Thức khuya khi buồn có khiến mọi chuyện tồi tệ hơn?

  1. Tâm lý học

Thường khi buồn, người ta lại càng muốn thức khuya và suy nghĩ về tất cả mọi chuyện. Liệu điều đó có khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn hay không?

Từ khóa: 

tâm lý học

Tôi đã từng đọc một bài viết, rằng: “Trên thế giới này có hai cái “Tôi”, một người đã quen với sự sụp đổ vào ban đêm, một người bị buộc phải chữa lành vào ban ngày.”

Chúng ta luôn như vậy, ban ngày bận rộn đến không dứt ra được, còn ban đêm lại thường hay trăn trở không ngủ được. Tại sao vào ban đêm, cảm xúc lại dễ dàng bộc phát đến như vậy? Bởi vì ban ngày chúng ta là con của những người bề trên, là cha mẹ của con cái chúng ta và là đối tác của những người khác. Mãi đến tối, khi chúng ta nằm trên giường, chúng ta mới chính là bản thân mình.

Tôi đã từng vào ban đêm làm những việc không đúng. Một trong số đó là trước khi ngủ uống thật nhiều nước. Hậu quả của việc này là ngày hôm sau đi họp, mặt tôi bị sưng phù lên. Cũng có khi ban đêm cảm thấy đói, tôi quyết định ăn một cái gì đó. Sau khi ăn no nê, tôi không thể quay trở lại giấc ngủ của mình. Hình như vào ban đêm, con người càng trở nên cảm tính hơn, nội tâm cũng ngày càng trở nên yếu ớt hơn.

Chúng ta cứ đắm chìm vào việc lướt điện thoại, ngay cả khi những gì trước mắt là những điểm tin. Chúng ta nhai ngấu nghiến thông tin từ bạn bè, ngay cả khi đó chỉ là những bài chia sẻ lại từ những tin tức chúng ta đã đọc được cách đây ít phút. Trong đầu chúng ta lặp lại không ngừng những chuyện buồn phiền. Chúng ta luôn tự hỏi bản thân liệu hôm nay mình có nói điều gì sai sót, đồng nghiệp có đang nghĩ xấu gì về mình không? Chúng ta không cho phép bản thân được ngơi nghỉ, ngay cả khi chúng ta chẳng có điều gì phải lo lắng cho ngày mai.

Chuyện ngày hôm qua, bất luận là chuyện tốt hay chuyện xấu, đều đã là chuyện của quá khứ. Nếu bạn cảm thấy mỏi mệt, cách tốt nhất không phải từ bỏ việc bạn đang làm, mà là ngủ một giấc thật say trước khi bắt tay vào giải quyết công việc.

Ai mà không có người để nhớ chứ? Ai mà không có lúc lo lắng bồn chồn? Nhưng bạn cần phải biết, khóc lóc và buồn bã mù quáng chỉ khiến con người ta thêm chán nản. Thay vì để quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại, tốt hơn hết là bạn nên lý trí một chút và kiềm chế mọi ý tưởng điên rồ mà bạn không nên có.

Trả lời

Tôi đã từng đọc một bài viết, rằng: “Trên thế giới này có hai cái “Tôi”, một người đã quen với sự sụp đổ vào ban đêm, một người bị buộc phải chữa lành vào ban ngày.”

Chúng ta luôn như vậy, ban ngày bận rộn đến không dứt ra được, còn ban đêm lại thường hay trăn trở không ngủ được. Tại sao vào ban đêm, cảm xúc lại dễ dàng bộc phát đến như vậy? Bởi vì ban ngày chúng ta là con của những người bề trên, là cha mẹ của con cái chúng ta và là đối tác của những người khác. Mãi đến tối, khi chúng ta nằm trên giường, chúng ta mới chính là bản thân mình.

Tôi đã từng vào ban đêm làm những việc không đúng. Một trong số đó là trước khi ngủ uống thật nhiều nước. Hậu quả của việc này là ngày hôm sau đi họp, mặt tôi bị sưng phù lên. Cũng có khi ban đêm cảm thấy đói, tôi quyết định ăn một cái gì đó. Sau khi ăn no nê, tôi không thể quay trở lại giấc ngủ của mình. Hình như vào ban đêm, con người càng trở nên cảm tính hơn, nội tâm cũng ngày càng trở nên yếu ớt hơn.

Chúng ta cứ đắm chìm vào việc lướt điện thoại, ngay cả khi những gì trước mắt là những điểm tin. Chúng ta nhai ngấu nghiến thông tin từ bạn bè, ngay cả khi đó chỉ là những bài chia sẻ lại từ những tin tức chúng ta đã đọc được cách đây ít phút. Trong đầu chúng ta lặp lại không ngừng những chuyện buồn phiền. Chúng ta luôn tự hỏi bản thân liệu hôm nay mình có nói điều gì sai sót, đồng nghiệp có đang nghĩ xấu gì về mình không? Chúng ta không cho phép bản thân được ngơi nghỉ, ngay cả khi chúng ta chẳng có điều gì phải lo lắng cho ngày mai.

Chuyện ngày hôm qua, bất luận là chuyện tốt hay chuyện xấu, đều đã là chuyện của quá khứ. Nếu bạn cảm thấy mỏi mệt, cách tốt nhất không phải từ bỏ việc bạn đang làm, mà là ngủ một giấc thật say trước khi bắt tay vào giải quyết công việc.

Ai mà không có người để nhớ chứ? Ai mà không có lúc lo lắng bồn chồn? Nhưng bạn cần phải biết, khóc lóc và buồn bã mù quáng chỉ khiến con người ta thêm chán nản. Thay vì để quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại, tốt hơn hết là bạn nên lý trí một chút và kiềm chế mọi ý tưởng điên rồ mà bạn không nên có.

Chưa vội đánh giá thức khuya khi buồn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn thế nào. Nhưng chắc chắn rằng việc thức khuya sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng không nhỏ.

Nếu nói đến tác hại của thức khuya thì rất nhiều: như gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nội tiết, tiêu hóa hay giảm thị lực... Vì thế tồi tệ là quá đúng rồi =)))

Chào bạn, mình nghĩ thức khuya sẽ khiến sức khỏe của bạn tồi tệ hơn. Mà sức khỏe là gốc của mọi vấn đề. Sức khỏe yếu thì mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nữa.

Cứ cho phép mình buồn trong khoảng thời gian nhất định (cụ thể là một hay hai ngày?), sau đó thì điều chỉnh lại lịch sinh hoạt bạn nhé.

Chúc bạn khỏe, vui.

Tất nhiên là tồi tệ hơn r :)) suy nghĩ nhiều gây căng thẳng :(( . Máu không lên não dẫn đến tình trạng đột quỵ 😢😢😢

có, có chứ. tránh làm sao được : ))) no pain, no gain : )))

Chuyện buồn tốt hơn hay tồi tệ đi thì là tùy vào việc đêm đó bạn nghĩ như thế nào.

Nhưng thức khuya thì sức khỏe tệ hơn, mà điều này cũng không phải là chuyện vui.

Nên vui hay buồn thì cũng nghĩ đúng hướng ngủ đúng giờ nhé ạ.

Chúc bạn vui và khỏe ^^