Rắn độc, rắn có độc mạnh, rắn có độc nhẹ và rắn không độc ở Việt Nam (P2) - Một số loài rắn hổ thường gặp.

  1. Giáo dục

  2. Nông nghiệp

  3. Khoa học

https://cdn.noron.vn/2022/02/28/2722358031065624247504045372447746465200051n-1646031008_1024.jpg

Trước tiên, cùng điểm mặt qua một số loài rắn phổ biến và hay gặp ở nước ta...

RẮN HỔ (Elapidae)

Có rất nhiều loài rắn hổ, nhưng những loài hay gặp ở nước ta nhất là rắn hổ mang (giống Hổ mang thật/Naja), những loài rắn hổ nước ta có nọc độc thần kinh, gây tê liệt, có thể có hoặc không có nọc gây hoại tử.

***RẮN HỔ MANG TRUNG QUỐC/RẮN HỔ MANG KÍNH CÓ GỌNG/RẮN HỔ MANG BÀNH/RẮN HỔ MANG HOA (Naja atra, ảnh trên cùng, bên trái): Có hình một mắt kính có gọng sau mang, phân bố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta, có thể phun nọc.

Ảnh: Jacky Lau, inaturalist.org

***RẮN HỔ MANG ĐẤT/RẮN HỔ MANG MỘT MẮT KÍNH/RẮN HỔ MANG CHÌ (Naja kaouthia, hình bên phải): Có hình tròn sau mang, phân bố ở hầu hết các vùng của Việt Nam.

Ảnh: Syuhada Sapno, inaturalist.org

***RẮN HỔ MÈO/RẮN HỔ MANG XIÊM (Naja siamensis, hình dưới cùng): Ở Việt Nam, và một số khu vực ở Thái Lan, chúng có màu nâu đất nhưng cũng có những cá thể màu đen tuyền hoặc xám có sọc vằn, sau mang thường có chữ V rất mờ hoặc không có hoa văn gì cả, có thể phun nọc xa 2m. Phân bố ở miền Nam và phía Nam của Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Ảnh: nopcoeur, inaturalist.org

***Sơ cứu:

- Chụp hình rắn, di chuyển nạn nhân đi chỗ khác.

- Trấn an cho nạn nhân.

- Rửa nhẹ vết thương.

- Băng ép, không được garo, mổ xẻ, hút nọc, xài lá đu đủ, đậu Lào,...

- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu bị phun vào mắt, hãy rửa với nước, thậm chí sữa, bia,...v.v và đưa đến cơ sở y tế. Khi gặp nên tránh xa, không nên giết vì chúng có vai trò rất lớn trong cân bằng sinh thái, thấy con nào khi đến gần mà phình mang thì tránh xa, đi lùi từ từ về phía sau.

https://cdn.noron.vn/2022/02/28/27230411710656242841707086978604049027847768n-1646031149_1024.jpg

***RẮN HỔ MÂY/HỔ CHÚA (Ophiphagus hannah): Là loài rắn hổ lớn nhất, có màu oliu hay màu đen khoanh trắng, nọc gây liệt, tấn công hệ thần kinh, tính dễ bị kích động nên nếu thấy nhớ tránh xa, đừng nhờn với nó. Khi bị cắn, sơ cứu giống như đối với các loài hổ mang.

Khi gặp nên tránh xa, không nên bắt giết, thịt,... để tránh bay nhà, bay cửa, bay xe, bóc lịch! Tụi này được bảo vệ trên khắp cõi châu Á, chỉ cần giết thịt, buôn bán trái phép,... là có thể nộp phạt tới 2 triệu hay may mắn hơn là được thưởng cho tận 7 năm ăn cơm nhà nước.

Ảnh: Robert Ferguson, inaturalist.org

https://cdn.noron.vn/2022/02/28/27220794510656243075040396848716599160846262n-1646031267_1024.jpg

Các loài rắn hổ phổ biến khác ở nước ta là các loài thuộc giống Cạp nia (Bungarus), gồm:

***CẠP NIA NAM/RẮN VÒNG BẠC (Bungarus candidus, hình trên cùng bên trái): Có các khoang trắng bạc dày, trải đều cơ thể, vảy trên lưng rất to, đứng xa rọi đèn vào là thấy. Phân bố ở miền Trung và miền Nam nước ta.

Ảnh: tristanv, inaturalist.org

***CẠP NIA BẮC/RẮN VÒNG BẠC (Bungarus multicinctus/wanghaotingi, ảnh bên phải): Có các khoang trắng bạc mảnh hơn cạp nia Nam, phân bố phía Bắc nước ta, đôi khi xuất hiện ở những khu vực trùng với khu vực phân bố của cạp nia Nam.

Ảnh: inaturalist.org

***CẠP NONG/RẮN VÒNG VÀNG (Bungarus fasciatus): Giống cạp nia Nam nhưng màu đen vàng, phân bố khắp cả nước ta.

Ảnh: ong-siau-kun, inaturalist.org

Sơ cứu giống như đối với mọi loài rắn hổ khác. Khi thấy nên tránh xa hoặc dùng gậy di chuyển rắn đi chỗ khác, không nên giết chết hay bắt vào trại rắn vì chúng có vai trò cân bằng tự nhiên rất rất lớn! Thấy con rắn nào có khoanh đen khoanh trắn hay khoanh đen khoanh vàng thì né xa ra!

https://cdn.noron.vn/2022/02/28/272205166106562436417070019524064105037986n-1646031380_1024.jpg

Các loài rắn biển trong họ Rắn hổ cũng là những loài thường gặp (đối với ngư dân thôi chứ trên đất liền không gặp được đâu nhé). Ở Việt Nam, hiện tại, người ta đã ghi nhận được gần 30 loài rắn biển, nhưng hay gặp nhất là là 4 loài đẻn được dùng trong thực phẩm: đẻn cơm, đẻn khoanh, đẻn mỏ và đẻn vết, tên trong danh lục động vật Việt Nam và danh pháp khoa học lần lượt là đẻn bụng gai (Lapemis hardwickii), đẻn khoang xanh (Hydrophis cyanocinctus), đẻn mỏ (Hydrophis schistosus) và đẻn đuôi sọc (Hydrophis ornatus). Đây là 4 loài được dùng làm thực phẩm nhiều nhất và cũng phổ biến nhất nước ta, chúng thường có đuôi dẹt như đuôi lươn, sống dưới biển, các vùng biển ấm, nọc độc loài này cực kỳ cực kỳ mạnh, thấy nên tránh xa, đừng lại gần làm gì. Sơ cứu giống như các loài rắn hổ khác.

Ảnh: Loài đẻn mỏ (H.schistosus), tác giả Pradip Patade, inaturalist.org

Từ khóa: 

rắn

,

rắn cắn

,

rắn độc

,

giáo dục

,

nông nghiệp

,

khoa học

mấy anh này gặp lửng mật là tắt điện hết đúng không nhỉ =)))

Trả lời

mấy anh này gặp lửng mật là tắt điện hết đúng không nhỉ =)))

huhu sinh năm rắn mà đời ở sợ nhất con rắn :<

Mình hỏi hơi ngớ ngẩn 1 chút, ngoài làm đa dạng sinh học loài thì rắn có đem lại lợi ích gì ko? =))))