Sai lầm khi coi học sinh đạt 8.5 IELTS trở lên là tài năng?

  1. Giáo dục

Tại hội thảo "Tái định nghĩa tài năng" do trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội, tổ chức ngày 9/1, thầy Nguyễn Chí Hiếu, từng lấy bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford (Mỹ) và thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh), chỉ ra mặc định nguy hiểm đang tồn tại trong suy nghĩ của rất nhiều người. Ông cho rằng cho rằng nhiều người viển vông khi coi việc đạt điểm trung bình học tập 9,5 hay IELTS 8.5 là tài năng, năng lực thực sự của trẻ. Liệu điều này có đúng không?

Từ khóa: 

giáo dục

Hiện nay nhiều nhà trường, chương trình học, thầy cô, phụ huynh và cả học sinh đều nhận thức năng lực đo được qua các bài thi chuẩn hóa và năng lực nền tảng thật sự của học sinh rất khớp nhau. Với họ, con đạt điểm 9, 10 tổng kết môn, IELTS 8.5 hay SAT I 1500/1600 là tài năng, có năng lực thực sự. Thậm chí, có người coi việc con trúng tuyển trường chuyên có tiếng như Hà Nội - Amsterdam hay chuyên Ngoại ngữ là tài năng rồi.

Từ suy nghĩ đó, nhiều phụ huynh cho con đi học thêm khắp nơi, vạch ra mục tiêu bắt con phải đạt được để có thể du học hay học trường quốc tế. Chẳng hạn, hết ba năm THPT, con phải có điểm TOEFL trên 100 hay IELTS 8.0; SAT I 1500-1600, SAT II 700-800 để có cơ hội trúng tuyển trường hàng đầu của thế giới. Chưa kể, ngoài các bài thi chuẩn hóa, học sinh còn phải đạt điểm trung bình trên lớp ở mức cao và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Có những bạn tham gia 5-6 hoạt động mỗi tuần, "như thể chỉ còn ba năm để sống".

Mình cho rằng tài năng không phải là điểm số hay tên trường Hà Nội - Amsterdam, chuyên Ngoại ngữ, Đoàn Thị Điểm. Người có tài năng phải hội tụ khả năng tổng quát, chuyên biệt, độ cam kết và năng lực sáng tạo.

Khả năng tổng quát bao gồm năng lực tự học, nghiên cứu, viết lách, đọc sách, thuyết trình, tư duy. Từ những khả năng đó, học sinh đem áp dụng vào từng môn học chuyên biệt sao cho phù hợp. Nên nhớ rằng một bạn học thêm Toán từ 10 thầy giáo giỏi có đạt 10 điểm cũng không bằng một bạn tự học Toán và đạt 7 điểm. Bạn tự học, dù điểm thấp hơn, nhưng năng lực đó sẽ theo lâu dài, hỗ trợ việc học tập ở đại học và sau này đi làm, nơi không tồn tại học thêm, gia sư.

Khi đã có khả năng tổng quát và chuyên biệt, học sinh cần có độ cam kết, phải đi đến cùng mục tiêu đã đặt ra bằng những khả năng của mình và sau đó là năng lực sáng tạo để trở thành "người tài năng". Một học sinh chỉ học ở mức trung bình trên lớp nhưng luôn cam kết đi đến cùng, tìm hiểu tường tận một vấn đề sẽ thành công hơn một bạn luôn đạt điểm giỏi.

Trả lời

Hiện nay nhiều nhà trường, chương trình học, thầy cô, phụ huynh và cả học sinh đều nhận thức năng lực đo được qua các bài thi chuẩn hóa và năng lực nền tảng thật sự của học sinh rất khớp nhau. Với họ, con đạt điểm 9, 10 tổng kết môn, IELTS 8.5 hay SAT I 1500/1600 là tài năng, có năng lực thực sự. Thậm chí, có người coi việc con trúng tuyển trường chuyên có tiếng như Hà Nội - Amsterdam hay chuyên Ngoại ngữ là tài năng rồi.

Từ suy nghĩ đó, nhiều phụ huynh cho con đi học thêm khắp nơi, vạch ra mục tiêu bắt con phải đạt được để có thể du học hay học trường quốc tế. Chẳng hạn, hết ba năm THPT, con phải có điểm TOEFL trên 100 hay IELTS 8.0; SAT I 1500-1600, SAT II 700-800 để có cơ hội trúng tuyển trường hàng đầu của thế giới. Chưa kể, ngoài các bài thi chuẩn hóa, học sinh còn phải đạt điểm trung bình trên lớp ở mức cao và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Có những bạn tham gia 5-6 hoạt động mỗi tuần, "như thể chỉ còn ba năm để sống".

Mình cho rằng tài năng không phải là điểm số hay tên trường Hà Nội - Amsterdam, chuyên Ngoại ngữ, Đoàn Thị Điểm. Người có tài năng phải hội tụ khả năng tổng quát, chuyên biệt, độ cam kết và năng lực sáng tạo.

Khả năng tổng quát bao gồm năng lực tự học, nghiên cứu, viết lách, đọc sách, thuyết trình, tư duy. Từ những khả năng đó, học sinh đem áp dụng vào từng môn học chuyên biệt sao cho phù hợp. Nên nhớ rằng một bạn học thêm Toán từ 10 thầy giáo giỏi có đạt 10 điểm cũng không bằng một bạn tự học Toán và đạt 7 điểm. Bạn tự học, dù điểm thấp hơn, nhưng năng lực đó sẽ theo lâu dài, hỗ trợ việc học tập ở đại học và sau này đi làm, nơi không tồn tại học thêm, gia sư.

Khi đã có khả năng tổng quát và chuyên biệt, học sinh cần có độ cam kết, phải đi đến cùng mục tiêu đã đặt ra bằng những khả năng của mình và sau đó là năng lực sáng tạo để trở thành "người tài năng". Một học sinh chỉ học ở mức trung bình trên lớp nhưng luôn cam kết đi đến cùng, tìm hiểu tường tận một vấn đề sẽ thành công hơn một bạn luôn đạt điểm giỏi.

Sai lầm khi cho rằng đạt được một điều gì đó là tài năng, vì xã hội nó vận động liên tục chứ đâu có ở yên một chỗ, chưa kể với cái "ai-eo" gì đó mới chỉ là 0,001 % để thành công trong sự nghiệp thôi.

Điều này có lẽ đúng vì theo tôi hiểu điểm số chỉ là đánh giá quá trình cố gắng học tập của một hs.
Để tìm ra tài năng thì lại khó hơn