Sự nguội lạnh trong tình yêu P2 ( Cách nuôi dưỡng các hormone tình yêu)

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Tình yêu

  4. Giới tính

Có câu chuyện vui vui tôi được nghe trên mạng rằng có một đôi yêu nhau trong 8 tháng, họ bắt đầu cảm thấy mối quan hệ này bắt đầu nhàm chán và không có chút hứng khởi nào nữa, cặp đôi này đã quyết định tạm dừng một tuần để xem chúng ta còn yêu nhau nữa hay không. Kết quả cuối cùng là bạn nữ vẫn còn yêu bạn nam say đắm và bạn nam đã đi đắm say một bạn nữ khác. Câu chuyện này cho thấy rằng tình yêu có những giai đoạn khác nhau lúc đầu khá tuyệt vời nhưng càng về sau chúng ta phải cố gắng để tăng sức chịu đựng của ngọn lửa tình yêu.

https://cdn.noron.vn/2022/03/11/6250939710582049-1646983677.jpg

Giai đoạn khởi động, chúng ta chú ý đến đối phương và họ hấp dẫn chúng ta. Bên trong tâm trí chúng ta muốn khám phá và tìm hiểu về họ nhiều hơn và muốn họ chú ý đến ta. Và khi họ bật đèn xanh, là chúng ta cứ thế tiến lên trên con đường tình yêu.

1. Giai đoạn nồng nhiệt (18 tháng)

Hãy nhớ lại khoảng thời gian đó nhé, có phải tim chúng ta vẫn đập thình thịch khi được gặp người ấy,tay chân run khi chạm vào nhau, suốt ngày nghĩ đến người ấy và chỉ muốn gặp người ấy thôi. Trong giai đoạn này, con người dành đến 85% thời gian khi thức dậy để nghĩ về tình yêu mới của mình và sẵn sàng làm mọi thứ vì người yêu.

Nguyên nhân sinh lý của hiện tượng này chính là Dopanmine, Norepinephrine và Serotonin.

Dopamine là hormone mang lại sự hưng phấn mạnh cho con người khi não tiết ra quá nhiều chất này trên não bộ. Chúng ta dễ bị nghiện cảm giác Dopamine mang đến và cứ muốn tiếp tục.

Norepinephrine là thủ phạm khiến chúng ta thoát mồ hôi tay, thở gấp,… chuyện này xảy ta ở nhiều cường độ khác nhau,nó làm cho bạn gặp người ta thì vui nhưng đồng thời với một số người khi nắm tay còn bị ướt nhẹp.

Serotonin là chất điều tiết cảm xúc. Lượng chất này cao sẽ giúp mình cảm thấy an toàn và ngược lại thiếu chất này sẽ cảm thấy lo âu. Trong giai đoạn này, lượng serotonin lại tụt xuống đến mức“khó chịu”. Điều này lý giải vì sao chúng ta cứ thấp thỏm đợi một tin nhắn? Vì sao ta cứ nghĩ đến hôm nay người đó đang làm gì và rất một ngặp một cái thôi? Cái chất này cũng chọn đúng lúc để tiết ra ghê ha.

Chúng ta có công thức:

Tăng Dopamine + tăngNorepinephrine + giảm Serotonin = PHÁT ĐIÊN VÌ TÌNH

Chuyện này xảy ra với tất cả mọi người không trừ một ai. Ta cảm thấy người đó là định mệnh của cuộc đời ta. Tình dục trong giai đoạn này rất tuyệt vời. Tình yêu trong giai đoạn này là một cơn bão, nó cuốn đi hết tất cả lý trí của chúng ta. Người ta vẫn gắn cho cái mác “mù quáng” cho những con người đang yêu trong giai đoạn này. Nhưng giai đoạn này không phải là ảo, tất cả đều là sự thật. Mọi thứ đều diễn ra trong người bạn, trong não bộ của bạn,tuy nhiên sau 12 đến 18 tháng, các chất hóa học bắt đầu dần dần. Với một số người,thời gian đó có thể ngắn hơn, chỉ kéo dài vài tháng. Nên nếu họ nghiện các hợp chất trên thì họ sẽ có xu hướng tìm kiếm các mối quan hệ mới để trở lại với các hưng phấn ban đầu. Đại đa số, giai đoạn đẹp nhất là 1 năm đầu khi yêu nhau. Sau đó, mối quan hệ sẽ chuyển sang một giai đoạn khác.

2. Giai đoạn chuyển tiếp ( 18 tháng đến 3 năm)

Đây là giai đoạn của sự chuyển tiếp từ đợt sóng thần chuyển sang những đợt sóng vừa phải, lúc mạnh lúc nhẹ để những người yêu nhau vừa chơi vừa lướt nhẹ. Nhưng nếu giai đoạn trước tình yêu đã che đi hai mắt của bạn thì vào giai đoạn này chúng ta đã bắt đầu mở một mắt.

Bạn nhận ra người này không ổn định lắm thì phải hoặc có một vài điểm chúng ta không hợp nhau. Chúng ta đặt lên bàn cân để phân vân có tiến tới hôn nhân hay không và những hình mẫu mà mình muốn hẹn hò trong tương lai nếu như kết thúc mối quan hệ hiện tại. Đây là giai đoạn quan trọng để quyết định mối quan hệ của bạn có trở thành mối quan hệ lâu dài hay không.

3. Giai đoạn gắn kết

Khi vào giai đoạn này, dopamine gần như hết sạch, vì thế hormone quyết định sự kết hợp của cặp đôi chính là Oxytocin và Vasopressin. Hai chất này sẽ tạo ra cho cặp đôi cảm giác an toàn, thoải mái, gắn kết, muốn ở bên nhau suốt đời. Trong thời gian bên nhau, nếu duy trì được lượng Oxytocin sẽ giúp cặp đôi có một kết hợp đủ chắc chắn để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Nếu đủ lượng Oxytocin thì sóng thần của tình yêu sẽ chuyển hóa thành một đaị dương sâu thẳm.

Chính vì lý do này, trong rất nhiều tài liệu Oxytocin được định danh là hormone tình yêu, nếu ở giai đoạn 2 mà cặp đôi có thể cùng nhau thực hiện các hoạt động tăng cường Oxytocin thì khả năng đi cùng nhau lâu dài là rất cao.

Vậy làm sao để tăng cường Oxytocin cho các cặp đôi:

* Tiếp xúc cơ thể với nhau, điều này không nhất thiết là vấn đề giới tính mà có thể là chạm nhẹ vào nhau, ôm nhau khi xem phim, đọc sách,…

* Được nghe những lời ngọt ngào, dù những lời nói cư xử đôi khi hơi sến súa nhưng lại tốt cho sức khỏe tâm trí nhé.

* Được chú ý lắng nghe khi giao tiếp, người đối diện được nghe một cách chú tâm, Oxytocin sản xuất trong cơ thể, tạo ra sự kết hợp, điều này không chỉ đúng với người bạn đời mà còn đúng với các mối quan hệ bình thường khác. Nếu muốn thắt chặt với ai chỉ cần dành thời gian chất lượng cho họ là được.

* Cùng khóc cùng cười với nhau.

* Cùng tham gia tập luyện hay làm một cái gì đó mới như đi chơi, vẽ tranh, trồng cây, nuôi chó mèo,...

Bài viết được tham khảo trên trang: Dự án Cánh diều

Từ khóa: 

hankle

,

tình yêu

,

hormone

,

sự nguội lạnh

,

mối quan hệ

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

,

tình yêu

,

giới tính

"Đây là giai đoạn của sự chuyển tiếp từ đợt sóng thần chuyển sang những đợt sóng vừa phải, lúc mạnh lúc nhẹ để những người yêu nhau vừa chơi vừa lướt nhẹ." - tui thấy đoạn này diễn cảm và giàu hình ảnh quá :v

Trả lời

"Đây là giai đoạn của sự chuyển tiếp từ đợt sóng thần chuyển sang những đợt sóng vừa phải, lúc mạnh lúc nhẹ để những người yêu nhau vừa chơi vừa lướt nhẹ." - tui thấy đoạn này diễn cảm và giàu hình ảnh quá :v

Đã có giải pháp cụ thể, giờ bắt tay vào hành động thôi. Tuy nhiên dưới ánh sáng của khoa học, tình yêu bớt lung linh đi thì phải Hank nhỉ?