Tại sao chúng ta lại hình thành những kí ức sai lệch?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

kí ức

,

kí ức sai lệch

,

tâm lý học

Trên thực tế não bộ thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân kích thích nên những gì não bộ ghi lại như 1 bản ký họa nhanh chóng, sơ lược và tất nhiên, điều đó gây ra độ sai lệch trong quá trình hồi tưởng lại thông tin. Vậy các tác nhân đó do đâu?

Thứ nhất, nhận thức không chính xác

Nhận thức của con người là cái nhìn chủ quan và chắc chắn sẽ không giống nhau. Nhận thức đó là không hoàn hảo. Ví dụ như có một vụ tai nạn về đám cháy tại Quan Hoa đêm qua (1/8), mỗi người chứng kiến lại có cái nhìn khác nhau và thậm chí không có cái nhình đúng nhất, rõ nhất về mọi thứ. Thông tin sai lệch từ ngay bước tiếp nhận và càng truyền đi thì lại càng sai. Việc kể lại các sự kiện đã xảy ra có thể khó khăn hoặc thậm chí bất khả thi vì họ không thực sự chứng kiến tất cả các chi tiết. Tâm trí của một người có thể lấp đầy các “khoảng trống” bằng cách hình thành những ký ức không thực sự xảy ra

Thứ hai, cảm xúc

Khi sự việc mà bạn đang gợi nhớ đã từng gây ra cho bạn cảm xúc mạnh như giận sữ, buồn, ức chế,.... trong cái tường hợp như tranh cãi, tai nạn thì rất đễ có thể nhận ra chính cảm xúc đã phá hủy trí nhớ của bạn. Điều đó dẫn đến những ký ức sai lệch hoặc không đáng tin.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng nhớ các sự kiện liên quan đến cảm xúc mạnh mẽ hơn, nhưng các chi tiết của những ký ức như vậy thường bị nghi ngờ. Kể lại những sự kiện quan trọng cũng có thể dẫn đến niềm tin sai lầm về độ chính xác của trí nhớ.

Thứ ba, thông tin sai lệch

Thông tin chính xác bị trộn lẫn với thông tin sai lệch làm biến dạng ký ức của chúng ta về các sự kiện. Loftus đã nghiên cứu về ký ức sai lệch từ những năm 1970 và công trình của bà đã chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng mà những thông tin này có thể gây ra đối với trí nhớ. Những người tham gia nghiên cứu của bà được cho xem hình ảnh của một vụ tai nạn giao thông.

Khi được hỏi về sự kiện sau khi xem ảnh, người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi dẫn dắt hoặc thông tin sai lệch. Sau đó, khi kiểm tra trí nhớ của những người tham gia về vụ tai nạn, những người bị cung cấp thông tin sai lệch có nhiều khả năng có ký ức sai về sự kiện hơn.

Thứ tư, phân bổ thông tin sai

Bạn đã bao giờ trộn lẫn các chi tiết của câu chuyện này với các chi tiết của câu chuyện khác? Chẳng hạn, khi kể với bạn bè về kỳ nghỉ vừa rồi, bạn có thể liên hệ nhầm một sự việc đã xảy ra trong một kỳ nghỉ từ vài năm trước.

Đây là một ví dụ về việc phân bổ thông tin sai có thể hình thành ký ức sai. Điều này có thể bao gồm việc kết hợp các yếu tố của những sự kiện khác nhau thành một câu chuyện gắn kết, nhớ nhầm về nơi bạn thu thập một phần thông tin cụ thể hoặc thậm chí nhớ lại những sự kiện tưởng tượng từ thời thơ ấu và tin rằng là chúng có thật.

Thứ năm, ý ức không rõ ràng

Khi nhớ lại, chúng ta thường không tập trung vào chi tiết thực tế mà thay vào đó, chúng ta nhớ lại những gì xảy ra một cách tổng thể

Đôi khi cách chúng ta giải thích thông tin không phản ánh chính xác những gì đã thực sự xảy ra. Những cách giải thích thiên lệch về các sự kiện có thể dẫn đến những ký ức sai lệch về các sự kiện ban đầu.

Nguồn tham khảo: khoahoctv

https://cdn.noron.vn/2022/08/02/3992165849785522-1659409651.jpg
Nguồn ảnh: Internet
Trả lời
Trên thực tế não bộ thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân kích thích nên những gì não bộ ghi lại như 1 bản ký họa nhanh chóng, sơ lược và tất nhiên, điều đó gây ra độ sai lệch trong quá trình hồi tưởng lại thông tin. Vậy các tác nhân đó do đâu?

Thứ nhất, nhận thức không chính xác

Nhận thức của con người là cái nhìn chủ quan và chắc chắn sẽ không giống nhau. Nhận thức đó là không hoàn hảo. Ví dụ như có một vụ tai nạn về đám cháy tại Quan Hoa đêm qua (1/8), mỗi người chứng kiến lại có cái nhìn khác nhau và thậm chí không có cái nhình đúng nhất, rõ nhất về mọi thứ. Thông tin sai lệch từ ngay bước tiếp nhận và càng truyền đi thì lại càng sai. Việc kể lại các sự kiện đã xảy ra có thể khó khăn hoặc thậm chí bất khả thi vì họ không thực sự chứng kiến tất cả các chi tiết. Tâm trí của một người có thể lấp đầy các “khoảng trống” bằng cách hình thành những ký ức không thực sự xảy ra

Thứ hai, cảm xúc

Khi sự việc mà bạn đang gợi nhớ đã từng gây ra cho bạn cảm xúc mạnh như giận sữ, buồn, ức chế,.... trong cái tường hợp như tranh cãi, tai nạn thì rất đễ có thể nhận ra chính cảm xúc đã phá hủy trí nhớ của bạn. Điều đó dẫn đến những ký ức sai lệch hoặc không đáng tin.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng nhớ các sự kiện liên quan đến cảm xúc mạnh mẽ hơn, nhưng các chi tiết của những ký ức như vậy thường bị nghi ngờ. Kể lại những sự kiện quan trọng cũng có thể dẫn đến niềm tin sai lầm về độ chính xác của trí nhớ.

Thứ ba, thông tin sai lệch

Thông tin chính xác bị trộn lẫn với thông tin sai lệch làm biến dạng ký ức của chúng ta về các sự kiện. Loftus đã nghiên cứu về ký ức sai lệch từ những năm 1970 và công trình của bà đã chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng mà những thông tin này có thể gây ra đối với trí nhớ. Những người tham gia nghiên cứu của bà được cho xem hình ảnh của một vụ tai nạn giao thông.

Khi được hỏi về sự kiện sau khi xem ảnh, người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi dẫn dắt hoặc thông tin sai lệch. Sau đó, khi kiểm tra trí nhớ của những người tham gia về vụ tai nạn, những người bị cung cấp thông tin sai lệch có nhiều khả năng có ký ức sai về sự kiện hơn.

Thứ tư, phân bổ thông tin sai

Bạn đã bao giờ trộn lẫn các chi tiết của câu chuyện này với các chi tiết của câu chuyện khác? Chẳng hạn, khi kể với bạn bè về kỳ nghỉ vừa rồi, bạn có thể liên hệ nhầm một sự việc đã xảy ra trong một kỳ nghỉ từ vài năm trước.

Đây là một ví dụ về việc phân bổ thông tin sai có thể hình thành ký ức sai. Điều này có thể bao gồm việc kết hợp các yếu tố của những sự kiện khác nhau thành một câu chuyện gắn kết, nhớ nhầm về nơi bạn thu thập một phần thông tin cụ thể hoặc thậm chí nhớ lại những sự kiện tưởng tượng từ thời thơ ấu và tin rằng là chúng có thật.

Thứ năm, ý ức không rõ ràng

Khi nhớ lại, chúng ta thường không tập trung vào chi tiết thực tế mà thay vào đó, chúng ta nhớ lại những gì xảy ra một cách tổng thể

Đôi khi cách chúng ta giải thích thông tin không phản ánh chính xác những gì đã thực sự xảy ra. Những cách giải thích thiên lệch về các sự kiện có thể dẫn đến những ký ức sai lệch về các sự kiện ban đầu.

Nguồn tham khảo: khoahoctv

https://cdn.noron.vn/2022/08/02/3992165849785522-1659409651.jpg
Nguồn ảnh: Internet