Quan điểm của các bạn về việc sử dụng linh hoạt giữa tiếng Anh và tiếng Việt (hoặc/và các ngôn ngữ khác) trong cùng một câu nói?

  1. Văn hóa

  2. Ngoại ngữ

  3. Xã hội

Từ khóa: 

ngoại ngữ

,

ngôn ngữ

,

xã hội

,

tiếng anh

,

tiếng việt

,

văn hóa

,

ngoại ngữ

,

xã hội

Quan điểm của mình là nếu có thể thì không nên dùng lẫn lộn các ngôn ngữ.

Ngoài lề một chút, trong câu hỏi bạn dùng từ "linh hoạt", và bằng cách đó khiến cho việc sử dụng xen lẫn các ngôn ngữ nghe có vẻ "tích cực". Đây là một hình thức mớm chữ, giống như mỗi khi câu hỏi có cụm "có thật sự A" hay "liệu có quá B" thì ai cũng có thể thấy người hỏi mong chờ những câu trả lời với nội dung tương ứng là "không, không hẳn là A" hay "đúng, quá B, B hơn so với mức cần thiết". Thật sự thì mức độ của A với B trong thực tế không liên quan gì đến cảm tính của người hỏi, cũng như là dùng vài ngôn ngữ trong cùng một câu thì có thể là linh hoạt, cũng có thể là lai căng. Và dù bạn có ủng hộ việc đó đến mức nào thì cũng không thay đổi được thực tế.

Việc dùng vài ngôn ngữ trong cùng một câu, nếu không vì một mục đích gì đặc biệt, thì chỉ thể hiện sự hạn chế và khiếm khuyết. Hoặc là ngôn ngữ có hạn chế, hoặc là người nói có năng lực ngôn ngữ có hạn.

Nếu chỉ dùng một ngôn ngữ, bạn không thể diễn tả hết một ý nghĩa hay sắc thái mà phải chêm vào từ của một ngôn ngữ khác, đó là ngôn ngữ bạn đang sử dụng có hạn chế. Cách giải quyết là tạo ra từ mới hoặc dùng từ mượn. Trong thời kỳ nước Nhật học hỏi khoa học kỹ thuật từ các nước phương Tây, họ đã tạo ra rất nhiều từ mới mà sau đó Trung Quốc và Việt Nam cũng học theo và sử dụng. Ngày nay thì họ không tạo ra từ mới nữa mà chủ yếu là dùng từ mượn, viết bằng katakana. Tiếng Việt cũng có rất nhiều từ mượn từ tiếng Pháp.

Nếu có một cách diễn đạt đầy đủ và chính xác điều ai đó muốn diễn đạt bằng một ngôn ngữ, nhưng người đó lại không biết cách diễn đạt, chẳng hạn do không biết từ vựng, thì đó rõ ràng là do năng lực ngôn ngữ của họ có hạn. Cách giải quyết tất nhiên là học thêm về ngôn ngữ đó.

Trong cả hai trường hợp, việc dùng xen lẫn các ngôn ngữ trong một câu nói đều cho thấy một khiếm khuyết cần khắc phục.

Tất nhiên nếu không còn cách nào khác, buộc phải chêm từ vựng để đối phương hiểu được ý mình, thì phải làm vậy thôi. Nhưng không nên coi đó là một việc tốt đẹp, mà nên hiểu rằng đó là một việc bất khả kháng, và tự hiểu rằng nếu bản thân và đối phương giỏi hơn, hoặc thứ ngôn ngữ mình dùng hoàn thiện hơn, thì không cần phải làm như vậy.

Nếu bạn sử dụng thành thạo nhiều hơn hai ngôn ngữ, hay sử dụng được nhiều hơn một ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ, thì khi thấy ai đó trộn lẫn các ngôn ngữ trong một câu khi không cần thiết (thỉnh thoảng cũng có trường hợp bất khả kháng), bạn sẽ thấy việc ấy rất lố bịch. Mình nhớ là đọc được một bình luận trên Noron về "hoạt activities" và không thể nhịn được cười. Ở chỗ mình nếu đang nói chuyện mà chêm tiếng Anh vào thì 99% người ta sẽ nghĩ mình kém tiếng bản địa, chứ không có ai coi thế là "linh hoạt" cả. Nếu chêm tiếng Anh mà làm người ta không hiểu thì ngược lại còn là làm phiền họ.

Những người nói nhiều thứ tiếng và nghiêm túc với ngôn ngữ làm thế nào khi tiếng mẹ đẻ không có một vài từ mà họ cần? Rất đơn giản, chỉ cần nói hoàn toàn bằng một thứ tiếng khác là được. Bản thân mình thường chuyển cả câu sang thứ tiếng khác một cách tự nhiên chứ không nói nửa câu để rồi nhận ra phải chêm một từ của tiếng nước ngoài (trừ một số vô cùng ít từ như "deadline," "email," "先生"). Điều đó cũng có thể là do ảnh hưởng bởi đối tượng giao tiếp. Thường thì việc giao tiếp với ai quyết định mình sẽ dùng thứ tiếng nào. Đúng là có nhiều từ mình không biết trong tiếng Việt là gì, nhưng nếu bàn về những việc phải dùng những từ đó thì cả người nghe cũng không cần phải dùng tiếng Việt. Hồi còn đi học, mình nghe thầy mình kể rằng lúc nhỏ có nghe các bậc cha chú bàn việc, và họ nói bằng tiếng Pháp! Lý do là có quá nhiều khái niệm mà thời đó chưa có từ tiếng Việt tương ứng, và có lẽ họ cũng giống mình, không có thiện cảm với một thứ tiếng Việt chêm Pháp lai căng, nên dùng luôn tiếng Pháp. Khi mình còn học tiếng Anh ở ULIS, các giảng viên người Việt của mình khi nói chuyện với nhau thì vẫn nói tiếng Việt, khi nói với giảng viên bản xứ thì dùng tiếng Anh, nhưng mình không có ký ức nào về chuyện giảng viên người Việt chêm tiếng Anh vào câu tiếng Việt khi nói chuyện với giảng viên khác hay với sinh viên. Đối tượng giao tiếp quyết định ngôn ngữ. Khi cần họ sẽ nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, hoặc hoàn toàn bằng tiếng Việt. (Cũng có thể là do trí nhớ của mình kém chăng?)

Xung quanh mình thì không có ai, nhưng mình có cảm giác là ở đâu đó sẽ có những bạn trẻ mặc định rằng mọi người đều biết một vài từ tiếng Anh cơ bản và chêm vào câu tiếng Việt như một thói quen. Nếu đối phương không biết tiếng Anh thì có lẽ nghe không khác gì chúng ta nghe một người Việt vừa nói vừa chêm tiếng Lào, cảm giác chắc không dễ chịu gì. Nếu đối phương dùng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, hoặc tệ hơn, là người thành thạo nhiều ngôn ngữ, thì những câu của các bạn trẻ ấy nghe sẽ giống như "hoạt activities".

Vì thế, cá nhân mình thấy khi nói về việc xen lẫn các ngôn ngữ trong một câu thì nên bàn về chuyện có nên tạo từ mượn không, có cách nào để giảm thiểu việc đó không, chứ không thấy khía cạnh nào là "linh hoạt" ở đó cả.

Trả lời

Quan điểm của mình là nếu có thể thì không nên dùng lẫn lộn các ngôn ngữ.

Ngoài lề một chút, trong câu hỏi bạn dùng từ "linh hoạt", và bằng cách đó khiến cho việc sử dụng xen lẫn các ngôn ngữ nghe có vẻ "tích cực". Đây là một hình thức mớm chữ, giống như mỗi khi câu hỏi có cụm "có thật sự A" hay "liệu có quá B" thì ai cũng có thể thấy người hỏi mong chờ những câu trả lời với nội dung tương ứng là "không, không hẳn là A" hay "đúng, quá B, B hơn so với mức cần thiết". Thật sự thì mức độ của A với B trong thực tế không liên quan gì đến cảm tính của người hỏi, cũng như là dùng vài ngôn ngữ trong cùng một câu thì có thể là linh hoạt, cũng có thể là lai căng. Và dù bạn có ủng hộ việc đó đến mức nào thì cũng không thay đổi được thực tế.

Việc dùng vài ngôn ngữ trong cùng một câu, nếu không vì một mục đích gì đặc biệt, thì chỉ thể hiện sự hạn chế và khiếm khuyết. Hoặc là ngôn ngữ có hạn chế, hoặc là người nói có năng lực ngôn ngữ có hạn.

Nếu chỉ dùng một ngôn ngữ, bạn không thể diễn tả hết một ý nghĩa hay sắc thái mà phải chêm vào từ của một ngôn ngữ khác, đó là ngôn ngữ bạn đang sử dụng có hạn chế. Cách giải quyết là tạo ra từ mới hoặc dùng từ mượn. Trong thời kỳ nước Nhật học hỏi khoa học kỹ thuật từ các nước phương Tây, họ đã tạo ra rất nhiều từ mới mà sau đó Trung Quốc và Việt Nam cũng học theo và sử dụng. Ngày nay thì họ không tạo ra từ mới nữa mà chủ yếu là dùng từ mượn, viết bằng katakana. Tiếng Việt cũng có rất nhiều từ mượn từ tiếng Pháp.

Nếu có một cách diễn đạt đầy đủ và chính xác điều ai đó muốn diễn đạt bằng một ngôn ngữ, nhưng người đó lại không biết cách diễn đạt, chẳng hạn do không biết từ vựng, thì đó rõ ràng là do năng lực ngôn ngữ của họ có hạn. Cách giải quyết tất nhiên là học thêm về ngôn ngữ đó.

Trong cả hai trường hợp, việc dùng xen lẫn các ngôn ngữ trong một câu nói đều cho thấy một khiếm khuyết cần khắc phục.

Tất nhiên nếu không còn cách nào khác, buộc phải chêm từ vựng để đối phương hiểu được ý mình, thì phải làm vậy thôi. Nhưng không nên coi đó là một việc tốt đẹp, mà nên hiểu rằng đó là một việc bất khả kháng, và tự hiểu rằng nếu bản thân và đối phương giỏi hơn, hoặc thứ ngôn ngữ mình dùng hoàn thiện hơn, thì không cần phải làm như vậy.

Nếu bạn sử dụng thành thạo nhiều hơn hai ngôn ngữ, hay sử dụng được nhiều hơn một ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ, thì khi thấy ai đó trộn lẫn các ngôn ngữ trong một câu khi không cần thiết (thỉnh thoảng cũng có trường hợp bất khả kháng), bạn sẽ thấy việc ấy rất lố bịch. Mình nhớ là đọc được một bình luận trên Noron về "hoạt activities" và không thể nhịn được cười. Ở chỗ mình nếu đang nói chuyện mà chêm tiếng Anh vào thì 99% người ta sẽ nghĩ mình kém tiếng bản địa, chứ không có ai coi thế là "linh hoạt" cả. Nếu chêm tiếng Anh mà làm người ta không hiểu thì ngược lại còn là làm phiền họ.

Những người nói nhiều thứ tiếng và nghiêm túc với ngôn ngữ làm thế nào khi tiếng mẹ đẻ không có một vài từ mà họ cần? Rất đơn giản, chỉ cần nói hoàn toàn bằng một thứ tiếng khác là được. Bản thân mình thường chuyển cả câu sang thứ tiếng khác một cách tự nhiên chứ không nói nửa câu để rồi nhận ra phải chêm một từ của tiếng nước ngoài (trừ một số vô cùng ít từ như "deadline," "email," "先生"). Điều đó cũng có thể là do ảnh hưởng bởi đối tượng giao tiếp. Thường thì việc giao tiếp với ai quyết định mình sẽ dùng thứ tiếng nào. Đúng là có nhiều từ mình không biết trong tiếng Việt là gì, nhưng nếu bàn về những việc phải dùng những từ đó thì cả người nghe cũng không cần phải dùng tiếng Việt. Hồi còn đi học, mình nghe thầy mình kể rằng lúc nhỏ có nghe các bậc cha chú bàn việc, và họ nói bằng tiếng Pháp! Lý do là có quá nhiều khái niệm mà thời đó chưa có từ tiếng Việt tương ứng, và có lẽ họ cũng giống mình, không có thiện cảm với một thứ tiếng Việt chêm Pháp lai căng, nên dùng luôn tiếng Pháp. Khi mình còn học tiếng Anh ở ULIS, các giảng viên người Việt của mình khi nói chuyện với nhau thì vẫn nói tiếng Việt, khi nói với giảng viên bản xứ thì dùng tiếng Anh, nhưng mình không có ký ức nào về chuyện giảng viên người Việt chêm tiếng Anh vào câu tiếng Việt khi nói chuyện với giảng viên khác hay với sinh viên. Đối tượng giao tiếp quyết định ngôn ngữ. Khi cần họ sẽ nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, hoặc hoàn toàn bằng tiếng Việt. (Cũng có thể là do trí nhớ của mình kém chăng?)

Xung quanh mình thì không có ai, nhưng mình có cảm giác là ở đâu đó sẽ có những bạn trẻ mặc định rằng mọi người đều biết một vài từ tiếng Anh cơ bản và chêm vào câu tiếng Việt như một thói quen. Nếu đối phương không biết tiếng Anh thì có lẽ nghe không khác gì chúng ta nghe một người Việt vừa nói vừa chêm tiếng Lào, cảm giác chắc không dễ chịu gì. Nếu đối phương dùng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, hoặc tệ hơn, là người thành thạo nhiều ngôn ngữ, thì những câu của các bạn trẻ ấy nghe sẽ giống như "hoạt activities".

Vì thế, cá nhân mình thấy khi nói về việc xen lẫn các ngôn ngữ trong một câu thì nên bàn về chuyện có nên tạo từ mượn không, có cách nào để giảm thiểu việc đó không, chứ không thấy khía cạnh nào là "linh hoạt" ở đó cả.

Mình nghĩ phải xem xét đối tượng giao tiếp. Có những từ tiếng Anh ngắn gọn và phổ biến thì có thể sử dụng lối nói này. Ví dụ mình nói chuyện với bạn bè làm cùng ngành hay đồng nghiệp thì có từ ngữ quen thuộc mà bản thân và đối tượng giao tiếp đều hiểu và thoải mái thì không có vấn đề gì. Hoặc nói chuyện với mấy bạn trẻ cũng vậy, những từ đơn giản và ngắn hơn tiếng Việt mình vẫn sử dụng. Tuy nhiên khi giao tiếp với bố mẹ hay cô bác, ông bà thì mình gần như chỉ nói tiếng Việt, đôi khi có những từ mình quen dùng tiếng Anh còn phải ngồi nghĩ xem tiếng Việt là gì =)). Nói chung là bạn quan tâm đến đối tượng giao tiếp của mình để quyết định cách nói chuyện của mình thôi. Mình thấy đôi khi mọi người làm quá vấn đề này lên trong khi nó không thực sự nghiêm trọng đến mức đó. Ngôn ngữ mà tác dụng để truyền đạt thông tin là chính nếu những người trong cuộc trò chuyện cảm thấy thoải mái và hiểu được nội dung mà đối phương nói thì đã đạt được mục đích lớn nhất của giao tiếp rồi.

theo mình truyền thống thì cần phải giữ con người không thể không có gốc và bản sắc riêng việt nam ta cũng là nước truyền thống văn hóa ngàn năm không nên bỏ mất

tuy nhiên, thời điểm hiện tại nền kinh tế mở chúng ta cần mở rộng hiểu biết trau rồi tiếng anh để kịp với thời đại không bị tụt lại phía sau.

Việc nói xen kẽ TA với TV thì khá là phổ biến ở VN. K chỉ những bạn du học sinh mà hầu hết những ai học song ngữ. Ở VN nếu các bạn tiếp xúc với môi trường sử dụng TA tương đối thì sự pha trộn cả hai ngôn ngữ là khó tránh khỏi. Việc đó đúng hay sai thì điều mình nên làm lựa chọn đối tượng mà mình đang nói chuyện và nói sao cho hoàn chỉnh thôi.

Thật ra học nhiều ngôn ngữ nhiều lúc sẽ dễ bị loạn, quên từ vựng này tiếng này là gì mà tiếng kia thì lại nhớ, nhưng chủ yếu là khi gặp từ vựng khó diễn tả thôi. Ncl cố gắng nâng cao khả năng để không bị pha nhất có thể.