Tại sao nên ngừng đi tìm động lực?

  1. Phong cách sống

Hãy để tôi bắt đầu về câu chuyện Lưu Bình – Dương Lễ “Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất là tương đắc. Dương Lễ ra sức học thi đậu làm quan to, còn Lưu Bình thì thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu.

Nhớ đến Dương Lễ hiện đang làm quan lớn nên tìm đến nhà để nhờ giúp đỡ nhưng bị Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với đĩa cà thâm để đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, quen với một thiếu phụ tên là Châu Long. Nàng ta giao hẹn khi nào Lưu Bình đỗ đạt thì mới tính việc vợ chồng.

Nhờ sự giúp đỡ của Châu Long cộng với động lực to lớn nhờ sự khinh bạc của Dương Lễ nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ, đến khoa thi năm đó thi đỗ Trạng nguyên. Sau đó lại không thấy Châu Long đâu nữa, lại gặp Lưu Bình đến mừng Trạng Nguyên, Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì mới biết Châu Long là thiếp thứ ba của Dương Lễ.

Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài.”

Kỳ thực trong truyện, để đạt được đến thành công, Lưu Bình đã lấy rất nhiều động lực từ kế khích tướng, sự khinh bạc của Dương Lễ hay động lực để lấy vợ đẹp Châu Long. Nhưng thực sự, đó có phải là chìa khóa thành công của Lưu Bình?

Thông thường mọi người vẫn cho rằng đi tìm động lực là một yếu tố rất quan trọng để đạt được một mục tiêu nào đó. Nhưng động lực đã được đánh giá quá cao.

Đừng hiểu lầm tôi. Động lực là điều quan trọng để đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong cuộc sống.

Nhưng động lực không phải điều quan trọng nhất. Động lực là rất hay thay đổi, nó phụ thuộc vào tâm trạng của bạn. Giống như ý chí, chúng ta chỉ có thể tập hợp một lượng giới hạn theo yêu cầu. Vì vậy, rất khó để bạn luôn luôn tìm thấy động lực để làm những gì cần phải được thực hiện.


Giống như việc Lưu Bình chăm chỉ học mà đỗ đạt đến Trạng Nguyên có phải chỉ vì động lực lấy được vợ đẹp và trả thù được sự khinh bỉ của Dương Lễ. Tôi cho rằng không phải, động lực là điều khiến Lưu Bình thay đổi chăm chỉ học hành nhưng việc ngày đêm cày cuốc học hành trở thành thói quen mới khiến Lưu Bình đạt được thành công lớn hơn

Thói quen đánh bại động lực. Trong mọi tình huống. Bạn sẽ biết điều này nếu bạn đã từng đấu tranh để bỏ hút thuốc hoặc từ bỏ bất kỳ thói quen nào khác. Không phải là bạn không thể thấy những lợi ích, hoặc bạn không tin rằng bỏ thuốc lá sẽ cải thiện sức khỏe của bạn. Những lợi ích từ việc bỏ hút thuốc lá sẽ làm cho bạn có động cơ khác.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng sức mạnh của thói quen này để lợi thế của bạn. Xác định các nhiệm vụ và hành vi quan trọng để đạt được mục tiêu của bạn. Chuyển đổi các hoạt động và hành vi này thành thói quen. Bạn sẽ sớm thấy mình thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và lặp đi lặp lại một cách nhất quán, mà không cần phải dựa vào trữ lượng giới hạn của ý chí và động lực của bạn.

Còn bây giờ thì sao, bạn đã sẵn sàng xây dựng các thói quen mới thay vì tiếp tục đi tìm động lực?

Từ khóa: 

động lực

,

thói quen

,

phong cách sống

Động lực y như cái tụ đề của motor điện. Nếu dong điện ko đủ mạnh motor sẽ ko thể bắt đầu được. Có tụ, khi bật điện lên tụ nạp điện rồi xả một dòng điện lớn vào động cơ. Động cơ bắt đầu chuyển từ đứng yên sang quay vòng. Lúc quay vòng rồi thì ko cần đến tụ nữa. Nó có đà, vào guồng rồi thì dòng điện bình thường đủ để nó quay. Nếu ko có tụ thì phải dùng tay hoặc thứ khác để quay ban đầu động cơ.

Động lực là vậy đó. Nhờ nó mới khiên ta bước sang một ngã rẽ khác để hướng đến một đích đến khác. Trên con đường đó, việc ta bước đi bước đều bước đều ấy chính là thói quen.

Bạn nói rằng xây dựng thói quen mới thay vì đi tìm động lực. Vậy thói quen đó là gì? Nó giúp ích gì cho bạn? Nó hướng bạn đến đích đến nào?

Nếu cứ mông lung vậy thì thói quen đó chẳng có lợi ích gì. Còn nếu tập thói quen đó để đạt đến một mục tiêu, thì đơn giản rằng con đường đến mục tiêu đó là động lực cho chúng ta thay đổi mình.

Tôi phải thành công. Đó chính là động lực rồi. Chẳng qua vì chữ thành công quá chung chung nên nó ko đủ lớn để ng ta thay đổi mình. Mà hễ động lực ko đủ lớn thì thói quen có đến mấy vẫn có thể sinh chán nản khi gặp khó khăn.

Nhiều người bảo: tôi muốn bỏ cuộc lắm rồi nhưng con cha mẹ, còn con cái tôi phải ráng đứng lên. Chỉ một số ng là nói: Nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng vì quen tay, có bạn bè nên tôi cố gắng. Xin lỗi, đó chẳng qua chỉ là ko kiếm ra việc khác nên ráng thôi.

Tốt nhất, xác định mục tiêu, tạo động lực để thay đổi mình vì mục tiêu đó, tập các thói quen để phát triển bản thân hướng đến mục tiêu, đùng ý chí cũng như châm thêm động lực để hoàn thành mục tiêu.

Trả lời

Động lực y như cái tụ đề của motor điện. Nếu dong điện ko đủ mạnh motor sẽ ko thể bắt đầu được. Có tụ, khi bật điện lên tụ nạp điện rồi xả một dòng điện lớn vào động cơ. Động cơ bắt đầu chuyển từ đứng yên sang quay vòng. Lúc quay vòng rồi thì ko cần đến tụ nữa. Nó có đà, vào guồng rồi thì dòng điện bình thường đủ để nó quay. Nếu ko có tụ thì phải dùng tay hoặc thứ khác để quay ban đầu động cơ.

Động lực là vậy đó. Nhờ nó mới khiên ta bước sang một ngã rẽ khác để hướng đến một đích đến khác. Trên con đường đó, việc ta bước đi bước đều bước đều ấy chính là thói quen.

Bạn nói rằng xây dựng thói quen mới thay vì đi tìm động lực. Vậy thói quen đó là gì? Nó giúp ích gì cho bạn? Nó hướng bạn đến đích đến nào?

Nếu cứ mông lung vậy thì thói quen đó chẳng có lợi ích gì. Còn nếu tập thói quen đó để đạt đến một mục tiêu, thì đơn giản rằng con đường đến mục tiêu đó là động lực cho chúng ta thay đổi mình.

Tôi phải thành công. Đó chính là động lực rồi. Chẳng qua vì chữ thành công quá chung chung nên nó ko đủ lớn để ng ta thay đổi mình. Mà hễ động lực ko đủ lớn thì thói quen có đến mấy vẫn có thể sinh chán nản khi gặp khó khăn.

Nhiều người bảo: tôi muốn bỏ cuộc lắm rồi nhưng con cha mẹ, còn con cái tôi phải ráng đứng lên. Chỉ một số ng là nói: Nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng vì quen tay, có bạn bè nên tôi cố gắng. Xin lỗi, đó chẳng qua chỉ là ko kiếm ra việc khác nên ráng thôi.

Tốt nhất, xác định mục tiêu, tạo động lực để thay đổi mình vì mục tiêu đó, tập các thói quen để phát triển bản thân hướng đến mục tiêu, đùng ý chí cũng như châm thêm động lực để hoàn thành mục tiêu.

Động lực chính là được làm những gì mình thích, mình đam mê

Mà để muốn biết những điều mình thích thì phải thử

Tôi sẽ cho bạn một ví dú nha : nếu bạn muốn học võ, bạn sẽ đi đăng kí một lớp học, những ngày đầu bạn sẽ rất chăm chỉ cho dù có nhiều đọng tác khó khăn thậm chí gây đau nhức cơ thể. Nhưng tôi cá là nếu bạn không có động lực thì bạn sẽ chẳng duy trì nổi một tháng trời đi tập dù trời mưa gió, cơ thể đau nhức và những cám dỗ khác sẽ níu bạn ở nhà thôi nhưng nếu bạn có một động lực tập võ là để bảo vệ bạn thân bởi bạn từng bị kẻ xấu đánh đập nhưng bạn lại quá yếu đuối để chống cự chẳng hạn. Thì khi đó tôi tin chắc rằng bạn sẽ đi tập không sót một buổi nào và duy trì nó lâu dài