Tâm lí bất thường?

  1. Tâm lý học

Em từ nhỏ cho đến khi học lớp 10 sống một mình, cái gì cũng tự làm, ít có tiếp xúc người lạ. Mỗi lần em ở nơi đông người là em cảm thấy vô cùng căng thẳng, bối rối, không làm được gì. Lúc ở một mình thì em làm mọi thứ hoàn hảo, trôi chảy. Em cũng không hiểu sao mình vậy nữa, có cách nào giúup em bớt đuọc chứng bệnh và đưa ra một lời khuyên ạ.

Từ khóa: 

tâm lý học

Trường hợp của em anh nghĩ chưa thể gọi là tâm lý bất thường, có thể em là người hướng nội chăng? Nếu em chỉ cảm thấy không thoải mái khi ở nơi đông người thì không sao, có thể luyện tập để bớt căng thẳng hơn em ạ. 
Trả lời
Trường hợp của em anh nghĩ chưa thể gọi là tâm lý bất thường, có thể em là người hướng nội chăng? Nếu em chỉ cảm thấy không thoải mái khi ở nơi đông người thì không sao, có thể luyện tập để bớt căng thẳng hơn em ạ. 

Chào em, em không cô đơn vì chị cũng đã từng ở hoàn cảnh giống như em. Khi ở một mình, chị tự tin hát, tự tin móc mũi, tự tin làm bất kể điều gif bản thân thấy thoải mái. Và quan trọng là hiệu suất công việc có thể đảm bảo 100%, thậm chí còn hơn thế nữa khi chị ở một mình. Còn trước mặt đám đông, chị muốn ý kiến nhưng sợ sai, chị muốn nói một cách trôi chảy nhưng luôn vấp, nói gì quên đó. Chị và em không những tự ti mà còn hướng nội.

Thực ra em vẫn bình thường, hoàn toàn bình thường, nhưng kỹ năng sống còn kém. Chị thường trau dồi bản thân bằng việc tích cực nói chuyện, tâm sự với mọi người. Tuy tự thấy mình vô dụng nhưng người được an ủ, nói chuyện cùng mình vẫn rất vui. À, còn trau dồi kiến thức nữa, chị nhận ra chị cực kỳ tự tin và coi những người dưới bục giảng như bình phong để mình hoàn thành trọn vẹn bài thuyết trình. Nay chị chưa dám nói là chị tự tin 100% nhưng cũng đã tích cực hơn rất nhiều. 

Để giảm thiểu âu lo và phát huy toàn diện bản thân, em cần học hỏi thêm cách thu hút người khác của các bạn hướng ngoại, từ cử chỉ lời nói tới hành động xem người đó bộc lộ ra sao và khán giả nghĩ như thế nào. Thêm nữa là luôn phải trau dồi kỹ năng sống và kiến thức. Khi em tự tin với tri thức của mình, khi em có một người bạn thân ngồi dưới sân khấu cổ vũ em có thể vượt qua câu chuyện tự ti này dễ dàng. 

Có thể em đang mắc Hội chứng Ám ảnh xã hội.
Biểu hiện của hội chứng này là rối loạn lo âu sợ phải đến những nơi lạ lẫm hoặc đông người. Bởi những nơi này làm em cảm thấy hoang mang, toàn thân căng thẳng. Khi nói chuyện với người khác thì lắp bắp, đỏ mặt, luôn có tâm lý rụt rè tự ti. Khi được yêu cầu đứng lên phát biểu trước đám đông tập thể thì sẽ càng cảm thấy đầu óc trống rỗng, không thể nào suy nghĩ rõ ràng và cũng không biết nên nói những gì.
Muốn thực sự giải thoát khỏi ám ảnh xã hội để trở thành một người thành công, đầu tiên em cần phải giải quyết vấn đề tâm lý. Nỗ lực mở rộng vùng tâm lý cởi mở, đồng thời thẳng thắn, tích cực, dũng cảm thể hiện chính mình, đừng e ngại bộc lộ khuyết điểm và nhược điểm của bản thân.
Franklin Delano Roosevelt - Tổng thống thứ 32 của Mỹ, từng nói: 
“Mỗi tay lính mới dường như đều mắc chứng rối loạn hoảng sợ, hoảng sợ không phải là nhát gan, mà do tâm lý quá lo lắng.” 
Em cần phải biết, sợ nói chuyện trước đám đông không phải là hiện tượng cá biệt. Nhiều bậc thầy diễn thuyết dù ăn nói trôi chảy trên sân khấu cũng từng phải phiền não về việc này, thậm chí họ vẫn chưa khắc phục được cảm giác lo lắng kể cả sau khi họ đã thành công. Còn cụ thể cần phải làm thế nào, dưới đây có một số lời khuyên cho em:
1. Khẳng định bản thân nhiều hơn
Người có tài ăn nói thường vô cùng tự tin. Trong cuộc sống thường nhật, em phải học cách nhạy cảm phát hiện những ưu thế của mình, khẳng định bản thân nhiều hơn và đừng viện cớ cho sự rụt rè của mình. Khi mà em không ngừng gửi gắm những thông điệp tích cực cho bản thân, em sẽ nhận ra rằng thực ra bản thân mình rất ưu tú. Chúng ta chỉ cần bày tỏ rõ ràng nội tâm chân thực của bản thân là đủ, còn lại đừng quá băn khoăn.
2. Đừng sợ những lời bàn tán của người khác
Bị người khác bàn tán là điều hết sức bình thường, em không cần quá lo lắng. Ai ai cũng đã từng trải qua những lúc luống cuống khi nói trước đám đông. Thế nhưng nếu chỉ vì thế mà coi nó là gánh nặng tâm lý, từ đó tạo áp lực cho bản thân, trở nên không dám giao tiếp với người ngoài thì không chỉ làm cho em không cảm nhận được sự thú vị trong giao tiếp, mà còn chôn vùi tiềm năng của chính em.
3. Lãng quên cảm giác lo sợ
Muốn bước ra khỏi tâm lý căng thẳng, em phải dũng cảm đối mặt với vấn đề. Khi em ở trong tình huống bắt buộc phải phát ngôn, nên đặt sự chú ý của mình vào những lời mà em cần phải nói, chứ không phải là đặt vào cái nhìn hay quan điểm của người khác. Càng không nên nghĩ rằng: “Tôi sợ”, “Nếu như sai sót thì làm sao đây”. Khi mà em chỉ chú tâm vào những lời mình cần nói thì những lo sợ sẽ tự động biến mất.
4. Lý trí đối mặt với sự thất bại
Con người nào phải Thánh hiền, ai chẳng có lỗi lầm. Mắc lỗi là chuyện rất bình thường, một lần thất bại không có nghĩa là em không ưu tú. Chỉ cần em tìm ra gốc rễ của vấn đề, tránh phạm sai lầm tương tự là có thể gạt bỏ nỗi canh cánh trong lòng. Nếu em muốn bày tỏ ý kiến lưu loát, giao tiếp với người khác một cách trôi chảy, quan trọng nhất là để cho bản thân có thói quen mở lời.
Chúc em thành công nha!

Cái này chưa được gọi là tâm lý bất thường đâu bạn ạ, có thể do lâu ngày bạn ít tiếp xúc, ít giao tiếp nên kỹ năng xã hội còn hạn chế. Một lý do khác cũng là do bạn chưa hoàn toàn tự tin vào năng lực của mình. Bạn nên cố gắng đưa ra quan điểm cá nhân ở phạm vi nhỏ như nhóm teamwork làm bài tập, sau đó dần dần xung phong thuyết trình. Hãy tin vào chính mình, không có ai là hoàn hảo mà đúng không, dù đúng dù sai thì cái quan trọng vẫn là vượt qua được nỗi sợ của bản thân. Và bạn cũng nên cố gắng nói chuyện nhiều hơn, dù bạn không thích nhưng cũng nghĩ về đó là việc cần làm để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.