Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật thế kỉ XX ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của tiểu thuyết hiện đại?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo quan điểm cũ: Tiểu thuyết được viết bằng văn xuôi chủ yếu nhắm vào việc thuật tả một cách đầy đủ và trung thực những kinh nghiệm trong đời sống con người. Tiểu thuyết mang trong mình cái nhìn lý tính khép kín, hữu hạn, khả lượng và nhân quả của thế kỷ 19 đối với vũ trụ. Từ đó thể hiện sự tiến hoá và phát triển theo tuyến tính lịch sử. Bởi tính hiện thực đòi hỏi nghệ thuật thể hiện cuộc sống theo đúng bản chất thực có của nó, nên tiểu thuyết hiện thực có khuynh hướng vứt bỏ những đề tài về lý tưởng cao thượng để tập trung vào đề tài về đời sống hằng ngày của con người bình thường trong đó chứa đựng những mâu thuẫn giữa họ và xã hội. Tiểu thuyết nhất thiết phải tồn tại trên một cốt chuyện; nếu không có cốt chuyện, không thể có tiểu thuyết. Cốt chuyện của tiểu thuyết hiện thực chủ yếu được xây dựng quanh một sự kiện bất thường (nghĩa là sự kiện này xảy ra khiến cho trật tự cũ của đời sống bị xáo trộn). Sự kiện bất thường đó khiến độc giả thắc mắc và chờ xem nó sẽ được giải quyết như thế nào. Cấu trúc tác phẩm là tổng thể ngoại diện của những phần câu chuyện được phát triển có trình tự.Tác phẩm kết thúc bằng cách ‘khép lại’ (vấn đề đã được giải quyết). Tính cách mỹ học nằm trong vẻ đẹp về hình thức, phản ánh qua ngôn ngữ gọn gàng, súc tích; tính nhất quán giữa tổng thể và các phân đoạn; sự phát triển hợp lý và tinh tế từ phần này đến phần kia.  Tiểu thuyết cũ chủ yếu thuyết phục người đọc ở các diễn biến sự kiện  Chú trọng vào cốt truyện, nội dung Quan niệm mới: Tiểu thuyết phải đợi đến gần hết những năm 30 mới bắt đầu thực sự bước vào con đường mới, bởi để kể được những cái không thể kể - những cái không xảy ra theo trình tự thời gian, không xảy ra trong không gian cụ thể, những cái nằm sâu trong tiềm thức và vô thức, những cái nằm ngoài lý luận của hiện thực tỉnh táo, những cái hỗn mang, nhà văn phải vừa đánh gục được truyền thống hiện thực, vừa phải thay đổi được thái độ sử dụng vật liệu gốc của văn chương. Quan niệm hiện thực đòi hỏi nghệ thuật thể hiện cuộc sống theo đúng bản chất thực có của nó (cuộc sống như nó là) chính vì thế tiểu thuyết phải có những thay đổi để phù hợp với nó. Cấu trúc tác phẩm: không còn là tổng thể ngoại diện của những phần câu chuyện được phát triển có trình tự, mà là một tổng thể nội tại của những mảng sự kiện có quan hệ quy chiếu chặt chẽ và phức tạp. Tp kết thúc bằng cách ‘mở ra’, như một sự bỏ lửng (bởi tác giả không thể làm chủ cái hiện thực sinh động bất khả đoán); hoặc kết thúc bằng cách gợi ý đến sự đi vòng ngược lại từ đầu (như trong Finnegans Wake). Vừa viết truyện, vừa biểu hiện thái độ tự phản tỉnh về cách viết truyện của mình. Những nhà văn hậu hiện đại thường biểu hiện thái độ này, khiến độc giả cứ liên tục bị đẩy ra khỏi tiến trình theo dõi câu chuyện để nhận thức rằng: đây chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải là một sự phản ảnh hiện thực gì cả, và trong khi viết truyện này, người viết rất tỉnh táo và có thể tự phê bình bút pháp của mình Đề tài của văn chương hậu hiện đại mở rộng đến những vấn đề liên quan với cuộc sống tiêu dùng, với ý niệm toàn cầu, ý niệm hành tinh và với những mặt tích cực và tiêu cực của nguyên tử và điện tử. Thái độ phủ định một cốt chuyện có thể kể lại, họ còn đem vào trong tác phẩm cả những ý nghĩ về chính hành động viết của mình  Chú trọng vào mỹ học : nghệ thuật ngôn từ Ảnh hưởng đến tiểu thuyết hiện đại: - Những cơ sở mỹ học mới: một tác phẩm dù được xem là 'hay', là 'đẹp', vẫn không thể được xem là thực sự quan trọng nếu nó không phải là tác phẩm dẫn đạo về cả phong cách và nội dung. - Đề tài: tiểu thuyết hiện thực có khuynh hướng vứt bỏ những đề tài về lý tưởng cao thượng, để tập trung vào những đề tài về đời sống hàng ngày của con người bình thường trong đó chứa đựng những mâu thuẫn giữa họ và xã hội. - Ngôn ngữ văn chương phải mang tính đa nghĩa, phức tạp, biểu tượng và ẩn dụ, đòi hỏi việc sáng tạo những nguồn từ vựng mới và cú pháp mới mang tính đa-ngôn-ngữ và đa-lịch-sử, và đòi hỏi sự tổng hợp nhiều hình thức diễn đạt (văn xuôi, thơ, hình ảnh, ca khúc, kịch bản...).
Trả lời
Theo quan điểm cũ: Tiểu thuyết được viết bằng văn xuôi chủ yếu nhắm vào việc thuật tả một cách đầy đủ và trung thực những kinh nghiệm trong đời sống con người. Tiểu thuyết mang trong mình cái nhìn lý tính khép kín, hữu hạn, khả lượng và nhân quả của thế kỷ 19 đối với vũ trụ. Từ đó thể hiện sự tiến hoá và phát triển theo tuyến tính lịch sử. Bởi tính hiện thực đòi hỏi nghệ thuật thể hiện cuộc sống theo đúng bản chất thực có của nó, nên tiểu thuyết hiện thực có khuynh hướng vứt bỏ những đề tài về lý tưởng cao thượng để tập trung vào đề tài về đời sống hằng ngày của con người bình thường trong đó chứa đựng những mâu thuẫn giữa họ và xã hội. Tiểu thuyết nhất thiết phải tồn tại trên một cốt chuyện; nếu không có cốt chuyện, không thể có tiểu thuyết. Cốt chuyện của tiểu thuyết hiện thực chủ yếu được xây dựng quanh một sự kiện bất thường (nghĩa là sự kiện này xảy ra khiến cho trật tự cũ của đời sống bị xáo trộn). Sự kiện bất thường đó khiến độc giả thắc mắc và chờ xem nó sẽ được giải quyết như thế nào. Cấu trúc tác phẩm là tổng thể ngoại diện của những phần câu chuyện được phát triển có trình tự.Tác phẩm kết thúc bằng cách ‘khép lại’ (vấn đề đã được giải quyết). Tính cách mỹ học nằm trong vẻ đẹp về hình thức, phản ánh qua ngôn ngữ gọn gàng, súc tích; tính nhất quán giữa tổng thể và các phân đoạn; sự phát triển hợp lý và tinh tế từ phần này đến phần kia.  Tiểu thuyết cũ chủ yếu thuyết phục người đọc ở các diễn biến sự kiện  Chú trọng vào cốt truyện, nội dung Quan niệm mới: Tiểu thuyết phải đợi đến gần hết những năm 30 mới bắt đầu thực sự bước vào con đường mới, bởi để kể được những cái không thể kể - những cái không xảy ra theo trình tự thời gian, không xảy ra trong không gian cụ thể, những cái nằm sâu trong tiềm thức và vô thức, những cái nằm ngoài lý luận của hiện thực tỉnh táo, những cái hỗn mang, nhà văn phải vừa đánh gục được truyền thống hiện thực, vừa phải thay đổi được thái độ sử dụng vật liệu gốc của văn chương. Quan niệm hiện thực đòi hỏi nghệ thuật thể hiện cuộc sống theo đúng bản chất thực có của nó (cuộc sống như nó là) chính vì thế tiểu thuyết phải có những thay đổi để phù hợp với nó. Cấu trúc tác phẩm: không còn là tổng thể ngoại diện của những phần câu chuyện được phát triển có trình tự, mà là một tổng thể nội tại của những mảng sự kiện có quan hệ quy chiếu chặt chẽ và phức tạp. Tp kết thúc bằng cách ‘mở ra’, như một sự bỏ lửng (bởi tác giả không thể làm chủ cái hiện thực sinh động bất khả đoán); hoặc kết thúc bằng cách gợi ý đến sự đi vòng ngược lại từ đầu (như trong Finnegans Wake). Vừa viết truyện, vừa biểu hiện thái độ tự phản tỉnh về cách viết truyện của mình. Những nhà văn hậu hiện đại thường biểu hiện thái độ này, khiến độc giả cứ liên tục bị đẩy ra khỏi tiến trình theo dõi câu chuyện để nhận thức rằng: đây chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải là một sự phản ảnh hiện thực gì cả, và trong khi viết truyện này, người viết rất tỉnh táo và có thể tự phê bình bút pháp của mình Đề tài của văn chương hậu hiện đại mở rộng đến những vấn đề liên quan với cuộc sống tiêu dùng, với ý niệm toàn cầu, ý niệm hành tinh và với những mặt tích cực và tiêu cực của nguyên tử và điện tử. Thái độ phủ định một cốt chuyện có thể kể lại, họ còn đem vào trong tác phẩm cả những ý nghĩ về chính hành động viết của mình  Chú trọng vào mỹ học : nghệ thuật ngôn từ Ảnh hưởng đến tiểu thuyết hiện đại: - Những cơ sở mỹ học mới: một tác phẩm dù được xem là 'hay', là 'đẹp', vẫn không thể được xem là thực sự quan trọng nếu nó không phải là tác phẩm dẫn đạo về cả phong cách và nội dung. - Đề tài: tiểu thuyết hiện thực có khuynh hướng vứt bỏ những đề tài về lý tưởng cao thượng, để tập trung vào những đề tài về đời sống hàng ngày của con người bình thường trong đó chứa đựng những mâu thuẫn giữa họ và xã hội. - Ngôn ngữ văn chương phải mang tính đa nghĩa, phức tạp, biểu tượng và ẩn dụ, đòi hỏi việc sáng tạo những nguồn từ vựng mới và cú pháp mới mang tính đa-ngôn-ngữ và đa-lịch-sử, và đòi hỏi sự tổng hợp nhiều hình thức diễn đạt (văn xuôi, thơ, hình ảnh, ca khúc, kịch bản...).