Có phải quốc gia và xã hội là một thực tại trong đó không thể nào tránh khỏi diễn ra tình trạng áp bức và bất công xã hội?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Ngày xưa mình cũng nghĩ cuộc sống phải công bằng là mọi người được đối xử như nhau ấy, mà bọn bạn mình nó cười vào mặt mình. Nay nghĩ lại chúng nó cười đúng mà chúng nó ứ cho mình câu trả lời đúng đó là công bằng với những gì bạn bỏ ra, bạn nỗ lực.

Nỗ lực nhiều mới được đáp trả, chưa nỗ lực chỉ ngồi gào lên thì không được thu về gì là đúng rồi. Nên thực sự không thể tránh được việc bất công đâu bạn ạ, mình nghĩ là bất công cơ mà nó cũng có cái đúng của nó đấy, không phải tự dưng như vậy đâu.

Nên là hiểu đạo lý rồi lại thấy yêu người, yêu đời, vui phơi phới hihi.

Trả lời

Ngày xưa mình cũng nghĩ cuộc sống phải công bằng là mọi người được đối xử như nhau ấy, mà bọn bạn mình nó cười vào mặt mình. Nay nghĩ lại chúng nó cười đúng mà chúng nó ứ cho mình câu trả lời đúng đó là công bằng với những gì bạn bỏ ra, bạn nỗ lực.

Nỗ lực nhiều mới được đáp trả, chưa nỗ lực chỉ ngồi gào lên thì không được thu về gì là đúng rồi. Nên thực sự không thể tránh được việc bất công đâu bạn ạ, mình nghĩ là bất công cơ mà nó cũng có cái đúng của nó đấy, không phải tự dưng như vậy đâu.

Nên là hiểu đạo lý rồi lại thấy yêu người, yêu đời, vui phơi phới hihi.

Mình muốn làm rõ khái niệm trước.

Quốc gia gồm những gì? Thứ nhất là nhiều người cùng sống với nhau. Vậy điều gì ngăn cản người này giết người kia? Như vậy phải có luật pháp và kẻ xấu phải bị trừng trị. Vậy định nghĩa như thế nào là kẻ xấu? Như vậy lại cần một nhóm người đủ kiến thức để bàn ra luật pháp và cách thi hành. Nhóm người đó chính là chính quyền. Nhưng làm sao tất cả mọi người trong quốc gia lại nghe lời một đám người như thế? Như vậy đám chính quyền kia phải có một thứ đủ mạnh để trấn áp người dân: quân đội. Khi có quân đội, chắc chắn có người thống trị và kẻ bị trị.

Chung quy lại, quốc gia luôn tồn tại mối quan hệ thống trị-bị trị. Nếu không có mối quan hệ này thì quốc gia không thể tồn tại.

Hỏi tiếp: Bất công xảy ra khi nào? Khi một người không nhận được phần tương xứng với công sức của họ thì họ cảm thấy bất công. Vậy ai là kẻ quyết định phần thưởng cho mỗi người? Tất nhiên là một kẻ nào đó có quyền cao hơn người kia (sếp của công ty). Vậy điều gì khiến kẻ có quyền phải đối xử công bằng với tất cả? Có 2 thứ: luật pháp và cảm giác. Vâng, cảm giác thì luôn luôn thiên lệch (nhiều lúc sếp nghĩ công bằng nhưng nhân viên không cho là vậy), chỉ còn luật pháp. Vậy điều gì đảm bảo kẻ có quyền luôn làm theo luật? Chính bởi vì trên đó còn có kẻ có quyền cao hơn (tức chính quyền). Thế cái gì đảm bảo chính quyền không bị thiên lệch? Rất tiếc là không có cái gì cả.

Tức là: bất công không bao giờ biến mất khi còn tồn tại kẻ có quyền.

Nhưng kẻ có quyền luôn tồn tại nếu quốc gia tồn tại.Bây giờ là lựa chọn:

1. Tạo ra hình thức quốc gia mới mà không tồn tại chính quyền, kẻ bị trị và thống trị => tôi không biết có khả thi không, nhưng nó phi thực tế.

2. Luật pháp về công bằng quá mạnh, đến mức không ai có thể làm trái, bao gồm cả những người tạo ra luật => nếu vậy thì ai có thể làm người ra luật đây? Cũng không khả thi.

3. Bỏ hệ thống các quốc gia và luật pháp, tất cả mọi người được tự do, kể cả tự do chém giết như mấy loài thú vật => nhưng mà vậy thì không còn xã hội loài người.

4. Tiếp tục có quốc gia, luật pháp, và mọi người đều bị giới hạn tự do, giới hạn về bình đẳng (tức bất công tồn tại).

Nhìn kiểu gì tôi cũng thấy lựa chọn thứ tư là tốt hơn cả (trừ khi bậc thánh nhân nào đó làm được điều thứ nhất). Có nghĩa là "bất công là một điều không đến nỗi tệ", và chúng ta phải làm quen với nó, rồi giảm thiểu nó.

Cách giảm thiểu bất công thông thường là:

- Luật pháp chặt chẽ, và áp dụng cho cả chính quyền.

- Chính quyền không được can thiệp vào việc xử án theo luật.

- Cho người dân có nhiều quyền hơn.

ko có gì là mãi mãi, kể cả áp bức và bất công : ))) theo những gì mà mình biết về tương lai, chuyện đấy đang đến rất gần rồi : ))