Quan hệ Việt Nam – Cu Ba: Tình hữu nghị thuỷ chung, trong sáng. Em hãy chứng minh luận điểm đó?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ Việt Nam - Cu-ba. Hơn nửa thế kỷ với biết bao thăng trầm trôi qua, mối quan hệ thủy chung gắn bó giữa hai người anh em, một ở Tây bán cầu, một ở Đông bán cầu vẫn ngày một bền chặt, sâu sắc và nồng ấm hơn. Những chặng đường lịch sử Việt Nam và Cu-ba đã cùng gắn bó với nhau trong những chặng đường gian khó nhất. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cũng là thời kỳ giữ gìn và từng bước củng cố độc lập dân tộc của nhân dân Cu-ba (1959-1975). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ý thức được rằng, Cách mạng Việt Nam càng giành được thắng lợi, càng tạo hậu thuẫn cho quá trình cách mạng thế giới và Cu-ba. Ngược lại, cách mạng Cu-ba càng vững, Cu-ba càng có điều kiện ủng hộ một cách hiệu quả cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam trước sau như một triệt để ủng hộ những cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc, nhất trí với quan điểm của Cu-ba trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhất trí với Cu-ba trong những vấn đề quốc tế… Cũng từ nhận thức được vai trò, vị trí của cách mạng Việt Nam và cách mạng Cu-ba trong cách mạng giải phóng dân tộc, Cu-ba đã thể hiện tình đoàn kết và sự ủng hộ của mình đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam một cách triệt để và kịp thời nhất. Tháng 9-1973, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Việt Nam và vùng giải phóng miền Nam kể từ sau khi ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Câu nói nổi tiếng của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” trở thành mệnh lệnh đối với mỗi người dân Cu-ba và làm rung động trái tim mỗi người dân Việt Nam. Cùng đương đầu với thách thức Từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, Việt Nam, Cu-ba và các nước xã hội chủ nghĩa phải đương đầu với thách thức lịch sử. Đảng và nhân dân hai nước lại cùng nhau bước vào cuộc chiến đấu mới để bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội. Một lần nữa, chủ nghĩa quốc tế trong sáng của những người cách mạng chân chính lại làm rạng rỡ thêm những trang sử mới của mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật... Với ý thức coi việc đoàn kết, ủng hộ và hợp tác với Cu-ba là một nguyên tắc, một mệnh lệnh của trái tim, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã huy động một nguồn lực kinh tế quý báu giúp nhân dân Cu-ba vượt qua những thiếu thốn vật chất trong thời kỳ đặc biệt. Các phong trào 20.000 tấn gạo, 5.000.000 suất giấy bút, 5.000 bộ quần áo… gửi tặng nhân dân Cu-ba được hoàn thành xuất sắc ở Việt Nam. Ngoài những món quà này, tuy rất khiêm tốn về khối lượng, nhưng thấm đượm nghĩa tình anh em “nhường cơm sẻ áo”, Việt Nam và Cu-ba đã chủ động vừa tiếp tục đẩy mạnh quan hệ kinh tế-thương mại, vừa bổ sung phát triển sự hợp tác kinh tế song phương với nội dung, cơ chế, hình thức mới phù hợp với những cải cách kinh tế ở cả hai nước, vừa tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống vừa nâng cao tính hiệu quả của các chương trình hợp tác. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Cu-ba hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dầu khí, xây dựng, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật… Trao đổi thương mại hằng năm trung bình từ 150 đến 300 triệu USD. Việt Nam đang giúp Cu-ba thực hiện dự án trồng lúa hộ gia đình trong chương trình bảo đảm an ninh lương thực đến năm 2015 được Cu-ba đánh giá cao. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký “Bản ghi nhớ hợp tác (tháng 2-2013) với Tập đoàn Viễn thông Cu-ba (Etesa)”. Theo đó, Viettel bày tỏ sẵn sàng đầu tư 200 triệu ơ-rô để phát triển ngành viễn thông tại Cu-ba… Phía Cu-ba tiếp tục hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong công nghệ mía đường, chế biến phụ phẩm từ mía đường, giúp đỡ một số chương trình y tế quan trọng… Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và quân đội hai nước cũng thường xuyên trao đổi các chuyến thăm, nhằm tiếp tục đưa mối quan hệ đoàn kết anh em và hợp tác toàn diện đi vào chiều sâu, đóng góp ngày càng thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước. Cùng với đó, những thành tựu đổi mới toàn diện của Việt Nam, cũng như những kết quả tích cực đạt được trong quá trình “Cập nhật hóa mô hình kinh tế” và những thắng lợi to lớn trên mặt trận đối ngoại của Cu-ba thời gian qua tạo thế và lực mới cho mỗi nước, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư song phương; đồng thời, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới. Quan hệ quốc phòng là trụ cột Quan hệ quốc phòng giữa hai nước sớm được xây dựng và ngày càng được củng cố phát triển trên tinh thần hữu nghị, đồng chí anh em gắn bó thân thiết. Ngày nay, xuất phát từ thế mạnh và nhu cầu cần thiết của mỗi bên, quan hệ quốc phòng thực sự đi vào chiều sâu, cụ thể, hiệu quả và thiết thực. Hai bên thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp quốc phòng, công binh, tác chiến điện tử, đào tạo cán bộ... Đặc biệt, công nghiệp quốc phòng là lĩnh vực mới được triển khai trong những năm gần đây nhưng trở thành trụ cột trong quan hệ quốc phòng song phương. Về phương hướng thời gian tới, hai bên xác định hợp tác quốc phòng phải là trụ cột quan trọng của quan hệ giữa hai nước. Hai bên cần duy trì trao đổi đoàn các cấp; tăng cường cơ chế đối thoại; trao đổi kinh nghiệm xây dựng quân đội, nhất là trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác về công nghiệp quốc phòng, quân y… nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, đưa hợp tác quốc phòng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
Trả lời
Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ Việt Nam - Cu-ba. Hơn nửa thế kỷ với biết bao thăng trầm trôi qua, mối quan hệ thủy chung gắn bó giữa hai người anh em, một ở Tây bán cầu, một ở Đông bán cầu vẫn ngày một bền chặt, sâu sắc và nồng ấm hơn. Những chặng đường lịch sử Việt Nam và Cu-ba đã cùng gắn bó với nhau trong những chặng đường gian khó nhất. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cũng là thời kỳ giữ gìn và từng bước củng cố độc lập dân tộc của nhân dân Cu-ba (1959-1975). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ý thức được rằng, Cách mạng Việt Nam càng giành được thắng lợi, càng tạo hậu thuẫn cho quá trình cách mạng thế giới và Cu-ba. Ngược lại, cách mạng Cu-ba càng vững, Cu-ba càng có điều kiện ủng hộ một cách hiệu quả cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam trước sau như một triệt để ủng hộ những cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc, nhất trí với quan điểm của Cu-ba trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhất trí với Cu-ba trong những vấn đề quốc tế… Cũng từ nhận thức được vai trò, vị trí của cách mạng Việt Nam và cách mạng Cu-ba trong cách mạng giải phóng dân tộc, Cu-ba đã thể hiện tình đoàn kết và sự ủng hộ của mình đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam một cách triệt để và kịp thời nhất. Tháng 9-1973, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Việt Nam và vùng giải phóng miền Nam kể từ sau khi ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Câu nói nổi tiếng của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” trở thành mệnh lệnh đối với mỗi người dân Cu-ba và làm rung động trái tim mỗi người dân Việt Nam. Cùng đương đầu với thách thức Từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, Việt Nam, Cu-ba và các nước xã hội chủ nghĩa phải đương đầu với thách thức lịch sử. Đảng và nhân dân hai nước lại cùng nhau bước vào cuộc chiến đấu mới để bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội. Một lần nữa, chủ nghĩa quốc tế trong sáng của những người cách mạng chân chính lại làm rạng rỡ thêm những trang sử mới của mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật... Với ý thức coi việc đoàn kết, ủng hộ và hợp tác với Cu-ba là một nguyên tắc, một mệnh lệnh của trái tim, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã huy động một nguồn lực kinh tế quý báu giúp nhân dân Cu-ba vượt qua những thiếu thốn vật chất trong thời kỳ đặc biệt. Các phong trào 20.000 tấn gạo, 5.000.000 suất giấy bút, 5.000 bộ quần áo… gửi tặng nhân dân Cu-ba được hoàn thành xuất sắc ở Việt Nam. Ngoài những món quà này, tuy rất khiêm tốn về khối lượng, nhưng thấm đượm nghĩa tình anh em “nhường cơm sẻ áo”, Việt Nam và Cu-ba đã chủ động vừa tiếp tục đẩy mạnh quan hệ kinh tế-thương mại, vừa bổ sung phát triển sự hợp tác kinh tế song phương với nội dung, cơ chế, hình thức mới phù hợp với những cải cách kinh tế ở cả hai nước, vừa tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống vừa nâng cao tính hiệu quả của các chương trình hợp tác. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Cu-ba hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dầu khí, xây dựng, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật… Trao đổi thương mại hằng năm trung bình từ 150 đến 300 triệu USD. Việt Nam đang giúp Cu-ba thực hiện dự án trồng lúa hộ gia đình trong chương trình bảo đảm an ninh lương thực đến năm 2015 được Cu-ba đánh giá cao. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký “Bản ghi nhớ hợp tác (tháng 2-2013) với Tập đoàn Viễn thông Cu-ba (Etesa)”. Theo đó, Viettel bày tỏ sẵn sàng đầu tư 200 triệu ơ-rô để phát triển ngành viễn thông tại Cu-ba… Phía Cu-ba tiếp tục hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong công nghệ mía đường, chế biến phụ phẩm từ mía đường, giúp đỡ một số chương trình y tế quan trọng… Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và quân đội hai nước cũng thường xuyên trao đổi các chuyến thăm, nhằm tiếp tục đưa mối quan hệ đoàn kết anh em và hợp tác toàn diện đi vào chiều sâu, đóng góp ngày càng thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước. Cùng với đó, những thành tựu đổi mới toàn diện của Việt Nam, cũng như những kết quả tích cực đạt được trong quá trình “Cập nhật hóa mô hình kinh tế” và những thắng lợi to lớn trên mặt trận đối ngoại của Cu-ba thời gian qua tạo thế và lực mới cho mỗi nước, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư song phương; đồng thời, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới. Quan hệ quốc phòng là trụ cột Quan hệ quốc phòng giữa hai nước sớm được xây dựng và ngày càng được củng cố phát triển trên tinh thần hữu nghị, đồng chí anh em gắn bó thân thiết. Ngày nay, xuất phát từ thế mạnh và nhu cầu cần thiết của mỗi bên, quan hệ quốc phòng thực sự đi vào chiều sâu, cụ thể, hiệu quả và thiết thực. Hai bên thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp quốc phòng, công binh, tác chiến điện tử, đào tạo cán bộ... Đặc biệt, công nghiệp quốc phòng là lĩnh vực mới được triển khai trong những năm gần đây nhưng trở thành trụ cột trong quan hệ quốc phòng song phương. Về phương hướng thời gian tới, hai bên xác định hợp tác quốc phòng phải là trụ cột quan trọng của quan hệ giữa hai nước. Hai bên cần duy trì trao đổi đoàn các cấp; tăng cường cơ chế đối thoại; trao đổi kinh nghiệm xây dựng quân đội, nhất là trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác về công nghiệp quốc phòng, quân y… nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, đưa hợp tác quốc phòng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.