Sức mạnh của việc "Đặt câu hỏi"

  1. Phát triển sản phẩm

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  3. Giáo dục

  4. Khởi nghiệp

Đặt câu hỏi đúng thì câu trả lời sẽ có giá trị. 

Qua quá trình trải nghiệm công việc và cuộc sống, càng ngày mình càng ngẫm thấy đây là kỹ năng cực kì quan trọng dù ở bất kỳ thời đại nào. 

Ở thời nhà Triết gia người Hy Lạp vĩ đại, Ông Socrates có nói "Understanding a question is half an answer"/Hiểu câu hỏi có nghĩa là bạn đã tìm ra một nửa câu trả lời".

Hay, nhà khoa học Albert Einstein: “The Important Thing Is To Never Stop Questioning/Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi".

Mỗi người có những tình huống, ngữ cảnh, giai đoạn cuộc đời khác nhau nên sẽ có những cách hỏi khác nhau. 

Khi nhỏ, chúng ta là một tờ giấy trắng, gặp bất cứ điều gì cũng thắc mắc và hỏi người lớn, nhưng phần lớn đều nhận lại những "cách" trả lời không thỏa mản. Người lớn chúng ta không thể biết hết những câu trả lời cho câu hỏi của những đứa trẻ, nhưng chúng ta chọn cách trả lời phù hợp.

Sau này đi làm chúng ta có nhiều thắc mắc hơn, nhiều câu hỏi hơn để giải quyết vấn đề trong công việc tốt hơn. 

Đặt câu hỏi xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại. 

Tại sao nên trau dồi kỹ năng Đặt câu hỏi?

Với mình, đặt câu hỏi là bước bắt buộc khi làm một việc gì đó, để chọn cách tối ưu nhất, và đặt câu hỏi để phát hiện ra những điều thú vị, đồng thời giúp bản thân không rơi vào bẫy thiên kiến nhận thức, hoặc dễ bị thiếu dữ liệu.

Tư duy đa chiều

Tư duy đa chiều giúp mình thấu hiểu, đồng cảm một câu chuyện, sự việc, hoàn cảnh của người khác, trong công việc giúp mình thấu hiểu insight khách hàng qua những câu hỏi. 

Đặt câu hỏi giúp bạn luôn có cái nhìn đa chiều về một sự việc, biết hệ quy chiếu đang phân tích là gì, từ đó đưa ra những quan điểm, những quyết định có suy nghĩ về những rủi ro khác có thể xảy ra.

Ví dụ khi giải quyết vấn đề nào đó, mặc dù đã có giải pháp nhưng mình vẫn luôn phải kèm theo câu hỏi "anything else?/còn gì nữa không?". Khi đặt câu hỏi như vầy, giúp mình có thể chọn cách khác tối ưu hơn, vì chúng ta luôn có những điểm mù trong giải quyết vấn đề, để giảm điểm mù thì "đặt câu hỏi"

Hoặc khi đọc báo, hay nghe một sự việc nào đó. Đặt câu hỏi tự vấn giúp mình không vội phán xét, mà phải đi tìm hiểu đa góc nhìn, với câu hỏi vẫn là "anything else?"

Tư duy độc lập

Tư duy phản biện, trước tiên là phản biện với chính mình cái đã. Phản biện không phải là cứ chứng minh điều ngược lại của quan điểm hay sự việc nào đó, phản biện là áp dụng tư duy độc lập, tách mình ra để xác thực lại từ đầu. Sau đó bạn có thể đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm đó.

Theo mình nghĩ, tư duy độc lập là "dám đặt câu hỏi", dù là câu hỏi ngốc nghếch, câu hỏi rất cơ bản. Đặt câu hỏi giúp bạn mở rộng dữ liệu cần thu thập, từ đó có những sáng kiến, sáng tạo mới.

Mở rộng kiến thức

Đặt câu hỏi giúp mình tìm thấy những key word mới, chưa bao giờ tiếp xúc. Từ những key word này đã mở ra vùng trời kiến thức cho bản thân.

Khiêm tốn hơn

Trong quá trình làm việc, hoặc bạn vừa có một hiểu biết nào đó, những câu hỏi đại loại như "mình đã biết những gì rồi? những gì mình chưa biết?",.." tức là đặt câu hỏi giúp bạn hiểu bản thân, từ đó bạn sẽ khiêm tốn và tránh rơi vào hiệu ứng ảo tưởng sức mạnh (Dunning - Kruger effect)

Tránh missing Data

Hiện nay, tất cả mọi quyết định (nếu muốn tăng khả năng chính xác) thì phải dựa vào dữ liệu. Từ bước nghiên cứu thị trường, thấu hiểu khách hàng,...chúng ta đều cần phải có dữ liệu để đưa ra quyết định (Data - Driven Making-Decision).

Đặt câu hỏi giúp chúng ta tránh bị thiếu dữ liệu, thay vì chỉ nhìn vào những dữ liệu đang tồn tại, nhưng bỏ qua những dữ liệu chưa được thu thập. 

Ví dụ: Thay vì đặt câu hỏi "Tại sao những khách đang sử dụng không hài lòng?" thì chúng ta có thể đặt thêm câu hỏi "Tại sao khách hàng bỏ đi?".

Câu hỏi đầu tiên thì chúng ta sẽ đi thu thập dữ liệu khách hàng đang sử dụng.

Câu hỏi thứ hai là những dữ liệu khách hàng bỏ đi.

Sử dụng ChatGPT hiệu quả

OpenAI, ChatGPT, Midjourney, Bard google,...là những từ khóa hot trend vừa qua. Khi một thứ mới xuất hiện thì có nhiều loại phản ứng.

- Người thì phê phán (mặc dù chưa sử dụng)

- Người thì âm thầm tìm hiểu nguyên lý và sử dụng.

- Người thì không quan tâm.

Dù bạn là ai thì sẽ có lựa chọn riêng. 

Với cá nhân mình, từ khi sử dụng ChatGPT như một trợ lý đắc lực và hiệu quả. Vậy làm thế nào để sử dụng hiệu quả?

Tất nhiên bạn phải hiểu nguyên lý hoạt động của nó (bạn có thể tham khảo bài viết của Huyenchip). Và cuối cùng kết quả là:

Muốn sử dụng hiệu quả ChatGPT, thì bạn phải biết cách đặt câu hỏi.

Tại sao chúng ta ngại đặt câu hỏi cho người khác?

- Sợ bị chê bai.
- Thiếu tự tin
- Sợ phiền phức cho người khác.
- Sợ bộc lộ điểm yếu kiến thức.
- Thiếu thông tin

Làm thế nào để đặt câu hỏi hiệu quả?

Phương pháp 5W1H

Là những câu hỏi bắt đầu bằng những chữ: WHY, WHAT, WHO, WHERE, WHEN, HOW.

Mình ví dụ sử dụng phương pháp này để brainstorm lập kế hoạch kinh doanh.

- WHO: Sản phẩm của bạn dành cho ai? --> Xác định Target customer.

- WHY: Tại sao khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn? --> Xác định Value Proposition.

- WHAT: Sản phẩm này có những tính năng gì? --> Xác định Feature set để tạo Road map.

- WHERE: Khách hàng của bạn ở đâu? --> Xác định Channels để tiếp cận khách hàng.

- HOW: Làm thế nào để xác thực sản phẩm phù hợp thị trường? --> Tìm Product-Market Fit.

- WHEN: Khi nào ra mắt sản phẩm? --> Xác định Product launch plan.

Phương pháp 5-WHs

Tìm nguyên nhân gốc rẽ của vấn đề

Phương pháp đặt câu hỏi "Tại sao?" nhiều lần cho đến khi nào tìm được bản chất gốc của sự việc. Con số 5WHY là đại diện cho 5 lần hỏi, bạn có thể hỏi 4 lần hay nhiều hơn 5 lần, tùy nội dung cần tìm hiểu.

Ví dụ: Một sản phẩm mới công ty của bạn không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Bước 1: Đặt câu hỏi "Tại sao sản phẩm của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?"

Trả lời: Sản phẩm của chúng ta không có tính năng mà khách hàng đang tìm kiếm.

Bước 2: Đặt câu hỏi "Tại sao sản phẩm của chúng ta không có tính năng đó?"

Trả lời: Chúng ta không tìm hiểu đúng nhu cầu của khách hàng.

Bước 3: Đặt câu hỏi "Tại sao chúng ta không tìm hiểu đúng nhu cầu của khách hàng?"

Trả lời: Chúng ta không tiến hành nghiên cứu thị trường đầy đủ trước khi phát triển sản phẩm.

Bước 4: Đặt câu hỏi "Tại sao chúng ta không tiến hành nghiên cứu thị trường đầy đủ trước khi phát triển sản phẩm?"

Trả lời: Chúng ta không có đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp.

Bước 5: Đặt câu hỏi "Tại sao chúng ta không có đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp?"

Trả lời: Chúng ta không đầu tư đủ nguồn lực vào phát triển đội ngũ nghiên cứu thị trường.

Từ phương pháp đặt câu hỏi 5-WHYs, bạn sẽ hiểu bản chất của vấn đề "sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng" là do công ty không đầu tư đủ nguồn lực để phát triển đội ngũ nghiên cứu thị trường. Để giải quyết vấn đề này, công ty nên đầu tư thêm nguồn lực vào phát triển đội ngũ nghiên cứu thị trường để tìm hiểu đúng nhu cầu của khách hàng hoặc thuê agency hoặc có giải pháp tối ưu nào đó để khảo sát nhu cầu thị trường. 

Kỹ thuật đặt câu hỏi Socrates

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

,

kỹ năng đặt câu hỏi

,

phát triển sản phẩm

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

giáo dục

,

khởi nghiệp