Sự khác nhau giữa hướng nội, tự kỷ và nhút nhát?

  1. Tâm lý học

  2. Hỏi xoáy Đáp hay

  3. Tâm sự cuộc sống

Dạ em chào cả nhà ạ, em có một thắc mắc về sự phân biệt giữa hướng nội vs tự kỷ, nhút nhát thì theo thắc mắc của em đó là có phải người hướng nội là một ng mặc dù trầm tính, ít nói, hay ở một mình nhưng họ vẫn có bạn thân để chia sẻ mọi thứ, kiến thức vs kinh nghiệm sống rộng rãi còn ng tự kỷ, nhút nhát thì ko có bạn thân hay thậm chí là ko có một mqh xã hội nào ngoài thân vs gđ, họ hàng vs kiến thức trống rỗng phải không ạ ? Cho em xin lỗi trc nếu sự thắc mắc của em nó thô vs cả nhà nhưng em mong cả nhà giải đáp giúp em nhé ? Em cảm ơn mng nhiều ạ !😊

Từ khóa: 

tâm lý học

,

hỏi xoáy đáp hay

,

tâm sự cuộc sống

Về "hướng nội" vs "tự kỷ" thì bạn miêu tả như vậy cũng không sai, nhưng để mình nhấn mạnh điểm chính hơn cho bạn phân biệt nhé:

Tự kỷ nó là tên một chứng bệnh, cần được bác sỹ chẩn đoán kỹ lưỡng. Nó được nghiên cứu về khía cạnh thần kinh và di truyền rồi. Từ năm 2013 người ta dùng thuật ngữ "rối loạn phổ tự kỷ" để miêu tả, vì nó có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau. Bên cạnh các khó khăn về giao tiếp, người tự kỷ còn có thể gặp vấn đề với tiếng ồn, ánh sáng, không có nhiều sở thích hay hứng thú, và các động tác lặp đi lặp lại (tourette syndrome). Chúng kéo dài suốt đời và người bệnh thường gặp khó khăn trong mọi phương diện của cuộc sống (chăm sóc bản thân, tìm việc làm,...).

Nhút nhát thì chỉ là một tính từ phổ thông mà thôi. Mà mình nghĩ nhút nhát ko liên quan gì đến kiến thức trống rỗng (có chăng chỉ là thiếu các kỹ năng mềm). Người nhút nhát cũng có thể có bạn thân, người yêu, chỉ là họ rụt rè và ngại giao tiếp hơn người bình thường thôi.

Về người hướng nội thì mình ko biết có các nghiên cứu di truyền hay thần kinh nào (bên cạnh các nghiên cứu hành vi, ảnh hưởng của môi trường) không, nhưng nó ko phải là bệnh như tự kỷ. Người ta có thể dễ dàng tự nhận mình là người hướng nội chứ ko cần kết luận của bác sỹ. So với "nhút nhát" thì "hướng nội" (introvert) là một thuật ngữ tâm lý học. Nhút nhát cũng thường được dùng để miêu tả một người hướng nội.

Chúng ta có thể gọi một người là nhút nhát hay hướng nội, nhưng không nên gọi họ là tự kỷ một cách tùy tiện.

Trả lời

Về "hướng nội" vs "tự kỷ" thì bạn miêu tả như vậy cũng không sai, nhưng để mình nhấn mạnh điểm chính hơn cho bạn phân biệt nhé:

Tự kỷ nó là tên một chứng bệnh, cần được bác sỹ chẩn đoán kỹ lưỡng. Nó được nghiên cứu về khía cạnh thần kinh và di truyền rồi. Từ năm 2013 người ta dùng thuật ngữ "rối loạn phổ tự kỷ" để miêu tả, vì nó có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau. Bên cạnh các khó khăn về giao tiếp, người tự kỷ còn có thể gặp vấn đề với tiếng ồn, ánh sáng, không có nhiều sở thích hay hứng thú, và các động tác lặp đi lặp lại (tourette syndrome). Chúng kéo dài suốt đời và người bệnh thường gặp khó khăn trong mọi phương diện của cuộc sống (chăm sóc bản thân, tìm việc làm,...).

Nhút nhát thì chỉ là một tính từ phổ thông mà thôi. Mà mình nghĩ nhút nhát ko liên quan gì đến kiến thức trống rỗng (có chăng chỉ là thiếu các kỹ năng mềm). Người nhút nhát cũng có thể có bạn thân, người yêu, chỉ là họ rụt rè và ngại giao tiếp hơn người bình thường thôi.

Về người hướng nội thì mình ko biết có các nghiên cứu di truyền hay thần kinh nào (bên cạnh các nghiên cứu hành vi, ảnh hưởng của môi trường) không, nhưng nó ko phải là bệnh như tự kỷ. Người ta có thể dễ dàng tự nhận mình là người hướng nội chứ ko cần kết luận của bác sỹ. So với "nhút nhát" thì "hướng nội" (introvert) là một thuật ngữ tâm lý học. Nhút nhát cũng thường được dùng để miêu tả một người hướng nội.

Chúng ta có thể gọi một người là nhút nhát hay hướng nội, nhưng không nên gọi họ là tự kỷ một cách tùy tiện.

Cảm ơn bạn đã mời mình trả lời câu hỏi. Thú thực là mình không học chuyên ngành tâm lý nên cũng phải mất một thời gian tìm hiểu. Mình thấy một ví dụ khá hay để minh họa cho bạn thấy sự khác nhau giữa các khái niệm trên:

"Nói chung, trẻ nhút nhát sợ phải trò chuyện, lo lắng bị mọi người xung quanh đánh giá. Trong khi trẻ hướng nội thích dành thời gian một mình để khám phá thế giới, bản thân nhưng không sợ hãi khi phải trò chuyện với mọi người.

Nói cách khác, phụ huynh có thể giúp trẻ nhút nhát trở nên tự tin nhưng không thể biến trẻ hướng nội thành hướng ngoại và không phải tất cả trẻ hướng nội đều nhút nhát. Trong thực tế, nhiều người hướng nội rất thành thạo các kỹ năng xã hội, giỏi diễn thuyết như Albert Einstein, Bill Gates, Warren Buffett.

Nếu phụ huynh cố gắng biến trẻ hướng nội thành hướng ngoại sẽ gây căng thẳng, áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của trẻ. Các em có cách riêng để đối phó với tình huống xã hội, không nhất thiết phải làm giống trẻ hướng ngoại. Trong khi trẻ nhút nhát thường thiếu kỹ năng xã hội, không thể giải quyết vấn đề xã hội nên cần được động viên, khuyến khích trở nên tự tin."

Như vậy là với đối tượng nhút nhát thì chúng ta nên năng nói chuyện tâm sự, ngừng so sánh họ với người khác để gây áp lực, khuyến khích họ kết bạn, thử làm điều mới. Còn đối tượng hướng nội thì mình cần chấp nhận, kiên nhẫn và tôn trọng cá tính của họ, đồng thời giúp họ nuôi dưỡng đam mê. Bản thân mình là người hướng nội cao độ nên mình cũng thấy ví dụ trên khá thú vị và phần nhiều giống với tính cách của mình.

Người tự kỷ được hiểu là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ. Điều này khiến người bệnh thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ. Tự kỷ bao gồm rất nhiều những triệu chứng, những hành vi và mức độ suy giảm của chúng, từ việc chỉ là một số khuyết tật nhỏ gây ra những hạn chế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho đến những biểu hiện suy nhược nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Với trường hợp tự kỉ, mình đặc biệt thấy việc kết nối với thiên nhiên và lao động tay chân có tác dụng chữa lành tuyệt vời. Theo một quan sát cá nhân của mình thì đa phần các ca tự kỷ hay xuất hiện ở thành phố, nơi con người thiếu vận động, cuộc sống bị áp lực căng thẳng và suốt ngày ngồi ở nhà với thiết bị máy móc. Trong khi đó tỷ lệ này ở vùng nông thôn thấp hơn nhiều. So sánh với thời ông bà chúng ta còn phải vất vả sinh tồn thì còn thấp nữa. Vì vậy thiết nghĩ mọi người có người thân bị tự kỷ rất nên quan tâm hướng chữa lành này, vì nó an toàn và còn có nhiều lợi ích khác trong phát triển con người.

mình nghĩ ng tự kỹ vẫn có kiến thức nhưng khả năng diễn đạt của họ ko tốt