Quan điểm các nhà tư tưởng về tôn giáo thế kỷ XVI-XVIII?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu là Bạch Vân am cư sĩ được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Namtrong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Tác phẩm nổi bật : Bạch Vân am thi tập ( thơ chữ Hán) , Bạch Vân quốc ngữ thi tập ( thơ chữ Nôm), sấm Trạng Trình.Hai tập thơ của ông được coi là thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng thơ ca "chạm chân vào hiện thực", đã quan tâm mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của thơ văn dân tộc. - Xét về nhiều mặt, có thể xem ông là người đi khai phá có công khơi mở nhiều hướng phát triển mới cho thơ ca Việt Nam, trong đó có những dòng thơ mang đậm tính tuyên truyền đạo lý - suy tưởng triết lý - cảm hứng thế sự (tiệm cận với hiện thực đa diện của xã hội đương thời) sẽ có điều kiện phát triển mạnh ở các thế kỷ sau ông như lịch sử thơ văn Việt Nam đã ghi nhận. 2. Nguyễn Dữ Là một danh sĩ thời Lê Sơ, thời kỳ nhà Mạc và tác giả sách Truyền Kỳ Mạn Lục, một tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng tại Việt Nam.Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của ông, sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán. Qua sách Truyền kỳ mạn lục, có thể biết phần nào về tác giả. Bởi trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và màu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới... - Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến... * Nhận xét chung tư tưởng thời kì này - Thế kỉ 16-18 Nho giáo từng bước bị suy thoái,trật tự phong kiến bị đảo lộn. Các nho sĩ tập trung vào vấn đề tìm nguồn gốc của loạn lạc, đưa ra những chủ chương đường lối trị nước của mình mong đc chấp nhận. Nho giáo vẫn là công cụ chính của các tập đoàn phong kiến sử dụng để xây dựng chính quyền và củng cố trật tự xã hội. Giáo dục và thi cử nho giáo lấy nội dung trong Tứ Thư, Ngũ kinh. Trong bất kỳ kỳ thi nào, dù là thi hương hay thi hội, ngoài phần kinh nghĩa, thí sinh cũng phải làm thơ và phú. - Nho giáo được trọng dụng qua nhiều triều đại tạo nên một nếp tư duy khó thay đổi. Nhưng lúc bấy giờ, kiên trì nho giáo là cố chấp, Nho giáo không còn là tư tưởng chủ đạo. Khuynh hướng chính lúc này là tư tưởng kết hợp: Nho với Lão- Trang, Nho với Đạo giáo ( như Nguyễn Dữ ), hoặc là thuần Lão-Trang (như Nguyễn Hàng), tiêu biểu nhất là tư tưởng kết hợp Nho với Lão –Trang. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý -Trần TK 16 trở đi Phật giáo lại hưng khởi nhất là trong vùng kiểm soát của nhà Mạc. Các kiến trúc Phật giáo được trùng tu lại như là chùa Phật Tích, Bút tháp, Vĩnh Nghiêm, Luy Lâu. (tác động chiến tranh...) TK 18, chủ trương tam giáo đồng nguyên. Ở thời Lý Trần thì đồng nguyên với bản vị là PG, còn ở TK 18 đồng nguyên với bản vị là Nho giáo. (Lê Quý đôn nói Phật “ Không phải bảo người ta bỏ hết cương thường luân lý”, và tu của nhà Phật “Vừa lợi người vừa lợi mình, tóm lại đều là một lòng nhân từ cả”, Ngô Thì Sỹ nói “ Đạo Phật, Đạo Lão cũng ở trong phạm vi của Khổng Phu Tử ta, chớ không phải của riêng Phật, Lão”. Tiêu biểu trong hoạt động Phật giáo thời kỳ này là thiền sư Chân Nghiêm trụ trì chùa Sùng Quang ( Hải Hưng) là người muốn bảo tồn truyền thống Trúc Lâm Yên Tử. Ông đã cho in và công bố sách Thánh Dâng Lục , chép tiểu sử và hoạt động của 5 vị sư lớn thời Trần là Trần Thái Tông , Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và Trần Minh Tông. Xu hướng đề cao thiền Trúc Lâm của Chân Nghiêm, là dấu hiệu đề cao Phật Giáo dân tộc trong vùng chính quyền họ Mạc.). - Từ TK 16-18, Thiên chúa giáo du nhập vào VN, nhà thờ mọc lên nhiều, tôn giáo lan truyền cả nước. Tuy nhiên do nhiều điểm khác biệt, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ bị nhà nước phong kiến cấm đoán. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt,...
Trả lời
1. Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu là Bạch Vân am cư sĩ được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Namtrong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Tác phẩm nổi bật : Bạch Vân am thi tập ( thơ chữ Hán) , Bạch Vân quốc ngữ thi tập ( thơ chữ Nôm), sấm Trạng Trình.Hai tập thơ của ông được coi là thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng thơ ca "chạm chân vào hiện thực", đã quan tâm mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của thơ văn dân tộc. - Xét về nhiều mặt, có thể xem ông là người đi khai phá có công khơi mở nhiều hướng phát triển mới cho thơ ca Việt Nam, trong đó có những dòng thơ mang đậm tính tuyên truyền đạo lý - suy tưởng triết lý - cảm hứng thế sự (tiệm cận với hiện thực đa diện của xã hội đương thời) sẽ có điều kiện phát triển mạnh ở các thế kỷ sau ông như lịch sử thơ văn Việt Nam đã ghi nhận. 2. Nguyễn Dữ Là một danh sĩ thời Lê Sơ, thời kỳ nhà Mạc và tác giả sách Truyền Kỳ Mạn Lục, một tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng tại Việt Nam.Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của ông, sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán. Qua sách Truyền kỳ mạn lục, có thể biết phần nào về tác giả. Bởi trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và màu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới... - Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến... * Nhận xét chung tư tưởng thời kì này - Thế kỉ 16-18 Nho giáo từng bước bị suy thoái,trật tự phong kiến bị đảo lộn. Các nho sĩ tập trung vào vấn đề tìm nguồn gốc của loạn lạc, đưa ra những chủ chương đường lối trị nước của mình mong đc chấp nhận. Nho giáo vẫn là công cụ chính của các tập đoàn phong kiến sử dụng để xây dựng chính quyền và củng cố trật tự xã hội. Giáo dục và thi cử nho giáo lấy nội dung trong Tứ Thư, Ngũ kinh. Trong bất kỳ kỳ thi nào, dù là thi hương hay thi hội, ngoài phần kinh nghĩa, thí sinh cũng phải làm thơ và phú. - Nho giáo được trọng dụng qua nhiều triều đại tạo nên một nếp tư duy khó thay đổi. Nhưng lúc bấy giờ, kiên trì nho giáo là cố chấp, Nho giáo không còn là tư tưởng chủ đạo. Khuynh hướng chính lúc này là tư tưởng kết hợp: Nho với Lão- Trang, Nho với Đạo giáo ( như Nguyễn Dữ ), hoặc là thuần Lão-Trang (như Nguyễn Hàng), tiêu biểu nhất là tư tưởng kết hợp Nho với Lão –Trang. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý -Trần TK 16 trở đi Phật giáo lại hưng khởi nhất là trong vùng kiểm soát của nhà Mạc. Các kiến trúc Phật giáo được trùng tu lại như là chùa Phật Tích, Bút tháp, Vĩnh Nghiêm, Luy Lâu. (tác động chiến tranh...) TK 18, chủ trương tam giáo đồng nguyên. Ở thời Lý Trần thì đồng nguyên với bản vị là PG, còn ở TK 18 đồng nguyên với bản vị là Nho giáo. (Lê Quý đôn nói Phật “ Không phải bảo người ta bỏ hết cương thường luân lý”, và tu của nhà Phật “Vừa lợi người vừa lợi mình, tóm lại đều là một lòng nhân từ cả”, Ngô Thì Sỹ nói “ Đạo Phật, Đạo Lão cũng ở trong phạm vi của Khổng Phu Tử ta, chớ không phải của riêng Phật, Lão”. Tiêu biểu trong hoạt động Phật giáo thời kỳ này là thiền sư Chân Nghiêm trụ trì chùa Sùng Quang ( Hải Hưng) là người muốn bảo tồn truyền thống Trúc Lâm Yên Tử. Ông đã cho in và công bố sách Thánh Dâng Lục , chép tiểu sử và hoạt động của 5 vị sư lớn thời Trần là Trần Thái Tông , Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và Trần Minh Tông. Xu hướng đề cao thiền Trúc Lâm của Chân Nghiêm, là dấu hiệu đề cao Phật Giáo dân tộc trong vùng chính quyền họ Mạc.). - Từ TK 16-18, Thiên chúa giáo du nhập vào VN, nhà thờ mọc lên nhiều, tôn giáo lan truyền cả nước. Tuy nhiên do nhiều điểm khác biệt, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ bị nhà nước phong kiến cấm đoán. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt,...