Tại sao chúng ta thường khôn ngoan trong tình huống khó xử của người khác nhưng thiếu sáng suốt trong vấn đề của mình?

  1. Tâm lý học

Có khi nào bạn được xem như là chiến thần trong việc đưa ra những lời khuyên cho những vấn đề của người khác nhưng lại bấp bênh ngay trong những khó khăn của chính bản thân mình không?

Tại sao chúng ta rất dễ dàng đưa ra lời khuyên cho người khác dưới phân tích có vẻ sắc sảo nhưng khi mình gặp vấn đề chúng ta rất khó đưa ra một quyết định sáng suốt?

Từ khóa: 

tâm lý học

Trong Tâm lý học người ta gọi đó là Nghịch lý Solomon - thông thái trong vấn đề người khác nhưng khờ dại trước vấn đề cá nhân.
Rõ ràng, khi mọi người phải xử lý những vấn đề “không liên quan”, tức là bản thân họ không trực tiếp có mặt hoặc chi phối trực tiếp vào sự việc, họ không có gánh nặng tâm lý nên nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đa chiều hơn. Góc nhìn của ta mở rộng với bán kính 360 độ, ta nghiễm nhiên trở thành một chuyên gia tư vấn tình cảm lành nghề hoặc nhà tâm lý học đáng tin cậy.
Thứ hai, bản thân ta đang sử dụng góc nhìn từ người thứ ba nên hạn chế sự hiện hữu của thiên vị, vai trò của cảm xúc trí tuệ (EQ) được phát huy tối đa. Như cá dưới biển vẫn thấy nước sạch và cung cấp đủ thức ăn cho nó nhưng chỉ có chim trên cành mới nhận ra biển vẩn đục và đầy rác thải. Vì là người trung lập nên ta có cơ hội đánh giá cả hai phía, không bị chi phối bởi quà tặng, lời nịnh nọt, cảm xúc mãnh liệt… hay những thứ “vỗ về” nhất thời để lầm tưởng và đi đến kết luận sai lệch.
Nói tóm lại, người ngoài cuộc có thể thỏa hiệp và dễ dàng chấp nhận những viễn cảnh khác nhau của vấn đề.
Trả lời
Trong Tâm lý học người ta gọi đó là Nghịch lý Solomon - thông thái trong vấn đề người khác nhưng khờ dại trước vấn đề cá nhân.
Rõ ràng, khi mọi người phải xử lý những vấn đề “không liên quan”, tức là bản thân họ không trực tiếp có mặt hoặc chi phối trực tiếp vào sự việc, họ không có gánh nặng tâm lý nên nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đa chiều hơn. Góc nhìn của ta mở rộng với bán kính 360 độ, ta nghiễm nhiên trở thành một chuyên gia tư vấn tình cảm lành nghề hoặc nhà tâm lý học đáng tin cậy.
Thứ hai, bản thân ta đang sử dụng góc nhìn từ người thứ ba nên hạn chế sự hiện hữu của thiên vị, vai trò của cảm xúc trí tuệ (EQ) được phát huy tối đa. Như cá dưới biển vẫn thấy nước sạch và cung cấp đủ thức ăn cho nó nhưng chỉ có chim trên cành mới nhận ra biển vẩn đục và đầy rác thải. Vì là người trung lập nên ta có cơ hội đánh giá cả hai phía, không bị chi phối bởi quà tặng, lời nịnh nọt, cảm xúc mãnh liệt… hay những thứ “vỗ về” nhất thời để lầm tưởng và đi đến kết luận sai lệch.
Nói tóm lại, người ngoài cuộc có thể thỏa hiệp và dễ dàng chấp nhận những viễn cảnh khác nhau của vấn đề.
Ngoài sáng trong tối mà.
Người ngoài thì thường sáng hơn người trong cuộc nhưng theo mình thì là do người ngoài không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nên khi đưa ra quyết định có phần lý trí và sáng suốt hơn.
Ví dụ ở xóm mình có một đứa bé được nuông chiều quá nên sinh hư, ai cũng khuyên bố mẹ thằng bé nên nghiêm khắc hơn nhưng bố mẹ nó thương con nên không nghe (bị ảnh hưởng bởi cảm xúc).
Hoặc khi đứa bạn cứ đâm đầu yêu một thằng không ra gì mặc dù bị cắm sừng nhiều lần bất chấp những lời khuyên của mình thì đó cũng là do bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nên lý trí bị lu mờ (do quá yêu nên ngu, còn mình là người ngoài nên nhìn nhận sự việc không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc)