Tại sao người ta có thể đứng trên đinh mà không bị chảy máu?

  1. Kiến thức chung

Mình có xem xiếc thấy người ta có thể đứng trên cả một mảng đinh lớn mà không bị chảy máu. Hoặc tương tự là họ có thể đi qua những mảnh thủy tinh vỡ mà chỉ trầy xước nhẹ. Sao có thể vậy nhỉ?
Từ khóa: 

kiến thức chung

Việc bạn có bị thủng chân hay ko cái quyết định là áp suất chứ ko phải là lực.

Áp suất = Lực/ Diện tích bề mặt tiếp xúc 

Trọng lượng của bạn tạo ra lực, và là cố định. Áp suất tạo ra là bao nhiêu còn phụ thuộc và diện tích bề mặt tiếp xúc, cả mảng đinh thì diện tích tiếp xúc nhiều, áp suất nhỏ nên chân ko sao. Càng nhiều đinh thì càng an toàn nhé ^^.


Trả lời

Việc bạn có bị thủng chân hay ko cái quyết định là áp suất chứ ko phải là lực.

Áp suất = Lực/ Diện tích bề mặt tiếp xúc 

Trọng lượng của bạn tạo ra lực, và là cố định. Áp suất tạo ra là bao nhiêu còn phụ thuộc và diện tích bề mặt tiếp xúc, cả mảng đinh thì diện tích tiếp xúc nhiều, áp suất nhỏ nên chân ko sao. Càng nhiều đinh thì càng an toàn nhé ^^.


Cái này học ở vật lý lớp 8 rồi mà, diện tích tiếp xúc càng lớn thì áp suất càng nhỏ và ngược lại. Rõ ràng có rất nhiều kiến thức khi đi học đã được học rồi vậy mấy bạn học sinh hình như chẳng áp dụng được bao nhiêu thì phải.

Theo mình hiểu đinh càng nhiều thì khi nằm lên lực chia đều nên không bị sao 😅😅 không biết liệu đúng không