Thế nào là phương pháp dạy học nêu vấn đề trong môn Ngữ văn?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học nêu vấn đề có ba đặc trưng sau: a/ Ðặc trưng thứ nhất: vấn đề và tình huống có vấn đề. Vấn đề: là một sự việc, một hiện tượng, một khái niệm, một hiện trạng tồn tại khách quan mà ta gặp phải trong tư duy và hành động. Vấn đề này có thể ta chưa biết hoặc biết rất ít về nó. Tình huống có vấn đề: là một trạng thái tâm lý nảy sinh ở chủ thể trong khi gặp một khó khăn, một vấn đề cần giải quyết và để giải quyết vấn đề đó chủ thể cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới (tương tự như tâm trạng người học khi gặp một bài toán mới, khó). Có 3 yếu tố cấu thành THCVÐ: - Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học. - Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết. - Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. b/ Ðặc trưng thứ hai: quá trình dạy học nêu vấn đề chia thành 5 giai đoạn: - Tìm hiểu vấn đề. - Xác định những vấn đề cần giải quyết. - Ðưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề. - Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm, kiến thức đã có. - Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất. Ðể thực hiện một đề tài nghiên cứu (hình thức như niên luận, khóa luận, luận văn) người nghiên cứu phải tuân thủ các giai đoạn nêu trên. Như vậy dạy học NVÐ là hình thức dạy học trong đó GV tổ chức những THCVÐ, giúp người học nhận thức nó, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải dưới sự hướng dẫn của GV. Kiểu dạy học này phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS. c/ Ðặc trưng thứ 3: quá trình dạy học NVÐ bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng: - Hình thức thứ nhất: Làm bài tập dạng đề án Thiết kế, làm đề án là một dạng hoạt động sử dụng các năng lực trí tuệ rất khác nhau của con người, đòi hỏi con người phải có năng lực tổng hợp, phân tích, khả năng lập luận có logic, sự sáng tạo, óc tưởng tượng và khả năng ghi nhớ. Việc sử dụng những bài tập thiết kế đề án trong dạy học cho phép kích thích các hoạt động tư duy đa dạng của HS, giúp HS thoát khỏi cách học thụ động: lặp lại y nguyên lời giảng của thầy. Trong thực tế ta thấy có thể có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi, điều này càng đúng với môn văn: có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về một tác phẩm. Với trình độ HS phổ thông, đề án có thể là những bài tập nhỏ: phân tích nhân vật, so sánh một phương diện nào đó trong các tác phẩm của một tác giả, sưu tập tư liệu về một tác giả, tác phẩm... Tùy theo dung lượng của mỗi đề án mà đề án được giao cho cá nhân hay nhóm HS thực hiện. Nếu đề án được giao cho nhóm thì mỗi HS phải chịu trách nhiệm về một phần việc cụ thể. Khi ra một bài tập dạng đề án cho HS, GV cần chú ý hướng dẫn HS: Thu thập tài liệu cần thiết cho bài tập đề án, ghi chép, photo lại tài liệu. - Xác định rõ các bước tiến hành, mục đích, yêu cầu cho đề án. - Liệt kê những câu hỏi và những vấn đề chưa được giải quyết. - Ðịnh rõ thời gian làm việc và hình thức trình bày kết quả (thuyết trình trước lớp, dán báo tường...) Ðể cho việc thuyết trình đề án gắn với nội dung bài học trên lớp, GV phải soạn một số đề tài gắn với những nội dung chủ yếu của tác phẩm sắp học hoặc chọn lựa một vài câu hỏi tiêu biểu trong phần Hướng dẫn học tập của SGK cho HS chuẩn bị.
Trả lời
Dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học nêu vấn đề có ba đặc trưng sau: a/ Ðặc trưng thứ nhất: vấn đề và tình huống có vấn đề. Vấn đề: là một sự việc, một hiện tượng, một khái niệm, một hiện trạng tồn tại khách quan mà ta gặp phải trong tư duy và hành động. Vấn đề này có thể ta chưa biết hoặc biết rất ít về nó. Tình huống có vấn đề: là một trạng thái tâm lý nảy sinh ở chủ thể trong khi gặp một khó khăn, một vấn đề cần giải quyết và để giải quyết vấn đề đó chủ thể cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới (tương tự như tâm trạng người học khi gặp một bài toán mới, khó). Có 3 yếu tố cấu thành THCVÐ: - Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của người học. - Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết. - Khả năng trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. b/ Ðặc trưng thứ hai: quá trình dạy học nêu vấn đề chia thành 5 giai đoạn: - Tìm hiểu vấn đề. - Xác định những vấn đề cần giải quyết. - Ðưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề. - Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm, kiến thức đã có. - Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất. Ðể thực hiện một đề tài nghiên cứu (hình thức như niên luận, khóa luận, luận văn) người nghiên cứu phải tuân thủ các giai đoạn nêu trên. Như vậy dạy học NVÐ là hình thức dạy học trong đó GV tổ chức những THCVÐ, giúp người học nhận thức nó, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải dưới sự hướng dẫn của GV. Kiểu dạy học này phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS. c/ Ðặc trưng thứ 3: quá trình dạy học NVÐ bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng: - Hình thức thứ nhất: Làm bài tập dạng đề án Thiết kế, làm đề án là một dạng hoạt động sử dụng các năng lực trí tuệ rất khác nhau của con người, đòi hỏi con người phải có năng lực tổng hợp, phân tích, khả năng lập luận có logic, sự sáng tạo, óc tưởng tượng và khả năng ghi nhớ. Việc sử dụng những bài tập thiết kế đề án trong dạy học cho phép kích thích các hoạt động tư duy đa dạng của HS, giúp HS thoát khỏi cách học thụ động: lặp lại y nguyên lời giảng của thầy. Trong thực tế ta thấy có thể có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi, điều này càng đúng với môn văn: có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về một tác phẩm. Với trình độ HS phổ thông, đề án có thể là những bài tập nhỏ: phân tích nhân vật, so sánh một phương diện nào đó trong các tác phẩm của một tác giả, sưu tập tư liệu về một tác giả, tác phẩm... Tùy theo dung lượng của mỗi đề án mà đề án được giao cho cá nhân hay nhóm HS thực hiện. Nếu đề án được giao cho nhóm thì mỗi HS phải chịu trách nhiệm về một phần việc cụ thể. Khi ra một bài tập dạng đề án cho HS, GV cần chú ý hướng dẫn HS: Thu thập tài liệu cần thiết cho bài tập đề án, ghi chép, photo lại tài liệu. - Xác định rõ các bước tiến hành, mục đích, yêu cầu cho đề án. - Liệt kê những câu hỏi và những vấn đề chưa được giải quyết. - Ðịnh rõ thời gian làm việc và hình thức trình bày kết quả (thuyết trình trước lớp, dán báo tường...) Ðể cho việc thuyết trình đề án gắn với nội dung bài học trên lớp, GV phải soạn một số đề tài gắn với những nội dung chủ yếu của tác phẩm sắp học hoặc chọn lựa một vài câu hỏi tiêu biểu trong phần Hướng dẫn học tập của SGK cho HS chuẩn bị.