Tại sao càng ngày càng có nhiều vụ bạo hành trẻ em một cách dã man, cần thiết phải mạnh tay hơn trong việc xử lí đối tượng bạo hành không?

  1. Xã hội

Vụ việc bé An đang rúng động gây đau lòng dư luận chưa xử lý xong xuôi thì vụ việc bé gái 3 tuổi ở Thạch Thất nhập viện trong tình trạng hôn mê, có 9 vật thể giống đinh ở trong đầu và theo 1 số thông tin bé đã tử vong.

Công an xác định nghi phạm chính là người tình của mẹ bé, trong vụ án bé An người xuống tay tàn nhẫn cũng chính là người tình của bố bé. Cha mẹ ly hôn và những hệ lụy đằng sau của nó thật không tả. Tại sao trẻ thơ lại phải gánh chịu những sai lầm của người lớn.

Cuộc sống của các trẻ em thiếu tình yêu thương đã quá nhiều bất hạnh bi ai đau khổ rồi. Pháp Luật cần siết chặt uy nghiêm và hãy xử chung thân - tử hình những tội phạm baọ hành, tra tấn, sát hại trẻ em.

Từ khóa: 

bạo hành trẻ em

,

mạnh tay

,

xử lí

,

xã hội

Mình nghĩ không phải là ngày càng có nhiều vụ bạo hành trẻ em dã man, mà là ngày càng phanh phui ra được nhiều vụ bạo hành trẻ em dã man. Theo các báo cáo của UNICEF và các tổ chức về quyền trẻ em ở Việt Nam từ những năm 2017-2018, mỗi năm có 70% số trẻ em ở Việt Nam là nạn nhân của bạo hành và xâm hại. Việc những sự việc bạo hành trẻ em được phanh phui ra gần đây thực chất là một số rất nhỏ trong những vụ việc thực tế, và để tìm ra giải pháp cho vấn đề này mà chỉ nhìn vào những chế tài dành cho người phạm tội là chưa đủ. Việc xử chung thân, thậm chí là tử hình, người bạo hành trẻ em là một biện pháp tạm thời nhằm giải quyết một vụ việc, dĩ nhiên, người có tội thì phải được xét xử và phán quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, muốn giải quyết triệt để một vấn đề ta cần tìm giải pháp từ gốc rễ của vấn đề.

Từ năm 2017-2018 khi còn làm việc ở các NGO về quyền phụ nữ và quyền trẻ em, mình có cơ hội tham dự rất nhiều hội thảo của các cơ quan nhà nước, UN, các tổ chức xã hội dân sự, NGO, NPO về vấn đề này. Có rất nhiều giải pháp đã được đưa ra như đường dây nóng hỗ trợ trẻ em bị bạo hành và xâm hại, các khóa tập huấn cho cán bộ nhà nước, cán bộ ở các tổ chức, các chương trình, sự kiện nâng cao nhận thức cộng đồng, v.v. Cho đến nay, khi các vụ bao hành và xâm hại trẻ em được đưa ra ánh sáng và cộng đồng bắt đầu lên tiếng, đặt câu hỏi nhiều hơn về vấn đề này, mình cho rằng đây cũng chính là một kết quả từ nỗ lực phía trên. Nhưng thật khó để nói rằng đây là một thành công, thực sự là chưa ai thành công cả, có nhiều nạn nhân bị bạo hành và xâm hại từng nói rằng sự hỗ trợ của đường dây nóng, các tổ chức là chưa hiệu quả và kịp thời.

Theo mình thì để có thể giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần sự nỗ lực của cả cộng đồng chứ không riêng cá nhân, tổ chức nào cả. Trong phạm vi của câu trả lời ngắn gọn này, mình sẽ gạch đầu dòng một số giải pháp:

Thứ nhất, hệ thống giáo dục cần sát sao và quan tâm hơn đến trẻ em - tức là người học của mình. Các chương trình, khóa học, bài giảng về việc nhận biết bạo hành/xâm hại và phòng tránh bạo hành/xâm hại cho cả học sinh và phụ huynh là rất cần thiết.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao năng lực hỗ trợ cho các cán bộ trực đường dây nóng, cán bộ tư vấn và cán bộ hỗ trợ tại các tổ chức hoạt động vì quyền trẻ em và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Thứ ba, cho phép các thiết chế pháp luật được nhận diện, nhận biết và quyền lực để tách trẻ em là nạn nhân của bạo hành/xâm hại khỏi người bạo hành/xâm hại.

Thứ tư, có chế tài xử phạt với những cá nhân, tổ chức đã nhận biết hành vi bạo hành/xâm hại trẻ em nhưng không kịp thời xử lý, báo với các cơ quan thực thi pháp luật.

Thứ năm, tổ chức các sự kiện, khóa học (có thể miễn phí) khuyến khích cha mẹ hoặc những người sắp trở thành cha mẹ tham dự để nâng cao nhận thức về quyền trẻ em.

Thứ sáu, xác định và tập trung giải quyết các nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc bạo hành trẻ em như vấn đề đói nghèo, vấn đề học hành, vấn đề thất nghiệp, v.v.

Tóm lại, mỗi một giải pháp phía trên để có thể đưa ra hành động cụ thể đều cần đến một công trình hoặc một thời gian nghiên cứu và tranh luận dài hạn. Tuy nhiên, cá nhân mình cho rằng để đi được đến một giải pháp, chúng ta luôn cần sự thận trọng và từ tốn, điều quan trọng là phải nhìn được hết các mặt lợi, hại của vấn đề vì đây là những điều có tác động trực tiếp đến trẻ em - một đối tượng quan trọng bậc nhất trong mỗi xã hội nhưng lại luôn là nhóm yếu thế.

Trả lời

Mình nghĩ không phải là ngày càng có nhiều vụ bạo hành trẻ em dã man, mà là ngày càng phanh phui ra được nhiều vụ bạo hành trẻ em dã man. Theo các báo cáo của UNICEF và các tổ chức về quyền trẻ em ở Việt Nam từ những năm 2017-2018, mỗi năm có 70% số trẻ em ở Việt Nam là nạn nhân của bạo hành và xâm hại. Việc những sự việc bạo hành trẻ em được phanh phui ra gần đây thực chất là một số rất nhỏ trong những vụ việc thực tế, và để tìm ra giải pháp cho vấn đề này mà chỉ nhìn vào những chế tài dành cho người phạm tội là chưa đủ. Việc xử chung thân, thậm chí là tử hình, người bạo hành trẻ em là một biện pháp tạm thời nhằm giải quyết một vụ việc, dĩ nhiên, người có tội thì phải được xét xử và phán quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, muốn giải quyết triệt để một vấn đề ta cần tìm giải pháp từ gốc rễ của vấn đề.

Từ năm 2017-2018 khi còn làm việc ở các NGO về quyền phụ nữ và quyền trẻ em, mình có cơ hội tham dự rất nhiều hội thảo của các cơ quan nhà nước, UN, các tổ chức xã hội dân sự, NGO, NPO về vấn đề này. Có rất nhiều giải pháp đã được đưa ra như đường dây nóng hỗ trợ trẻ em bị bạo hành và xâm hại, các khóa tập huấn cho cán bộ nhà nước, cán bộ ở các tổ chức, các chương trình, sự kiện nâng cao nhận thức cộng đồng, v.v. Cho đến nay, khi các vụ bao hành và xâm hại trẻ em được đưa ra ánh sáng và cộng đồng bắt đầu lên tiếng, đặt câu hỏi nhiều hơn về vấn đề này, mình cho rằng đây cũng chính là một kết quả từ nỗ lực phía trên. Nhưng thật khó để nói rằng đây là một thành công, thực sự là chưa ai thành công cả, có nhiều nạn nhân bị bạo hành và xâm hại từng nói rằng sự hỗ trợ của đường dây nóng, các tổ chức là chưa hiệu quả và kịp thời.

Theo mình thì để có thể giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần sự nỗ lực của cả cộng đồng chứ không riêng cá nhân, tổ chức nào cả. Trong phạm vi của câu trả lời ngắn gọn này, mình sẽ gạch đầu dòng một số giải pháp:

Thứ nhất, hệ thống giáo dục cần sát sao và quan tâm hơn đến trẻ em - tức là người học của mình. Các chương trình, khóa học, bài giảng về việc nhận biết bạo hành/xâm hại và phòng tránh bạo hành/xâm hại cho cả học sinh và phụ huynh là rất cần thiết.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao năng lực hỗ trợ cho các cán bộ trực đường dây nóng, cán bộ tư vấn và cán bộ hỗ trợ tại các tổ chức hoạt động vì quyền trẻ em và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Thứ ba, cho phép các thiết chế pháp luật được nhận diện, nhận biết và quyền lực để tách trẻ em là nạn nhân của bạo hành/xâm hại khỏi người bạo hành/xâm hại.

Thứ tư, có chế tài xử phạt với những cá nhân, tổ chức đã nhận biết hành vi bạo hành/xâm hại trẻ em nhưng không kịp thời xử lý, báo với các cơ quan thực thi pháp luật.

Thứ năm, tổ chức các sự kiện, khóa học (có thể miễn phí) khuyến khích cha mẹ hoặc những người sắp trở thành cha mẹ tham dự để nâng cao nhận thức về quyền trẻ em.

Thứ sáu, xác định và tập trung giải quyết các nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc bạo hành trẻ em như vấn đề đói nghèo, vấn đề học hành, vấn đề thất nghiệp, v.v.

Tóm lại, mỗi một giải pháp phía trên để có thể đưa ra hành động cụ thể đều cần đến một công trình hoặc một thời gian nghiên cứu và tranh luận dài hạn. Tuy nhiên, cá nhân mình cho rằng để đi được đến một giải pháp, chúng ta luôn cần sự thận trọng và từ tốn, điều quan trọng là phải nhìn được hết các mặt lợi, hại của vấn đề vì đây là những điều có tác động trực tiếp đến trẻ em - một đối tượng quan trọng bậc nhất trong mỗi xã hội nhưng lại luôn là nhóm yếu thế.

Chào bạn, mình cho rằng những hành vi xâm hại, làm tổn thương trẻ em rất đáng lên án. Đáng tiếc, thủ phạm trong những vụ việc gần đây lại thường có mối quan hệ gần gũi với cha, mẹ ruột của các bé.

Vì bị phát giác, có sự chú ý tham gia của dư luận nhiều hơn, nên tạo ra cho chúng ta cảm giác gần đây số lượng các vụ bạo hành trẻ em tăng lên. Nhưng mình tin rằng, trên thực tế các vụ bạo hành, lạm dụng, xâm hại trẻ em không hề hiếm gặp như mọi người vẫn tưởng. Chúng vẫn tồn tại, âm thầm trong góc tối của các gia đình mà không phải người ngoài cuộc nào cũng biết, biết kịp thời và biết đi kèm với hành động can thiệp. Hậu quả là nhiều bé phải lớn lên cùng với các tổn thương dai dẳng về mặt tâm lý, thể chất.

Cha mẹ sinh con là bản năng, nhưng nuôi dạy con thì cần phải học hỏi và kiên nhẫn. Nhưng đáng buồn là không phải bậc phụ huynh nào cũng quan tâm đến việc học cách nuôi dạy con. Sẽ có không ít bạn trẻ phải làm cha mẹ từ sớm, làm cha mẹ ngoài ý muốn, làm cha mẹ vì mục đích kinh tế, làm cha mẹ đơn thân v.v... Đó là mầm mống của các hành vi bạo hành, xâm hại trẻ. Do đó, khi tiếp xúc với trẻ, nếu tinh ý, bạn sẽ biết được ngay gia đình bé có những thành viên như thế nào, nuôi dạy bé ra sao.

Nếu thấy có những trường hợp trẻ bị đe dọa hay có nguy cơ bị xâm hại, thì bạn nên lên tiếng can thiệp hoặc có thể liên hệ đến Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em theo số: 111 nhé.