Sự khác nhau giữa cánh hữu và cánh tả trong chính trị là gì?

  1. Xã hội

  2. Triết học

Từ khóa: 

so sánh

,

chính trị

,

cực hữu

,

cực tả

,

xã hội

,

triết học

Tôi nói dựa trên lý thuyết thôi nhé.

Tả là bên trái, hữu là bên phải. Và có người nói quy tắc gọi tên này dựa theo tượng nữ thần công lý, là một nữ thần bịt mắt, tay trái cầm cân để cân nhắc sự công bằng, tay phải cầm gươm để trừng trị kẻ xấu và cũng để thể hiện sức mạnh. Từ đó, người ta gọi những người thiên về xã hội công bằng là chính trị cánh tả, còn thiên về xã hội tự do phát triển là chính trị cánh hữu.

Cánh tả hay cánh hữu đều là một phần của chế độ dân chủ. Và vì thế người ta thường gọi cánh tả là hướng đến dân chủ bình đẳng, tức là tất cả mọi người đều được đối xử công bằng, không ai chết đói và túng thiếu, không có sự bóc lột. Trong khi cánh hữu thường hướng đến dân chủ tự do, tức là tất cả mọi người đều có quyền tự do làm điều mình muốn và được hưởng thành quả do mình làm ra.

Vấn đề nằm ở chỗ, tự do và bình đẳng thì không phải lúc nào cũng hợp cạ nhau. Lấy ví dụ như sự bóc lột, vốn xuất phát từ một người chủ đã bỏ rất nhiều thời gian tiền bạc và công sức gầy dựng doanh nghiệp, thuê một số người nhân công làm cho doanh nghiệp đó để nhận lương. Trong tư tưởng cánh tả tuyệt đối, dù cho ông chủ có bỏ ra 100 năng lực (vốn + công sức + thời gian) thì ông ta cũng chỉ nên nhận 10, và bằng với những người công nhân vốn chỉ bỏ ra 1 năng lực, đây chính là "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong tư tưởng cánh hữu tuyệt đối, ông chủ làm 100 thì phải nhận được 100, còn công nhân thì chỉ nhận 1 vì công sức bỏ ra là 1. Còn trong xã hội ngày nay, vốn phải cân bằng giữa 2 cánh thì có thể ông chủ nhận 50 còn công nhân nhận 5, tất nhiên, con số là bao nhiêu thì còn tùy sự thỏa hiệp giữa 2 cánh, có thể là 40, có thể lên 70, nhưng nhất định không thể cực đoan theo một hướng nào cả (10 hoặc 100).

Đó chỉ là một ví dụ thô thiển.

Trên thực tế, tình hình phức tạp hơn nhiều, nhưng bằng cách này hay cách khác, chúng ta hoàn toàn có thể quy về bài toán "phân chia của cải trong xã hội". Ví dụ như việc cánh tả thường đánh thuế người giàu và thêm phúc lợi cho người nghèo, chính là một cách để giảm thu nhập của ông chủ và tăng lợi túc của công nhân trong ví dụ thô thiển trên. Ngược lại, cánh hữu có xu hướng giảm thuế doanh nghiệp đồng thời với việc giảm trợ cấp xã hội, giúp cho ông chủ có thêm nhiều thu nhập hơn, từ đó giới chủ tăng ngân sách nghiên cứu công nghệ mới để tạo ra năng suất lớn hơn. Theo một nghĩa nào đó, cánh tả là cố gắng phân chia miếng bánh cho đều để công nhân có thêm thu nhập, còn cánh hữu là cố gắng làm miếng bánh bự hơn cũng để công nhân có thêm thu nhập.

Chính cái động lực "khiến miếng bánh bự hơn" của cánh hữu là nguồn gốc của sự thân thiết giữa họ và giới công nghiệp cũng như quân sự mà bạn Rukahn có đề cập bên dưới. Các bạn có thể hiểu đơn giản, quân sự là để bảo vệ doanh nghiệp khi đi ra nước ngoài, và doanh nghiệp đi ra nước ngoài là để làm ăn và thu nhiều lợi nhuận hơn. Còn khi người ta chế tạo ra các loại máy móc mới giúp tăng năng xuất, giới công nghiệp chính là giới làm ra các loại máy móc mới đó, càng có nhiều vốn thì năng lực sản xuất và nghiên cứu càng tăng cao.

Một góc nhìn khác là khi chúng ta so sánh đất nước như một đoàn người lữ hành. Cánh hữu là những người cầm cờ đi đầu, nhảy tới những nơi mới và tạo con đường cho cả đoàn người. Cánh tả là những người đi sau cùng để đảm bảo không ai bỏ lại phía sau. Tất nhiên, đôi lúc người đi đầu đi nhanh quá sẽ bị người sau cùng kêu chậm lại, và ngược lại, người đi sau đi chậm quá sẽ bị người đi đầu thúc giục nhanh lên.

Trả lời

Tôi nói dựa trên lý thuyết thôi nhé.

Tả là bên trái, hữu là bên phải. Và có người nói quy tắc gọi tên này dựa theo tượng nữ thần công lý, là một nữ thần bịt mắt, tay trái cầm cân để cân nhắc sự công bằng, tay phải cầm gươm để trừng trị kẻ xấu và cũng để thể hiện sức mạnh. Từ đó, người ta gọi những người thiên về xã hội công bằng là chính trị cánh tả, còn thiên về xã hội tự do phát triển là chính trị cánh hữu.

Cánh tả hay cánh hữu đều là một phần của chế độ dân chủ. Và vì thế người ta thường gọi cánh tả là hướng đến dân chủ bình đẳng, tức là tất cả mọi người đều được đối xử công bằng, không ai chết đói và túng thiếu, không có sự bóc lột. Trong khi cánh hữu thường hướng đến dân chủ tự do, tức là tất cả mọi người đều có quyền tự do làm điều mình muốn và được hưởng thành quả do mình làm ra.

Vấn đề nằm ở chỗ, tự do và bình đẳng thì không phải lúc nào cũng hợp cạ nhau. Lấy ví dụ như sự bóc lột, vốn xuất phát từ một người chủ đã bỏ rất nhiều thời gian tiền bạc và công sức gầy dựng doanh nghiệp, thuê một số người nhân công làm cho doanh nghiệp đó để nhận lương. Trong tư tưởng cánh tả tuyệt đối, dù cho ông chủ có bỏ ra 100 năng lực (vốn + công sức + thời gian) thì ông ta cũng chỉ nên nhận 10, và bằng với những người công nhân vốn chỉ bỏ ra 1 năng lực, đây chính là "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong tư tưởng cánh hữu tuyệt đối, ông chủ làm 100 thì phải nhận được 100, còn công nhân thì chỉ nhận 1 vì công sức bỏ ra là 1. Còn trong xã hội ngày nay, vốn phải cân bằng giữa 2 cánh thì có thể ông chủ nhận 50 còn công nhân nhận 5, tất nhiên, con số là bao nhiêu thì còn tùy sự thỏa hiệp giữa 2 cánh, có thể là 40, có thể lên 70, nhưng nhất định không thể cực đoan theo một hướng nào cả (10 hoặc 100).

Đó chỉ là một ví dụ thô thiển.

Trên thực tế, tình hình phức tạp hơn nhiều, nhưng bằng cách này hay cách khác, chúng ta hoàn toàn có thể quy về bài toán "phân chia của cải trong xã hội". Ví dụ như việc cánh tả thường đánh thuế người giàu và thêm phúc lợi cho người nghèo, chính là một cách để giảm thu nhập của ông chủ và tăng lợi túc của công nhân trong ví dụ thô thiển trên. Ngược lại, cánh hữu có xu hướng giảm thuế doanh nghiệp đồng thời với việc giảm trợ cấp xã hội, giúp cho ông chủ có thêm nhiều thu nhập hơn, từ đó giới chủ tăng ngân sách nghiên cứu công nghệ mới để tạo ra năng suất lớn hơn. Theo một nghĩa nào đó, cánh tả là cố gắng phân chia miếng bánh cho đều để công nhân có thêm thu nhập, còn cánh hữu là cố gắng làm miếng bánh bự hơn cũng để công nhân có thêm thu nhập.

Chính cái động lực "khiến miếng bánh bự hơn" của cánh hữu là nguồn gốc của sự thân thiết giữa họ và giới công nghiệp cũng như quân sự mà bạn Rukahn có đề cập bên dưới. Các bạn có thể hiểu đơn giản, quân sự là để bảo vệ doanh nghiệp khi đi ra nước ngoài, và doanh nghiệp đi ra nước ngoài là để làm ăn và thu nhiều lợi nhuận hơn. Còn khi người ta chế tạo ra các loại máy móc mới giúp tăng năng xuất, giới công nghiệp chính là giới làm ra các loại máy móc mới đó, càng có nhiều vốn thì năng lực sản xuất và nghiên cứu càng tăng cao.

Một góc nhìn khác là khi chúng ta so sánh đất nước như một đoàn người lữ hành. Cánh hữu là những người cầm cờ đi đầu, nhảy tới những nơi mới và tạo con đường cho cả đoàn người. Cánh tả là những người đi sau cùng để đảm bảo không ai bỏ lại phía sau. Tất nhiên, đôi lúc người đi đầu đi nhanh quá sẽ bị người sau cùng kêu chậm lại, và ngược lại, người đi sau đi chậm quá sẽ bị người đi đầu thúc giục nhanh lên.

trái và phải, bọn tả thường có được truyền thông và chính sách thường là nịnh bợ, còn hữu thì có chỗ dưa từ team công nghiệp nặng và quân đội