Tại sao giờ giới trẻ thích đọc sách dạy làm giàu với dạy làm người thế trong khi các bậc cha chú trong nhà khuyên thì không thích nghe?

  1. Sách

  2. Tâm sự cuộc sống

Tôi có thắc mắc thế này mong cộng đồng giải đáp: giờ sách dạy làm giàu với làm người nhan nhản khiến các cháu tốn tiền mua về đọc hàng chồng trong khi người thân trong nhà khuyên bảo kinh nghiệm thực tế của cuộc đời thì không bao giờ nghe. Nguyên nhân là do đâu? do mình không biết cách diễn đạt hay kiến thức của mình quá ít so với hiểu biết của mấy tác giả nước ngoài và không áp dụng được?

Từ khóa: 

sách dạy làm giàu

,

giới tre

,

sách

,

tâm sự cuộc sống

Chia sẻ suy nghĩ cá nhân Ryan với bạn về chủ đề này:

Hoàn cảnh mình sử dụng cụ thể:

- Người trẻ: Con trai 25 tuổi tốt nghiệp Đại Học ngành Quản Trị Kinh Doanh - đang làm quản lý cấp Trung tại

Tập đoàn Đa Quốc Gia, cầu tiến và có văn hóa đọc.

- Cha chú: Cựu chiến binh, chủ cơ sở buôn bán nhỏ, 55 tuổi, tự thân lao động từ nhỏ, thường đọc báo chính thống, không có sở thích đọc sách.

Theo mình nhìn nhận nguyên nhân rằng:

Người trẻ tiếp nhận thông tin "rất rất rất" nhiều trong thời đại này qua Internet và du lịch, du học.

Cha chú chỉ thu nhặt qua kinh nghiệm và thông tin báo chí.

Và các chủ đề cũng "rất rất rất" đa dạng và phong phú hơn cái mà ngày xưa cha chú quan tâm chỉ xoay quanh cơm áo gạo tiền, sỉ diện với xã hội, kỳ vọng quá mức vào con cái.

Đồng thời tiếp nhận những văn hóa, hệ tư tưởng " "Khác Biệt" hơn về những khái niêm lớn như Tự Do, Chính Trị, Sống Chết, Trách nhiệm....

Phương pháp và xác định nguồn uy tín đề tham khảo cũng thường xuyên chỉ có ở người trẻ

Chỉ tin vào số liệu và kết quả, hiệu quả, hiệu suất,cũng như là lợi nhuận.

Cha chú thường không có thói quen đó, rất cảm tính.

Cha chú sống tình cảm hơn vì Văn Hóa Làng Xã của thời kỳ kháng chiến vẫn còn

Người trẻ đôc lập và ít tình cảm hơn do Văn Hóa Đô Thị hiện tại đang bành trướng.

Còn nhiều góc độ khác để nói về vấn đề này. Nhưng hôm nay mình chỉ chia sẻ bấy nhiêu thôi.

Cám ơn bạn vì câu hỏi rất hay.

Mình cũng đang thuộc type nhân vật người trẻ. Hi

Trả lời

Chia sẻ suy nghĩ cá nhân Ryan với bạn về chủ đề này:

Hoàn cảnh mình sử dụng cụ thể:

- Người trẻ: Con trai 25 tuổi tốt nghiệp Đại Học ngành Quản Trị Kinh Doanh - đang làm quản lý cấp Trung tại

Tập đoàn Đa Quốc Gia, cầu tiến và có văn hóa đọc.

- Cha chú: Cựu chiến binh, chủ cơ sở buôn bán nhỏ, 55 tuổi, tự thân lao động từ nhỏ, thường đọc báo chính thống, không có sở thích đọc sách.

Theo mình nhìn nhận nguyên nhân rằng:

Người trẻ tiếp nhận thông tin "rất rất rất" nhiều trong thời đại này qua Internet và du lịch, du học.

Cha chú chỉ thu nhặt qua kinh nghiệm và thông tin báo chí.

Và các chủ đề cũng "rất rất rất" đa dạng và phong phú hơn cái mà ngày xưa cha chú quan tâm chỉ xoay quanh cơm áo gạo tiền, sỉ diện với xã hội, kỳ vọng quá mức vào con cái.

Đồng thời tiếp nhận những văn hóa, hệ tư tưởng " "Khác Biệt" hơn về những khái niêm lớn như Tự Do, Chính Trị, Sống Chết, Trách nhiệm....

Phương pháp và xác định nguồn uy tín đề tham khảo cũng thường xuyên chỉ có ở người trẻ

Chỉ tin vào số liệu và kết quả, hiệu quả, hiệu suất,cũng như là lợi nhuận.

Cha chú thường không có thói quen đó, rất cảm tính.

Cha chú sống tình cảm hơn vì Văn Hóa Làng Xã của thời kỳ kháng chiến vẫn còn

Người trẻ đôc lập và ít tình cảm hơn do Văn Hóa Đô Thị hiện tại đang bành trướng.

Còn nhiều góc độ khác để nói về vấn đề này. Nhưng hôm nay mình chỉ chia sẻ bấy nhiêu thôi.

Cám ơn bạn vì câu hỏi rất hay.

Mình cũng đang thuộc type nhân vật người trẻ. Hi

Theo mình thì thực ra do quan điểm và cách nhìn của các bạn trẻ và cha chú trong nhà hiện tại là thuộc 2 thế hệ nên góc nhìn sẽ có nhiều điểm khác nhau. NGười lớn thường sẽ đem những cái xưa cũ ra nói và thường có xu hướng nói rất dài dòng mà không vào trọng tâm (việc này mình thường xuyên gặp) nên các bạn nghe không hiểu và cảm thấy nhàm chán.

Thứ 2 là người chia sẻ quan điểm có thành công chưa, nếu thực sự có thành công đáng ngưỡng mộ thì các bạn sẽ tự tìm đến hỏi han, nếu không sẽ khó mà phục được.

Trừ khi đó là những người thân thiết, có sự kính trọng nhất định. Còn không thì 1 là không cùng góc nhìn, 2 là không có sự tin cậy nhất định nên sẽ dẫn đến việc không muốn nghe.