Tại sao ly Starbucks đắt như vậy nhưng vẫn luôn cháy hàng?

  1. Marketing

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Mình thấy 1 cốc giá cũng trên dưới 1 triệu, chi phí khá đắt khi bỏ ra số tiền lớn như vậy để sở hữu 1 chiếc cốc. Tại sao người ta vẫn đua nhau mua và Starbucks vẫn luôn cháy hàng?

https://cdn.noron.vn/2022/01/17/starbucks-collectibles-06-xmas-2021-1642418514_1024.jpg
Từ khóa: 

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Hiệu ứng khan hiếm là chiến lược marketing tâm lý lớn nhất mà Starbuck áp dụng cho chiến lược tiếp thị sản phẩm này. Những chiếc ly được bán ra theo mùa không đồng loạt ra mắt cùng 1 phiên bản tại các nước khác nhau với số lượng được bán ra ở mỗi cửa hàng rất giới hạn. Mà đặc biệt ở chỗ cảm giác hụt hẫng khi 1 món đồ trượt khỏi tay mình thì càng kích thích họ tâm lý chinh phục cho món đồ sau đó. Từ đó khiến khách hàng luôn trong trạng thái mong chờ, túc trực cơn sốt cho lần mở bán tiếp theo.

Và một hiệu ứng tâm lý thú vị hơn nữa đó là hiệu ứng Veblen. Hiệu ứng này mô tả hiện tượng người tiêu dùng mua sản phẩm xa xỉ nhằm củng cố uy quyền về tài chính, nghĩa là để phô trương quyền lực qua số tài sản ''kếch xù'' qua những món đồ xa xỉ. Và họ càng muốn tiêu dùng những món đồ xa xỉ nhiều hơn. Áp dụng vào Starbuck, đây là 1 thương hiệu cao cấp với độ nhân diện cao nên đặc biệt hiệu quả với các Fan của Starbuck. Hơn nữa mục tiêu của họ đánh vào tệp giới trẻ (đối tượng muốn thể hiện bản thân cao nhất) nên càng củng cố sự hiệu quả của hiệu ứng này.

Trả lời

Hiệu ứng khan hiếm là chiến lược marketing tâm lý lớn nhất mà Starbuck áp dụng cho chiến lược tiếp thị sản phẩm này. Những chiếc ly được bán ra theo mùa không đồng loạt ra mắt cùng 1 phiên bản tại các nước khác nhau với số lượng được bán ra ở mỗi cửa hàng rất giới hạn. Mà đặc biệt ở chỗ cảm giác hụt hẫng khi 1 món đồ trượt khỏi tay mình thì càng kích thích họ tâm lý chinh phục cho món đồ sau đó. Từ đó khiến khách hàng luôn trong trạng thái mong chờ, túc trực cơn sốt cho lần mở bán tiếp theo.

Và một hiệu ứng tâm lý thú vị hơn nữa đó là hiệu ứng Veblen. Hiệu ứng này mô tả hiện tượng người tiêu dùng mua sản phẩm xa xỉ nhằm củng cố uy quyền về tài chính, nghĩa là để phô trương quyền lực qua số tài sản ''kếch xù'' qua những món đồ xa xỉ. Và họ càng muốn tiêu dùng những món đồ xa xỉ nhiều hơn. Áp dụng vào Starbuck, đây là 1 thương hiệu cao cấp với độ nhân diện cao nên đặc biệt hiệu quả với các Fan của Starbuck. Hơn nữa mục tiêu của họ đánh vào tệp giới trẻ (đối tượng muốn thể hiện bản thân cao nhất) nên càng củng cố sự hiệu quả của hiệu ứng này.

Đi theo xu hướng thôi, cái này Starbucks cũng đánh vào tâm lý sưu tầm đồ limited của người tiêu dùng cực khôn ngoan. Người ta thích sưu tầm những đồ hiếm, đôi lúc còn để thể hiện bản thân nữa mà =))

Tâm lý sính ngoại, thích đồ hiếm, thích chanh sả thôi bạn!

khách hàng của Starbucks hướng tới là tầng lớp trung lưu, thu nhập từ khá đến cao. Vì vậy 1tr đối với họ cũng chỉ bằng vài trăm với những người có thu nhập binh thường, cũng dễ hiểu thôi tại sao cốc lại luôn cháy hàng. Vả lại như ai cũng thấy thì thiết kế của Starbucks phải nói là quá đẹp, nhìn chanh sả thể hiện được đẳng cấp khác hẳn với brand cốc thông thường. Nếu mình có thu nhập khá hơn thì mình cũng sẽ sắm một em để thỏa mãn niềm đam mê này :v