Tại sao bạn lại buồn ngủ khi đang làm 1 việc gì đó? Cách giải quyết?

  1. Khoa học

  2. Tip & Trick

  3. Tâm sự cuộc sống

  4. Tư duy

Có đôi lúc bạn tự hỏi tại sao khi mà mình chơi thì mình lại tỉnh táo hơn là lúc ngồi học? Hoặc khi các bạn xem video về 1 hiện tượng vật lý gì đó thì mấy bạn lại tỏ ra cảm thấy thú vị, tỉnh táo hơn là lúc mà mấy bạn ngồi học vật lý? Mình sẽ giải thích 1 cách đơn giản cho mấy bạn hiểu tại sao.

Bây giờ hãy thử xem 1 video về 1 chủ đề về vật lý trên youtube, video này nói về cơ lượng tử là gì? Ứng dụng của nó ra sao? Tầm nhìn của nó như thế nào trong tương lai? Mấy bạn cực kỳ chăm chú tập trung nghe xem người ta giải thích như thế nào. Thì khi đó bộ não của các bạn sẽ ngay lập tức sẽ tiết ra chất Dopamine để giúp cho các bạn đạt trạng thái tối đa, khi này các bạn sẽ cảm thấy bị kích thích bởi sự tò mò của bản thân, thế thì làm sao mà buồn ngủ cho được phải không:)) Vì đây là ngôn ngữ đại chúng, nó rất dễ tiếp thu và dễ truyền đạt. Chất Dopamine này còn có tên gọi khác là Hormone của hạnh phúc, vậy nên khi đó các bạn tập trung hoàn toàn cao độ để lắng nghe xem coi liệu mình có học hỏi được gì không

Nếu vậy bây giờ mình thử học cơ lượng tử xem coi nó có được kích thích như cái cách các bạn xem video không nhé

Bây giờ hãy thử đến với cái cơ bản nhất trong môn Cơ lượng tử: Phương trình sóng Schrodinger

https://cdn.noron.vn/2022/03/12/27651172715113949-1647091505.png

Thông thường khi giải 1 bài toán thì chúng ta thường sẽ ra 1 con số chính xác cho bài toán đó, vậy rồi nếu giải phương trình Schrodinger thì chúng ta sẽ có đáp án là 1 hàm thay vì 1 số. Thông thường hàm sóng Psi sẽ cho ra 1 kết quả không xác định vì nó mang tính chất xác suất, chúng ta không thể nào xác định rõ vị trí của 1 hạt tại 1 điểm bất kỳ trong không gian nên hàm sóng nó chỉ mang tính xác suất xác định, mỗi 1 hạt là 1 hàm sóng khác nhau tại vị trí x ở thời gian t. Nếu chúng ta bình phương Module nó lên thì chúng ta sẽ được xác suất tìm được 1 hạt tại vị trí x ở thời gian t.

https://cdn.noron.vn/2022/03/12/625022233243675-1647092647.png

Như vậy thì khi chúng ta tích phân nó trên toàn miền không gian tức là tích phân chạy từ a đến b thì kết quả của chúng ta luôn là 1, vì sao? Vì trên toàn miền không gian đang xét đó chúng ta sẽ luôn tìm thấy hạt tồn tại, chúng ta gọi đó là điều kiện chuẩn hoá của hàm sóng

https://cdn.noron.vn/2022/03/12/625022233243666-1647092095.png

Vậy giờ đạo hàm thì khi đó kết quả sẽ là 0, đó là điều kiện chuẩn hoá

https://cdn.noron.vn/2022/03/12/27651172715113964-1647092157.png

Mình đã đi được 10^-5 % chặng đường của Cơ lượng tử 1. Các bạn đã cảm thấy mệt chưa

Nếu các bạn được học bài bản thì nó sẽ rất khác, khi đó các bạn sẽ buồn ngủ, vì lúc đó não chúng ta đang ở trạng thái quá tải, mà quá tải thì não sẽ ngưng tiếp thu thông tin từ bên ngoài vào, nó sẽ tự shutdown nhiều tế bào chỉ để đi ngủ. Còn nếu các bạn thức khuya và vào lớp thì buồn ngủ là do mấy bạn ngủ không đủ giấc, chứ không phải là do não bị quá tải, khi này não bị mệt do không đủ năng lượng nạp lại trong lúc ngủ thì nó sẽ tự động shutdown toàn bộ cơ thể để đi ngủ.

Còn việc mấy bạn học tủ, học vẹt thì sau 1 thời gian dài mấy bạn sẽ lặp đi lặp lại điều đó theo bản năng, từ bản năng đó các bạn sẽ tự ghi nhớ trong bộ não của mình. Vậy nên thay vì học vẹt thì hãy thử học theo sơ đồ tư duy hoặc theo bất kỳ cách nào mà bạn biết, khi này bộ não của chúng ta sẽ tiếp nhận những cái mới lạ, nó sẽ kích thích sự tò mò trong con người và từ đó chúng ta sẽ ghi nhớ lâu hơn.

Vậy để cải thiện việc não cứ shutdown trong lúc học là gì?

Đầu tiên, các bạn hãy tương tác với giáo viên khi đang học, nếu có chỗ nào không hiểu hãy hỏi họ, thì khi đó các bạn sẽ tỉnh táo trong 1 khoảng thời gian, chỉ cần các bạn hỏi thật thì họ sẽ trả lời, nếu giáo viên nào họ cho rằng bạn đang hỏi ngu vì cái này đã học rồi thì tốt nhất trước khi hỏi hãy suy nghĩ xem cái đó mình đã được giải đáp hay chưa.

Thứ 2, hãy tích cực lên bảng làm bài, đúng sai gì thì cứ lên bảng làm bài, cố gắng năng động lên, nếu lên bảng các bạn không biết làm bài thì vào buổi tối hãy học bài, làm bài tập nhiều vô, khi đó các bạn sẽ cải thiện được rất nhiều thứ, từ việc tiếp thu đến hình thành bản năng làm bài tập, khi đó các bạn sẽ không sợ sai nữa, mà càng sai thì các bạn sẽ càng được kích thích, mục đích của việc này là để cho bộ não hình thành 1 thói quen là khi thấy sai sẽ lập tức xử lý vấn đề để đưa ra đáp án chính xác, khi mà não đã nhanh nhạy hơn thì các bạn sẽ dùng ít năng lượng để suy nghĩ hơn mà vẫn có thể giúp não làm việc hiệu quả hơn. Không phải cứ suy nghĩ nhiều là não sẽ nhanh và nhạy, mà là các bạn phải cho não suy nghĩ nhanh và nhạy thì khi đó mới suy nghĩ được nhiều, vì suy nghĩ nhiều lượng thông tin tiếp thu lớn, nếu các bạn suy nghĩ chậm dù 1s thôi cũng đủ để bị quá tải. Não của chúng ta rất đặc biệt, càng làm việc nhanh và nhạy thì sẽ càng ít tốn năng lượng hơn, khi này các bạn sẽ ít gặp các vấn đề về quá tải thông tin. Giống như khi bạn chạy 1 ổ HDD và 1 ổ SSD vậy, Ổ HDD mất từ 1 - 5 phút để khởi động và xử lý dữ liệu, nó dễ bị full ổ đĩa vì quá tải thông tin. Còn ổ SSD thì khác, nó chạy rất nhanh, 5 - 10s là các bạn có thể dùng máy tính rồi vì lượng thông tin của nó xử lý rất nhanh và nhạy nên nó ít khi gặp các vấn đề về quá tải thông tin. Não của chúng ta thì không thể thay thế như máy móc nên chúng ta chỉ có thể luyện tập để nó trở nên gần hoàn hảo hơn. Đó là lý do vì sao mà những người giỏi toán họ rất nhanh nhạy trong vấn đề xử lý thông tin, những người mình quen biết, họ học bên CNTT, họ cực kỳ giỏi toán. Tuy nhiên đừng vì thế mà các bạn cho rằng cứ học các môn tự nhiên sẽ giỏi vì nó liên quan đến toán. Các bạn không cần phải giỏi toán mới tư duy nhanh và nhạy, nhưng nếu các bạn giỏi toán thì khi đó các bạn sẽ có thêm 1 động cơ nữa để giúp não nhanh hơn, nói thật với các bạn chứ mình không hề giỏi toán. Môn Các phương pháp toán lý, mình thật tình chỉ được có 5 điểm thôi đấy

Thứ 3, cà phê và các thức uống kích thích khác chỉ làm bạn tỉnh táo trong 1 lúc vì năng lượng của nó hỗ trợ cho chúng ta là rất ít, thay vì mỗi lần tiếp năng lượng ít, tại sao chúng ta không tăng năng lượng lưu trữ cho bộ não, khi này các bạn sẽ khó buồn ngủ hơn. Đừng lạm dụng nhiều vì năng lượng thừa sẽ được đào thải thay vì được lưu trữ để sử dụng.

Thứ 4, các bạn có thể đứng lên đi lòng vòng 1 chút, ra ngoài rửa mặt rồi quay trở lại làm việc, khi đó sẽ tỉnh táo hơn. Vận động sẽ giúp não nhận ra là mình đang cố thay đổi điều gì đó và nó sẽ tiếp thêm năng lượng để các bạn tập trung.

Thứ 5, đừng vận động quá sức trong giờ ra chơi, nếu không, các bạn sẽ dễ bị kiệt sức trong lúc học. Kiệt sức thân thể sẽ làm não cho rằng các bộ phận đã hoạt động hết năng lượng, khi đó nó sẽ tự bật chế độ sleep cho các bộ phận khác trong cơ thể, để phục hồi năng lượng.

Thứ 6, hãy nghỉ ngơi cho hợp lý, ngủ trưa 1 chút cũng mang lại lợi thế cho bản thân khi làm việc. Nó sẽ giúp chúng ta hồi phục 1 phần năng lượng, mắt bạn đang mở tức là nó đang làm việc, mà làm việc thì nó sẽ dùng năng lượng nên 1 số người khi không ngủ trưa thường dễ bị mệt vào buổi chiều là vậy.

Thứ 7, cũng đừng ăn quá nhiều, khi đó chúng ta sẽ buồn ngủ, vì lúc đó cái bụng của các bạn sẽ làm việc hết công suất, nó sẽ lấy đi tất cả các nguồn năng lượng khác trên cơ thể để dồn vào việc tiêu hoá thức ăn, khi đó các bạn cũng sẽ bị buồn ngủ và năng lượng dư thừa sẽ bị đào thải thay vì được lưu trữ để sử dụng.

Thứ 8, làm việc riêng sẽ giúp bạn tỉnh táo, tuy nhiên thứ mà não của bạn tiếp thu không phải là bài bạn đang học, mà là 1 thứ gì đó khác, khi đó bạn đừng hỏi lý do vì sao mà mình lại không hiểu bài, Rớt cây bút -> Bạn nhặt nó lên -> Bạn tỉnh táo -> Bạn mất gốc:))

Thứ 9, giáo viên hay giảng viên 1 số người họ sẽ tạo sự hứng thú trong lúc học cho bạn thì khi đó các bạn dễ tỉnh ngủ vì bộ não các bạn đang được kích thích, 1 số người thì lại là chuyên gia gây ngủ là vì họ không tạo được sự hứng thú cho các bạn, thì khi đó cả cơ thể bạn sẽ biểu quyết rằng nên đi ngủ vì quá chán, không có sự kích thích.

Thứ 10, các bạn phải tự tạo thêm cho mình nhiều nguồn năng lượng cho não, các bạn có thể tự kích thích bộ não của mình. Cảm thấy cái nào nhớ được thì hãy nhớ, không nhớ thì ghi lại, ghi lại thì phải xem lại thì mới giúp não ghi nhớ được.

Nhưng vậy mình đã đưa ra lý do và các cách để khắc phục điều này, tuy nhiên đây chỉ là dựa trên các thông tin mình rút ra từ bản thân và từ những gì mình đã trải qua, vì còn rất nhiều lý do khác để khiến não tự shutdown như lúc các bạn bị bệnh, các bạn đang bị stress, các bạn đang bị bất ngờ trước 1 cái gì đó mà mình chưa từng tiếp xúc, các bạn đang bị ai đó chửi (nói thật chứ ai chửi mình là mình rất dễ buồn ngủ. Chắc do não mình từ chối những lời chửi vô nghĩa),... Các bạn có thể tham khảo nhưng khi tham khảo thì các bạn cũng đã học được rất nhiều điều rồi đấy

https://cdn.noron.vn/2022/03/12/cute-smart-brain-character-reading-big-book-vector-id1223810935-1647095863-1647095863.jpg
Từ khóa: 

cuộc sống

,

bộ não

,

tư duy

,

khoa học

,

tip & trick

,

tâm sự cuộc sống

,

tư duy

euuu bài này hay quá!

Trả lời

euuu bài này hay quá!

Lần đầu tiên đọc 1 bài viết dài và cảm giác "khó" tiếp nhận được hết cùng 1 lúc mà không bỏ một chữ nào :))))

hic cafein là trợ thủ đắc lực giúp em tỉnh táo, nhưng chỉ trong khoảng 1-2h đầu tiên, sau đó lại tiếp tục là chuỗi ngủ gục trên bài bất kể học online hay offline :<