phải cố gắng phấn đấu, tạo ra của cải vật chất, và vươn lên trên đỉnh của kim tự tháp.

Một kim tự tháp xã hội thì có các tham số quan trọng như: quy mô kim tự tháp, độ dốc, và số tầng. Quy mô càng lớn thì kiến trúc càng mạnh, nhưng đòi hỏi trình độ quản lý phải lớn mạnh tương ứng. Với phương thức quản trị kiểu gia đình trị thì không thể quản lý quốc gia hàng triệu người. Thường thì kim tự tháp càng lớn thường tạo ra nhiều tầng. Khi quá nhiều tầng tạo phân biệt giàu nghèo quá lớn, khiến người ta có cảm giác không thể thăng tiến, không có con đường tiến thân, thì cũng sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển.

Nếu số tầng quá ít thì mọi người có vẻ bình đẳng hơn, nhưng ngược lại cũng không có hứng thú, động lực để vươn lên.

Nhìn chung, quy mô kim tự tháp được giải quyết bằng các công cụ và thương thức quản lý. Trình độ quản lý càng lớn thì quy mô có thể dung nạp càng lớn. Số tầng kim tự tháp phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của tổ chức xã hội đó. Ban đầu sẽ ít tầng, dần dần sẽ tăng dần việc phân tầng. Đến khi phân quá nhiều tầng thì sẽ làm giảm động lực phát triển, tổ chức bước vào giai đoạn suy thoái, khi đó nó có thể bị tách thành nhiều kim tự tháp khác hoặc phải tìm cách để giảm số tầng.

Hiện nay chính phủ Trung Quốc đang quyết liệt trong việc giảm chênh lệch giầu nghèo, giảm số tầng, sau 1 giai đoạn phát triển kinh tế quá nóng.

Trả lời

Chào bạn, trong một sự kiện gần đây của TechScene mình có phát biểu về đặc điểm chung của mọi tổ chức xã hội đó là các xã hội đều được cấu trúc theo hình kim tự tháp. Việc phân tầng xã hội là tất yếu khách quan.

https://cdn.noron.vn/2022/01/18/7962227423395315-1642496411_1024.jpg

Phân tầng nhà nước

https://cdn.noron.vn/2022/01/18/5467367103383352-1642497963.png

Phân tầng trong doanh nghiệp

Con người theo bản năng luôn có xu hướng muốn leo lên tầng trên của tháp xã hội mà họ đang tham gia để đạt được quyền lợi lớn hơn, tự do cao hơn. Đồng thời cũng tìm cách duy trì vị thế hoặc "đẩy" những người khác xuống dưới tầng dưới.

Chính việc phân tầng này tạo nên động lực, khát vọng vươn lên. Khiến mọi người phải cố gắng phấn đấu, tạo ra của cải vật chất, và vươn lên trên đỉnh của kim tự tháp.

Một kim tự tháp xã hội thì có các tham số quan trọng như: quy mô kim tự tháp, độ dốc, và số tầng. Quy mô càng lớn thì kiến trúc càng mạnh, nhưng đòi hỏi trình độ quản lý phải lớn mạnh tương ứng. Với phương thức quản trị kiểu gia đình trị thì không thể quản lý quốc gia hàng triệu người. Thường thì kim tự tháp càng lớn thường tạo ra nhiều tầng. Khi quá nhiều tầng tạo phân biệt giàu nghèo quá lớn, khiến người ta có cảm giác không thể thăng tiến, không có con đường tiến thân, thì cũng sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển.

Nếu số tầng quá ít thì mọi người có vẻ bình đẳng hơn, nhưng ngược lại cũng không có hứng thú, động lực để vươn lên.

Nhìn chung, quy mô kim tự tháp được giải quyết bằng các công cụ và thương thức quản lý. Trình độ quản lý càng lớn thì quy mô có thể dung nạp càng lớn. Số tầng kim tự tháp phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của tổ chức xã hội đó. Ban đầu sẽ ít tầng, dần dần sẽ tăng dần việc phân tầng. Đến khi phân quá nhiều tầng thì sẽ làm giảm động lực phát triển, tổ chức bước vào giai đoạn suy thoái, khi đó nó có thể bị tách thành nhiều kim tự tháp khác hoặc phải tìm cách để giảm số tầng.

Hiện nay chính phủ Trung Quốc đang quyết liệt trong việc giảm chênh lệch giầu nghèo, giảm số tầng, sau 1 giai đoạn phát triển kinh tế quá nóng.