"thương cho roi cho vọt" có phải là sự ngụy biển của cha mẹ kém cỏi?

  1. Xã hội

Các cụ ngày xưa hay bảo "Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi". Mk không biết cách dạy này còn phù hợp với bọn trẻ ngày nay không nhưng riêng nhà mk là không hợp rồi đó.

https://cdn.noron.vn/2023/01/16/yeu-cho-roi-cho-vot-1673838844.jpg

Giờ cứ đánh con 1 tí là ní kêu ầm len cả chung cư nghe, rồi bị bảo là ra đình không văn hóa. Mà nghĩ lại thì mk cũng thấy việc dạy con bằng vũ lực cũng k nên thật. Khi ngồi lại tâm sự, bình tĩnh lắng nghe con mọi chuyện lại được giaie quyết êm đẹp, mà bé còn nhớ lâu hơn.

Mn nghĩ sao?

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

Nếu đem cái nghĩa đen ra mà cãi nhau, thì các cụ cũng sẽ cãi um trời lên cho mà xem. Chỉ cần cho các cụ cái điện thoại và facebook.
Câu này không cổ xúy cho việc lạm dụng hình phạt. Ý người ta nói: bề ngoài là roi vọt, nhưng đôi khi bên trong là vì tình thương, mong muốn uốn nắn, dạy dỗ, tránh xa điều sai trái, lỗi lầm. Hoàn toàn không có nghĩa thương là phải cho roi cho vọt. 
Con ngoan quá, tháng này không phạm một lỗi nào. Thương quá, lại đây cha làm mấy roi nào. :)))

Bên cạnh đó, có những kẻ bề ngoài thì ngon ngọt, nhưng thật ra là báo hại. Nịnh thần ngày xưa thiếu gì, cứ nói ngon nói ngọt, nghe bùi tai là được lòng vua. Đấy là hại vua. 

Nói thế để biết

Cho roi cho vọt nhiều khi là vì thương, mà cho ngọt cho bùi đôi khi lại chẳng hề tốt đẹp.

Không cổ xúy bạo hành, không cổ xúy sự nuông chiều. Đừng dựa vào câu này để ngụy biện cho hành vi của mình. Cũng đừng dựa vào câu này mà phủ nhận làm lệch lạc nhận thức. 

Trả lời
Nếu đem cái nghĩa đen ra mà cãi nhau, thì các cụ cũng sẽ cãi um trời lên cho mà xem. Chỉ cần cho các cụ cái điện thoại và facebook.
Câu này không cổ xúy cho việc lạm dụng hình phạt. Ý người ta nói: bề ngoài là roi vọt, nhưng đôi khi bên trong là vì tình thương, mong muốn uốn nắn, dạy dỗ, tránh xa điều sai trái, lỗi lầm. Hoàn toàn không có nghĩa thương là phải cho roi cho vọt. 
Con ngoan quá, tháng này không phạm một lỗi nào. Thương quá, lại đây cha làm mấy roi nào. :)))

Bên cạnh đó, có những kẻ bề ngoài thì ngon ngọt, nhưng thật ra là báo hại. Nịnh thần ngày xưa thiếu gì, cứ nói ngon nói ngọt, nghe bùi tai là được lòng vua. Đấy là hại vua. 

Nói thế để biết

Cho roi cho vọt nhiều khi là vì thương, mà cho ngọt cho bùi đôi khi lại chẳng hề tốt đẹp.

Không cổ xúy bạo hành, không cổ xúy sự nuông chiều. Đừng dựa vào câu này để ngụy biện cho hành vi của mình. Cũng đừng dựa vào câu này mà phủ nhận làm lệch lạc nhận thức. 

Roi vọt và ăn tát nó là 2 loại võ công hoàn toàn khác nhau của mỗi con người. Minh thấy các cụ ngày xưa có câu "Thương con phải cho roi cho vọt". Tiếc rẳng bây giờ có mấy người hiểu đúng roi là gì vọt là gi. Cấu tạo của cái roi nó phải được làm bằng cây Mây hoặc bằng tre,trúc Tốc độ đánh cực nhanh đánh phát nào tím da,tím thịt...nhưng nó lại rất nhẹ không tác động đến xương cốt tóm lại đánh thoải mái con không chết đâu.
https://cdn.noron.vn/2023/01/16/hau-qua-cua-viec-yeu-cho-roi-cho-vot-1673854476.jpg
Hình phạt bằng roi của các cụ là dể răn đe những đứa trẻ nói không nghe và thường là đánh vào mông. Hiện nay là năm 2021 hình phạt bằng roi vẫn đươc áp dụng ở số nước Singapo, Malaysia. Thế nên bạn nên hiểu cho đúng ăn tát là một điều sỉ nhục nhưng roi vọt là võ công của các Cụ ngày xưa nó rất có tác dụng dấy
Câu ca dao ý cũng chỉ nên hiểu ở một khía cạnh thôi thì mỗi hoàn cảnh mỗi khác. Khi con làm sai mà b chỉ đánh chúng thì chúng bị ấm ức trong lòng. Người lớn như bọn mk cứ nghĩ là trẻ con biết gì đâu nhưng thực ra trẻ con rất muốn được lắng nghe, chia sẻ và giảng giải đúng sai. Đó cũng là giải pháp để có thể tìm cách tháo gỡ vấn đề với con. 
Đừng để con phải dồn nén những tâm sự trong lòng, lâu dần con sẽ hình thành suy nghĩ không ai hiểu bản thân và tự thu mình lại. Có rất nhiều đứa bé bị trầm cảm chỉ vì phải chịu ấm ức trong một thời gian dài. Đừng mang con ra so sánh với "con nhà người ta" để chứng minh con kém cỏi. Đối xử với các con công bằng. Giải quyết những mâu thuẫn phát sinh một cách triệt để. Chủ động quan tâm, hỏi han, lắng nghe những suy nghĩ của chúng. Hãy cho chúng thật nhiều cơ hội để giãi bày, tâm sự. Đó là cách đơn giản nhất để người làm cha mẹ hiểu con mình và kịp thời điều chỉnh khi chúng có những suy nghĩ tiêu cực hoặc góc nhìn lệch lạc.
Chào c, em chưa làm mẹ nhưng e cũng là 1 người con. E nghĩ rằng quan trọng nhất khi dạy con là trao cho chúng niềm tin vào mình. Cha mẹ dùng roi để đánh con thì sao chúng tin được.
Nếu sau này trở thành mẹ, nhất định e sẽ là là người trao cho con mk sự tin tưởng, để con k sợ hãi khi nhận sai. Trước lúc vào đi học, e nhớ cô giáo dạy văn dùng 1 câu thế này "Niềm tin của cha mẹ cũng giống như ánh mặt trời. Dù chúng có đi tới bất cứ đâu, cũng biết nơi để trở về. Nơi ấm áp và bình yên nhất trên thế gian này chính là vòng tay cha mẹ. Nơi lạnh lẽo cô đơn nhất là một gia đình không thuộc về mình". Bởi vậy, dạy con làm sao để con cảm nhận được sự ấm áp và tin tưởng. Tất nhiên cũng không được chiều hư, vẫn phải có biện pháp răn đe phù hợp. 

Ai cũng có thể nghe người khác tâm sự. Nhưng nghe và thấu hiểu được tại sao người kia lại suy nghĩ khác mình, chấp nhận điều khác biệt kia, là 2 chuyện không liên quan gì tới nhau. Và điều đó mới quan trọng.

Ở VN, "dạy dỗ" và "bắt nạt con cái" gần như không có khác biệt gì mấy! Các bạn phụ huynh toàn bắt nạt con cái vì nó lỡ làm mình xấu hổ  thôi! Để tránh việc bắt nạt con cái, chính các bạn phải là người thật sự hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của mình trước đã rồi mới tính tới việc dạy con! Mà nói thật, toàn kiểu lấy nhau vì lỡ dính bầu, cha mẹ giục cưới, cưới vì liêm sỉ dòng họ như đa số mọi người thì nohope! Hehe!

Ngày bé mỗi khi mình mắc lỗi cũng bị mẹ cho ăn roi, nhưng hình thức dùng roi của mẹ còn làm mình bướng hơn, khó bảo hơn. Nói thật là ngày đó mình ghét mẹ vô cùng, mặc dù về nhà mà không thấy mẹ là mình đi tìm. Mẹ đi đâu là mình ngóng lắm, nhưng mẹ ở nhà thì mình không thích. Mình ghét bị đánh, như là coi mình chẳng phải là con người ấy. Nên giờ đứa trẻ nào mà bị đánh dù bất kỳ lý do gì là mình dị ứng lắm lắm.