Tại sao chúng ta không đủ dũng cảm để kết thúc một mối quan hệ?

  1. Tâm lý học

  2. Thinking Hub

Từ khóa: 

tình bạn

,

tình yêu

,

mối quan hệ

,

relationship

,

tâm lý học

,

thinking hub

Nếu không phải là vì còn tình cảm...thì là do thói quen !

Những thứ đã gắn bó với mình trong 1 khoảng thời gian nhất định, chắc chắn sẽ không dễ buông bỏ..

Trả lời

Nếu không phải là vì còn tình cảm...thì là do thói quen !

Những thứ đã gắn bó với mình trong 1 khoảng thời gian nhất định, chắc chắn sẽ không dễ buông bỏ..

Những người bạn tốt bụng, đã cùng bạn chia sẻ nhiều niềm vui; vào một thời điểm nào đó, hai bên thực sự gắn bó qua những năm học trò, những câu chuyện yêu đương khó khăn bi thảm. Nhưng cuộc sống thì hối hả quay, những cuộc chuyện trò với họ dần nhạt nhòa, và chúng ta đang tập trung vào bản thân nhiều hơn.

Hãy nhớ lấy một điều quan trọng, rằng quên mất một người không nhất thiết là bởi vì ấn tượng của bạn về họ đã xấu đi; ta có thể yêu mến một người, nhưng vẫn vì nhiều lý do mà không còn muốn gặp gỡ nữa.

Vấn đề thực tế thì rõ ràng là rất dễ giải quyết, nhưng chúng ta thường chủ động bằng cách bỏ quên mối quan hệ ấy đi, bớt liên lạc, qua lại dần với nhau. Tớ nghĩ cái khó ở đây chính là việc ta cảm thấy điều đó là tội lỗi, phải hạ mình,...hay muôn vàn những cảm xúc bức bối khác. 

https://cdn.noron.vn/2023/01/30/3256560048697385775704713656539282180967231n-1675065948.jpg

Cách tốt nhất là bạn nên tin tưởng và tự tin vào những quyết định của mình, tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Bạn sẽ thấy hạnh phúc bởi chính bạn, tự tin rằng mình không có nghĩa vụ phải luôn luôn thực hiện mong ước của người khác. Sự dũng cảm sẽ tự nó hình thành trong bạn mà thôi. ^^ 

Tôi nghĩ không ai đủ tự tin hoặc thẳng thắn để bày tỏ trực tiếp ý muốn kết thúc mối quan hệ đâu với người kia đâu. Chúng ta thường thể hiện nó một cách gián tiếp, xa cách dần, hạn chế giao tiếp, từ chối những cuộc đi chơi,...và cứ thế, chúng ta đã tự động tách rời khỏi một mối quan hệ không cùng tần sóng nữa rồi. Đã đến lúc mình cần phải tập trung vào bản thân mình hơn rồi. 

Dùng ví dụ như này cũng khá là buồn cười, nó cũng giống như là việc bạn có dám chê đồ ăn được nấu bởi một người trước mặt mình là dở tệ không? Chúng ta sống ở một xã hội tồn tại cái mà theo phong tục Samurai của người Nhật Bản gọi là hư lễ, nhiều là đằng khác. Ta sợ làm mất lòng người đối diện là một phần, sợ điều đó ảnh hưởng đến danh dự và cái tôi của chúng ta nhiều hơn. Như bạn biết đa phần người Việt Nam chúng ta có một cái tôi rất là lớn, nên thay vì chủ động nói ra câu kết thúc thì phần lớn để cho nó tự nhạt nhòa dần rồi đổ lỗi là do một điều gì đó khác.

Bởi vì mối quan hệ độc hại là mối quan hệ nhiều khi khó nói...

https://cdn.noron.vn/2023/01/30/68efc5a03d482e8727a708ff7393f6ee-1675066100.jpg

nếu như còn yêu thì bạn sợ mất đi đối phương. cảm giác không cam lòng nên không dám kết thúc mối quan hệ đó