Thế nào là 1 mối quan hệ "toxic"?

  1. Tình yêu

Từ khóa: 

tình yêu

,

độc hại

,

tình yêu

Kiểu ban phát tình thương cũng là 1 dạng toxic relationship.

Trả lời

Kiểu ban phát tình thương cũng là 1 dạng toxic relationship.

Mối quan hệ độc hại là gì? Dấu hiệu nhận biết các mối quan hệ độc hại.

Theo Bác sĩ Lillian Glass, một chuyên gia tâm lý, đã đề cập đến định nghĩa của khái niệm này trong tạp chí Toxic people năm 1995: “Mối quan hệ độc hại (giữa người với người) là những mối quan hệ không có sự ủng hộ đối phương, mỗi người đều cố gắng tìm ra lỗi lầm của nhau và hạ bệ lẫn nhau. Mối quan hệ này như một trận chiến ác liệt, thiếu sự tôn trọng đối phương, không có chút đoàn kết hay hòa thuận nào.” Mặc dù mối quan hệ nào cũng có những nốt thăng trầm, nhưng mối quan hệ độc hại nào cũng chỉ chứa đầy những cãi vã, ngột ngạt tiêu cực. Những mối quan hệ này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý con người mà còn có thể là nguyên nhân khơi màn cho những bạo hành thân thể, self-harm,...

Và không chỉ những mối quan hệ yêu đương mà kể cả những mối quan hệ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,.. đều có thể trở thành những mối quan hệ mang mác “Toxic”.

Điều gì dẫn tới một mối quan hệ độc hại?

Yếu tố tâm lý: Những kẻ không ngừng hạ thấp, bôi bác những partner của mình trong một mối quan hệ ( dù cố ý hay vô tình), có khả năng đều mắc một vấn đề tâm lý nào đấy. Ví dụ, những người này có thể tích tụ những cảm xúc khó chịu, bực mình nhưng phải cố gắng kìm nén trước mặt sếp tại nơi làm việc. Khi về nhà, tất cả những cục đá tảng nặng nề đó họ mang luôn về chứ không bỏ lại dọc đường đó được ném thẳng vào những người ở nhà cơm nước đợi họ về. Đó là biểu hiện của một kẻ khiến mối quan hệ trở nên đục ngầu. Bên cạnh đó, những người u uất, nhiều phiền muộn và khổ đau như bị bắt nạt, bị tai nạn dẫn tới mất một số khả năng bình thường, có các chứng bệnh tâm lý,... thường “lan tỏa” những thông điệp, lời nói tiêu cực hay nghiêm trọng hơn là tự khiến họ bị thương, “đòi chết” cũng khiến quan hệ của họ với những người bên cạnh trở nên mục ruỗng, mệt mỏi và không có niềm vui. Ngoài ra, một số người bị bảo hành thường cố gắng khép mình lại, không tìm tới sự giúp đỡ bên ngoài khiến mối quan hệ độc hại mà họ chịu đựng không bị “bóc trần” và tiếp tục dày vò họ.

Tính cách: Một số người tồn tại những tính cách vô cùng tệ hại như thích kiểm soát người khác, muốn nhận nhưng từ chối cho đi, bạo lực, ghen tị,... Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến những mối quan hệ xung quanh họ và khiến nó giống như một loại “thuốc độc”.

Dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại?

Những dấu hiệu nghiêm trọng nhất của một mối quan hệ độc hại chính là các thể loại bạo lực (bạo lực lạnh, bạo lực thân thể, bạo lực lời nói,...), lạm dụng, bóc lột công sức, quấy rối (tình dục, riêng tư,...). Khi có những dấu hiệu này, những mối quan hệ này cần được xử lý ngay lập tức để tranh những tai họa lớn hơn xảy tới.

Nhưng dấu hiệu đơn giản và dễ nhận thấy nhất ở thể loại quan hệ này chính là niềm hạnh phúc “tàng hình”. Nếu một mối quan hệ chẳng còn những tiếng cười mà chỉ còn những cãi vã, lo âu, buồn rầu thì mối quan hệ này toang rồi đấy.

Ngoài ra nếu mối quan hệ đó khiến bạn có những biến đổi xấu về tâm lý, tính cách, tư tưởng, hãy cẩn thận. Nếu bạn ở trong một mối quan hệ có những dấu hiệu trên, bạn có thể dễ rơi vào tình trạng u uất, lo âu quá độ và trầm cảm. Bên cạnh đó, bạn chẳng thể nói chuyện, chia sẻ, thể hiện cảm xúc với partner, cũng cảm thấy vô cùng ngột ngạt, khó chịu khi ở cùng người đấy.

NẾU CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHƯ THẾ, TỚI CÔNG CHUYỆN LUÔN ĐI BẠN Ạ!

Nếu bạn đang chịu đựng những vấn đề nhưu vậy, hãy chia sẻ với những người xung quanh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Nếu mối quan hệ đó chẳng thể cứu vãn, đừng tiếc nuối mà hãy thẳng tay tiễn nó lên đường nhé! Sức khỏe, tâm trạng và cả sự an toàn cho bạn đáng giá hơn nhiều.

(Cre: Tớ là một quả bơ xinh)