Sự ra đời của khái niệm phát triển bền vững?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thuật ngữ “Phát triển bển vững” (Sustainable Development) được hình thành từ khái niệm “Tính bền vững” ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ 20. - Thuật ngữ “phát triển bền vững” (PTBV) lần đầu tiên khuấy động các giới về Môi trường và Phát triển quốc tế nhờ sự ra đời của xuất bản phẩm có nhan để “Chiến lược bảo tồn thế giới” của ba tổ chức IUCN, UNEP, WWF hợp tác xây dựng và công bố vào tháng 3-1980. - Năm 1987, thuật ngữ PTBV được phổ cập rộng rãi nhờ cuốn “Tương lai chung của chúng ta” của Ủy ban Brundland (Ủy ban môi trường và phát triển thế giới) xuất bản. Thuật ngữ PTBV, lần đầu tiên, được báo cáo này nêu lên thành một khái niệm đầy đủ : “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ”. Bốn năm sau, năm 1991, ủy ban này công bố một tài liệu khác mang tên “Chăm lo cho Trái Đất”, thuật ngữ PTBV và tính bền vững được mở rộng thêm: “Phát triển bền vững là sự phát triển nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của các hệ thống sinh thái. Tính bền vững là một đặc điểm đặc trưng của một quá trình hoặc một trạng thái cố thể duy trì mãi mãi”. - Kể từ đây khái niệm về PTBV tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng trong chương trình nghị sự 21, là chương trình hành động về PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21, được thông qua tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992.
Trả lời
Thuật ngữ “Phát triển bển vững” (Sustainable Development) được hình thành từ khái niệm “Tính bền vững” ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ 20. - Thuật ngữ “phát triển bền vững” (PTBV) lần đầu tiên khuấy động các giới về Môi trường và Phát triển quốc tế nhờ sự ra đời của xuất bản phẩm có nhan để “Chiến lược bảo tồn thế giới” của ba tổ chức IUCN, UNEP, WWF hợp tác xây dựng và công bố vào tháng 3-1980. - Năm 1987, thuật ngữ PTBV được phổ cập rộng rãi nhờ cuốn “Tương lai chung của chúng ta” của Ủy ban Brundland (Ủy ban môi trường và phát triển thế giới) xuất bản. Thuật ngữ PTBV, lần đầu tiên, được báo cáo này nêu lên thành một khái niệm đầy đủ : “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ”. Bốn năm sau, năm 1991, ủy ban này công bố một tài liệu khác mang tên “Chăm lo cho Trái Đất”, thuật ngữ PTBV và tính bền vững được mở rộng thêm: “Phát triển bền vững là sự phát triển nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của các hệ thống sinh thái. Tính bền vững là một đặc điểm đặc trưng của một quá trình hoặc một trạng thái cố thể duy trì mãi mãi”. - Kể từ đây khái niệm về PTBV tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng trong chương trình nghị sự 21, là chương trình hành động về PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21, được thông qua tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992.