Tại sao đã yêu rồi lại phải chia tay?

  1. Tình yêu

Từ khóa: 

tình yêu

Chia tay chưa hẳn đã là hết yêu, mà là duyên của 2 người chỉ đến thời điểm đó thôi.

Con người sinh ra ai cũng có số phận cả rồi. Vậy nên mới có câu "Có duyên nhưng không có phận" là như vậy đó.

Trả lời

Chia tay chưa hẳn đã là hết yêu, mà là duyên của 2 người chỉ đến thời điểm đó thôi.

Con người sinh ra ai cũng có số phận cả rồi. Vậy nên mới có câu "Có duyên nhưng không có phận" là như vậy đó.

Có sinh có diệt, tiệc nào chẳng tan. Tình yêu vốn dĩ chẳng phải thứ trường cửu, nếu nó mà trường cửu thì đâu cần phải mong cầu cho đc trăm năm. Nên gặp nhau, yêu nhau là duyên, nhưng nợ nhau chưa đủ thì mỗi cái duyên không đủ để gắn kết 2 con người, duyên hết tình tan, mỗi người mỗi ngã. Đó cũng là cái quy luật chung của cuộc đời con người.

Chấp nhận buông tay đi rồi sẽ có những cái duyên cái nợ khác ở phía trước. Cuộc đời trăm năm thì ngắn ngủi nhưng so với con người trăm năm vẫn còn dài. Đời còn dài, tương lai còn lai rai phía trước. Cứ mạnh mẽ đương đầu, đến thì đón nhận mà đi cũng ko nuối tiếc. Rồi khi thực sự trưởng thành, nhìn lại biết đâu lại mỉm cười vì thấy quá khứ sao ngây ngô đến vậy.

Trên góc độ khoa học thì yêu chỉ là kích thích của các hormone trong cơ thể. Khi yêu 1 người cơ thể sẽ bị kích thích và tiết ra các hormone đó. Nhưng thời gian về dài kích thích đó ko còn đủ lớn, nồng độ hormone do đó giảm dần. Đến khi nó ko còn đủ nữa thì tình yêu ko còn, con ng lại luôn muốn trải qua tình yêu. Lúc đó giữa 2 ng ko có 1 thứ gì khác như gia đình, con cái, trách nhiệm,... để gắn kết thì chia tay là điều dễ hiểu.

Vậy đấy, nhìn cả 2 hướng thì yêu rồi chia tay chỉ là việc thông thường mà loài ng từ bao đời nay vẫn luôn có ng phải trải quả, chẳng có gì là đáng sợ hay thắc mắc cả. Cứ quan niệm buông tay để nắm lấy thứ tốt hơn là đc. Nhưng cái gì cũng có mặt trái nên cũng đừng quá lạm dụng.

Thì hết yêu... mình luôn quan niệm rằng không có gì chia tay nhau được ngoài việc hết yêu nhau.