Tìm hiểu về Chinh phụ ngâm

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

A.Chinh phụ ngâm Chinh Phụ Ngâm nguyên văn chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác. Trước hết chúng ta nhắc lại, cho đến nay, trong học đường, ngoài dân chúng, đều cho rằng bản diễn nôm Chinh phụ ngâm mà chúng ta có trong tay là do Đoàn Thị Điểm điểm xuyết. Niềm tin này có căn cứ kể từ ấn bản Chinh phụ ngâm đời Thành Thái (1902), bản dẫn giải của Nguyễn Đỗ Mục (1929), bản dùng trong học đường của Lê Thước, Vũ Đình Liên ở ngoài Bắc (1957) và bản chú thích của Giáo sư Tôn Thất Lương (1950) ở trong Nam. Cho đến năm 1926, khi một tay bỉnh bút của tờ Nam Phong là học giả Nguyễn Hữu Tiến nhận được một lá thư của một hậu duệ Phan Huy Ích là Phan Huy Chiêm. Ông Chiêm khẳng định bản dịch Chinh phụ ngâm mà ngày nay truyền tụng là do ông tổ năm đời của mình dịch. Hoàng Xuân Hãn xuất bản bộ “bị khảo” (khảo cứu đầy đủ) để chứng minh bản dịch Chinh phụ ngâm chúng ta có trong tay do Phan Huy Ích là tác giả. Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào đâu mà kết luận bản dịch Chinh phụ ngâm hiện lưu hành là của Phan Huy Ích? Trước hết, ông dựa vào lời đính chính của Phan Huy Chiêm đăng tên báo Nam phong (số 106, tháng 6, năm 1926), và bản thân ông đã từng tìm tới quê cũ của họ Phan và cũng được các bậc trưởng bối của họ Phan tại đây đọc bản dịch lưu hành và xác nhận là do tổ tiên truyền lại. Tuy nhiên họ không có trong tay bản nôm cổ như ông mong muốn.Hơn nữa, ông tìm hiểu bút pháp của Đoàn Thị Điểm thì thấy bà là người mẫu mực trong dịch thuật ưa lối dịch sát văn bản hay “áp dịch” trong khi bản Chinh phụ ngâm lưu hành lại theo lối dịch thoát hay “phỏng dịch” là sở trường của Phan Huy Ích.Ngoài ra, học giả họ Hoàng lại tìm ra được một bản dịch Chinh phụ ngâm cổ có ghi chữ nữ giới và dịch rất cẩn thận vì dịch giả sợ bỏ sót nghĩa nên so với nguyên tác 477 vế thì bản dịch này dài hơn nguyên tác, vì có 496 vế. Ông tin rằng đó chính là dịch pháp của Hồng hà nữ sĩ.Trong khi ấy vì dịch thoát nên bản dịch hiện lưu hành ngắn hơn nguyên tác vì chỉ có 408 vế. Điều này chứng tỏ nó phản ánh bút pháp của họ Phan. Đặng Trần Côn: Người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông sinh đời Lê Dụ Tông, trong buổi Trịnh Côn xưng chúa, cầm quyền. Vào đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) đời Hậu Lê, gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh chiến nhiều nơi, gây nên bao cảnh gia đình ly biệt, Đặng Trần Côn cảm xúc làm bài Chinh Phụ Ngâm, theo thể thơ xưa, âm điệu thanh tao và lâm ly thể hiện nỗi lòng người chinh phụ nơi chốn cô phòng. Cho đến nay, chúng ta biết được về cuộc đời của Đặng Trần Côn còn rất sơ sài. Chỉ biết ông quê ở Huyện Thanh Trì, phía Tây Thăng Long, sống ở nửa đầu thế kỉ 18, chưa rõ năm sinh và năm mất. Thuở nhỏ ông rất thông minh, chăm học, có tiếng “Trong khoảng trường ốc, văn chương của ông tiếng lừng thiên ạ” Có tời gian triều đình cấm lửa ban đêm ông còn đào hầm xuống đất để học bài. Ông thi hương đậu hương cống và hỏng kỳ thi hội. Do tính đểnh đoảng, phóng túng, “không muốn ràng buộc chuyện thi cử”. Ông nhận chức Huấn Đạo, rồi làm Tri uyện Thanh Oai, cuối cùng ông chỉ làm đến chức ngự sử đài chiếu rồi mất. Về sáng tác, Ông có một loạt bài thơ về tám cảnh đẹp ở Tiêu Tương (Tiêu Tương bát cảnh) và một số bài phú như Trương Hàn Tư Thuần lô, Khấu môn thanh.v.v. Đặc biệt ông có tác phẩm chinh phụ ngâm nổi tiếng. Ông sáng tác Chinh Phụ Ngâm vào thời gian nào chưa rõ, chỉ có thể xác định trong khoảng những năm 1971 – 1972. Đoàn Thị Điểm( 1705 – 1748) , hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ, là tác giả tập Truyền kỳ tân phả ( cữ hán) và tác giả của bản dịch Nôm Chin phụ ngâm. Ngoài ra còn nhiều bài thơ văn khác. Bà được đán giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tào văn trong những nữ sĩ dan tiếng nhất.Bà là nguời làng Giang Phạm, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉn Hưng Yên. Bà sinh ra trong gia đình có nhiefu đời làm quan dạy học. Khi còn trẻ, bà có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, có tài văn và giỏi cả nữ công. Từng được thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh nhưng bà không chịu. Cha và anh làm nghề dạy học khi họ mất đi bà vừa làm thuốc, vừa đi dạy kiếm để nuôi gia đình. Bà từng tiến cung làm Giáo thụ dạy con chúa. Sau từ chức tiếp tục dạy học. Đến năm 37 tuổi, bà lấy chồng là Nguyễn Kiều nhưng ông lại đi sứ Trung Quốc 3 năm , cũng vì nỗi đồng cảnh với người Chinh Phụ Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn mà bà đã dịch bản chữ Hán Sang chữ Nôm. - Phan Huy Ích có tên hiệu là Dụ am, sinh ngày 12 tháng Chạp năm Canh Ngọ (1751), ở làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh). Ông là con trai đầu của Tiến sĩ Phan Cẩn.Thuở nhỏ, ông sống và học tập tại làng Thu Hoạch, đến năm 20 tuổi, năm 1771, thi đỗ Giải Nguyên trường thi Nghệ An ông được triều đình thu dụng và bổ nhiệm một chức quan nhỏ tại trấn Sơn Nam. Ông trở thành học trò của Ngô Thì Sĩ được thầy mến tài và gả con gái cho.Năm 1775, ông cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm cùng đỗ Tiến sĩ.Năm 1776, ông tiếp tục thi đỗ kỳ thi Ứng chế và được triều đình bổ làm Hàn lâm thừa chỉ, rồi làm Đốc đồng Thanh Hóa, trông coi việc an ninh. Ông từng là nhân vật được chúa Trịnh tin dùng.Cuối năm 1787, Tây sơn ra Bắc lần thứ hai. Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, Phan Huy Ích bỏ lên Sài Sơn chấm dứt 14 năm làm quan với chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.1788, Bắc bình vương ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền. Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm Đoàn Nguyên Tuấn, Nguyễn Thế Lịch ra hợp tác với Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong làm Tả thị lang Bộ Hộ.Từ mùa xuân năm Kỷ Dậu, 1789, Quang Trung trọng đãi họ Phan, giao cho ông phụ trách công việc ngoại giao. Cuối tháng 2 năm 1790 Phan Huy Ích cùng với đại tư mã Ngô Văn Sở dẫn đầu phái đoàn sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long.Về nước, 1792, ông được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các rồi Thượng thư bộ Lễ. Ông mất ngày 20 tháng Hai năm Nhâm Ngọ (1822), hưởng thọ 73 tuổi. Phan Huy Ích còn để lại nhiều bài văn tế và tập Dụ am ngâm lục. b,Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác. Chinh Phụ Ngâm là một thể cách giáo huấn, lấy chinh phụ làm phần khách quan, lấy giáo huấn làm phần chủ quan để dạy kẻ mày râu khăn yếm, lấy nghĩa tu nhân xử thế cho xứng với phận sự làm người. Trước hết dạy người ỡ đời có sinh phải có tử. Cái chết ai cũng phải có, nhưng chết hoặc nặng tày non cũng có khi nhẹ tựa lông hồng, mà đã là đấng nam nhi thì thường giữ chí "tang bồng hồ thỉ". Lại dạy kẻ nữ nhi khi đã thành gia thất phải lo nội trợ tề gia, khi chồng đi chinh chiến, ở nhà phải lo nuôi già dạy trẻ, hiếu nghĩa trọn phần. Lời giáo huấn phận sự làm trai làm gái đều có ý nghĩa chính đáng, lời lẽ ôn hòa. Tác giả mượn người chinh phụ để viết bài Chinh Phụ Ngâm, trong đó có hai ý tưởng: Một là cảm xúc nỗi chinh chiến và biệt ly đã diễn nên nhiều đau khổ và mong được hòa bình. Hai là phấn chí anh hùng, giục lòng quyết thắng, giữ dạ trung kiên, đem lòng hứa quốc. Tóm tắt nội dung Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây. Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy. Bố cục Tác phẩm được chia làm 16 phần: Phần I: Thiên Địa Phong Trần (24 câu đầu) Phần II: Quyến Luyến Lúc Chia Tay (30 câu tiếp) Phần III: Lo Âu Cho Người Đi Chinh Chiến ( 28 câu) Phần IV: Phận Trai Rong Ruổi Chiến Trường (28 câu) Phần V: Mong Mỏi Chồng Trở Về (27 câu) Phần VI: Cha Mẹ Mong Con, Vợ Mong Chồng Phần VII: Nỗi Cô Đơn Khi Chồng Vắng Nhà Phần VIII: Nhớ Nhung Người Ở Phương Xa Phần IX: Tủi Thân Nghĩ Đến Phận Mình Phần X: Mơ Gặp Được Chồng Phần XI: Tiếc Rẻ Khi Tỉnh Mộng Phần XII: Nỗi Lòng Người Chinh Phụ Phần XIII: Mỏi Mòn Chờ Chồng Phần XIV: Nhan Sắc Phai Tàn Vì Sầu Nhớ Phần XV: Mơ Tưởng Ngày Chồng Thắng Trận Trở Về Phần XVI: Mơ Tưởng Đang Đối Thoại Với Chồng 2. Về tác phẩm chữ Hán và ý nghĩa bản dịch chữ Nôm của “Chinh phụ ngâm”(Phan Huy Ích) “Chinh phụ ngâm” nguyên tác của Đặng Trần Côn đã hay, bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành của lại càng hay hơn nữa. Nó không những lột tả được tinh thần của nguyên tác mà còn góp phần nâng cao, làm sáng thêm nguyên tác. Bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành là một công trình đầy tính sáng tạo, đến nỗi trong lịch sử văn học Việt Nam từ bao đời nay mọi người quen coi nó như một sáng tác phẩm, chứ không phải như một dịch phẩm. Trong nguyên tác chữ Hán, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn viết bằng thể trường đoản cú, nghĩa là một thể thơ xen kẽ câu dài với câu ngắn, cốt làm sao cho hài hòa, ngoài ra không có một qui định nào khác. Câu ngắn có khi ba, bốn chữ, câu dài có khi mười, mười một chữ. Với một thể thơ như vậy, nhà thơ có thể linh hoạt trong diễn đạt, có thể tạo nên những âm hưởng, những nhịp điệu phong phú, sinh động. Mở đầu “Chinh phụ ngâm”, Đặng Trần Côn viết: “Thiên địa phong trần, Hồng nhan đa truân, Du du bỉ thương hề, thùy tạo nhân?” Hai câu đầu bốn chữ dứt khoát, tiếp đến câu thứ ba là một câu hỏi kéo dài đến tám chữ, kết cấu tạo một thế tương phản, do đó khi đọc lên cảm thấy vấn đề trở nên khẩn cấp, bức thiết. Bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành không dùng thể trường đoản cú cũng không dùng thể lục bát (như một số bản dịch khác), mà dùng thể song thất lục bát. Thành công của nó trước hết là người dịch biết chọn một thể thơ vừa quen thuộc với mọi người, vừa thích hợp trong việc diễn tả một tâm trạng như tâm trạng người chinh phụ. Song thất lục bát là một thể thơ ngắn bắt nguồn từ ca dao dân gian. Thể thơ gồm hai câu bảy chữ, một câu sáu chữ, một câu tám chữ. Bốn câu như thế kết lại với nhau thành một khổ, và bài thơ có thể kéo dài bao nhiêu khổ cũng được. Đặc điểm cấu tạo nhịp điệu của thơ song thất lục bát là hai câu thất ngắt nhịp cố định 3/4 (khác với câu thất ngôn trong thơ Đường luật Trung Quốc ngắt nhịp 4/3) còn câu lục và câu bát về nguyên tắc có thể ngắt nhịp hết sức phóng túng. Nhưng trong khuôn khổ của thể song thất lục bát, nó gắn bó chặt chẽ với hai câu thất ngắt nhịp cố định, do đó để có sự hài hòa, trong thực tế, câu lục và câu bát của thơ song thất lục bát không thể ngắt nhịp phóng túng như trong thơ lục bát được, mà khả năng ngắt nhịp của nó ít hơn rất nhiều. Như thế, trong một khổ thơ song thất lục bát có hai câu ngắt nhịp cố định đi liền với hai câu ngắt nhịp ít nhiều có biến động, nhiều khổ song thất lục bát kế tiếp nhau nhịp điệu của nó sẽ láy đi láy lại tạo thành những chu kỳ. Chính do đặc điểm này mà bài thơ càng dài càng có âm hưởng buồn. Cấu trúc nhịp điệu này là riêng biệt của song thất lục bát, mà bất cứ một thể tài nào cũng không có được, và nó thích hợp để diễn tả những tâm trạng buồn, đứng yên, ít biến động. Đoàn Thị Điểm dùng song thất lục bát để dịch “Chinh phụ ngâm”, nghĩa là dùng song thất lục bát để phô diễn một tâm trạng buồn thì sau đó một loạt các nhà thơ khác đã noi theo bà dùng song thất lục bát để diễn tả những tâm trạng buồn như “Cung oán ngâm khúc”, “Ai tư vãn”, “Tự tình khúc”… Nếu bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành đúng là của Phan Huy Ích, thì cũng phải nói thêm rằng mặc dù bản này hay hơn so với bản dịch cổ nhất, nhưng về phương diện sử dụng thể thơ, thì họ Phan cũng đã học tập bản dich của nhà thơ nữ họ Đoàn rất nhiều. Thành công của bản dịch hiện hành còn ở chỗ quan niệm phóng túng của người dịch. Dịch giả không câu nệ về số câu, số chữ, mà cốt làm sao rung động và diễn đạt cho được tinh thần của nguyên tác. Đọc bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành có thể thấy người dịch tác phẩm rung cảm hết sức sâu sắc trước đối tượng sáng tạo của mình, và tỏ ra rất am hiểu đặc trưng của văn học. Trong nguyên tác “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn có tất cả 476 câu, bản dịch hiện hành có 412 câu, người dịch có khi gộp 2,3 câu tròn nguyên tác thành một câu, có khi dịch một câu trong nguyên tác thành hai câu; khi cần thì thu ngắn lại, kéo dài ra hay đảo lộn trên dưới. Cá biệt có trường hợp người dịch bỏ không dịch một vài câu, một vài chi tiết, điển cố… So với nguyên tác, cũng có đôi ba trường hợp bản dịch không đạt bằng, nhưng nhìn chung thì bản dịch xúc cảm hơn, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu hơn, những đặc trưng của văn học trong bản dịch có phần trội hơn trong nguyên tác. Ví dụ trong nguyên tác viết: “Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt”, nghĩa là: Tiếng trống lệnh làm rung mặt trăng ở Tràng Thành. Tiếng trống làm rung mặt trăng! Viết như thế là có hình ảnh nhưng dịch giả lại còn muốn nó hình ảnh hơn làm nổi câu thơ hơn chỉ với từ “lung lay” “ Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt” Thành công của bản dịch còn vì người dịch tỏ ra am hiểu ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ trong bản dịch nói chung trong sáng, dễ hiểu, ít từ Hán – Việt, ít điển cố. Vốn từ của người dịch tương đối phong phú và sử dụng linh hoạt, chứng tỏ là có khi một từ chữ Hán được dịch ra thành nhiều từ tiếng Việt. Chẳng hạn như “du du” lúc được dịch là “thăm thẳm” (“Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân”, dịch là “Xanh kia thăm thẳm từng trên”); lúc được dịch là “dặc dặc” (“Tống quân xứ hề tâm du du”, dịch là “Đưa chàng lòng dặc dặc buồn”), lúc lại được dịch là “đau đáu” (“Ức quân du du tư hà cùng” dịch là “Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”),… Dịch giả đặc biệt hiểu rõ khả năng tu từ phong phú của loại từ láy – loại từ rất dân tộc của tiếng Việt. Trong bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành từ láy khá nhiều và có nhiều kiểu kết hợp, khi thì láy lại toàn bộ như “ù ù”, “ào ào”, “dõi dõi”, … khi thì láy lại phụ âm đầu như “ngập ngừng”, “quạnh quẽ”, “thoi thóp”, “chông chênh”… Có trường hợp không phải từ láy, hoặc bên cạnh từ láy nhà thơ sử dụng những từ đi liền với nó có yếu tố láy lại (láy lại phụ âm đầu hoặc bộ phận vần) để cho câu thơ giàu âm hưởng, như những câu: - “Lúa thành thoi thóp bên cồn” - “Khói mù nghi ngút ngàn khơi” - “Thời thiết lành lầm lỡ đòi nau” Trong tu từ học ngữ âm tiếng Việt xác nhận rằng, chẳng hạn những từ phụ âm đầu là đ, một phụ ấm tắc, hữu thanh, cách đọc của nó gây ấn tượng nặng nề, còn những từ kết thúc bằng phụ âm ng (-ng hay –nh) gây ấn tượng kéo dài, cũng như những từ không dấu hoặc dấu bằng thì gây ấn tượng nhẹ nhàng, còn trái lại những từ thanh trắc thì gây ấn tượng khúc mắc, ngang trái. Thời đại bản dịch “Chinh phụ ngâm” ra đời chưa có lý luận về tu từ học như ngày nay, nhưng do kinh nghiệm thực tế người địch dã sử dụng được những đặc trưng của tu từ học ngữ âm này. Chẳng hạn trường hợp muốn diễn tả một tâm trạng đau buồn nặng nề và kéo dài, người dịch đã dùng những từ kết hợp được phụ âm đầu “đ” và âm cuỗi “-ng” như những câu: “Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa” Hoặc diễn tả một điều ngang trái, vô lý, nhà thơ dùng mấy vần trắc đi liền với nhua, như trong câu: “Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ” hay “Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng”…. Tóm lại, thành công của bản dịch “Chinh phụ ngâm” là một sự kích thích có ý nghĩa đối với việc dùng chữ Nôm để sáng tác văn học lúc đương thời. Ngoài những câu, những đoạn tuyệt vời, không phải bản dịch này còn có những hạn chế. Dùng những từ Hán Việt không thông dụng trong bản dịch: Trong tiếng Việt chúng ta, số từ có nguồn gốc Hán chiếm một tỷ lệ khá cao, trong đó có nhiều từ đọc lên hầu như ai cũng hiểu, Có một số từ khác tuy không phổ cập đến như vậy, nhưng khi đọc lên nhiều người hiểu được như: thiên, địa, phong, trần…Nếu những từ gốc Hán như vậy xuất hiện trong bản dịch thơ từ chữ Hán sang quốc âm, thì có lẽ không có gì trở ngại đối với bạn đọc ngày nay. Tuy nhiên, có khi vì để bảo đảm được ý, vần, điệu…dịch giả dùng nguyên một số từ Hán Việt rất xa lạ với bạn đọc phổ thông. Có thể thời bản dịch này ra đời, hầu hết bạn đọc đều thông thạo chữ Hán nên không có trở ngại gì, còn với số đông bạn đọc ngày nay, có nhiều từ xa lạ, không thể hiểu được, ngay đối với các giáo viên dạy văn chứ không chỉ học sinh như: “Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió Hãy tính lại diễn khơi ngày ấy Khuê ly mới biết tân toan dường này Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì…” Cần có chú thích: Đăng đồ: lên đường ra đi xa. Diễn khơi ngày ấy: từ ngày cách xa nhau. Khuê ly: xa cách nhau lâu ngày. Nói chung văn học cổ điển cần có nhiều chú tích để bạn đọc hiểu được các điển tích, các nhân vật lịch sử hoặc, địa danh có liên quan đến các sự kiện… Còn việc dùng chú thích để giải nghĩa các từ mà dịch giả sử dụng là bất đắc dĩ, điều đó nói lên một phần hạn chế của bản dịch đối với bạn đọc hiện nay. Trong câu người dịch bỏ sót ý hoặc diễn đạt không rõ nghĩa.Có hai câu tả cảnh chiến trường về đêm trong bản dịch thật buồn và hay: Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò hai câu này đc coi là tuyệt tác lại là câu thơ dịch chưa đạt vì bỏ qua ý chính của tác giả. Quan niệm cái hay của thơ dịch và thơ sáng tác khác nhau là vậy.Hai câu của Đặng Trần Côn là: Kỳ sơn cựu chủng nguyệt mang mang Phì thuỷ tân phần phong niểu niểu Có nghĩa là: “Trăng soi mông lung trên những ngôi mộ cũ ở núi Kỳ. Gió thổi hiu hắt trên những nấm mồ mới ở bến Phì”. Hai câu thơ dịch đã chuyển tải được hai địa danh là non Kỳ và bến Phì, chuyển được trăng và gió nhưng bỏ qua phần quan trọng mà tác giả muốn nói tới là mộ cũ và mồ mới. Có lẽ chủ ý của tác giả nhắc mộ cũ ở núi Kỳ để mà nói đến những nấm mồ mới ở bến Phì Cũng như hầu hết các kiệt tác văn chương khác, Chinh phụ ngâm là sản phẩm tinh thần của một thời đại nhất định. Đó là thời đại nội chiến tàn khốc giữa các tập đoàn phong kiến cát cứ Lê - Trịnh – Mạc – Nguyễn, và giữa các triều đình này với các phong trào khởi nghĩa của giai cấp nông dân đã bị dồn tới bước đường cùng. Cả một dân tộc bị chấn thương do nội chiến kéo dài hằng thế kỉ, từ đó kết nên một mối oán hận thấu trời, như lời thơ của Chinh phụ ngâm : Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? Theo lẽ tự nhiên, mọi nỗi oán hận đều đòi hỏi phải được giải toả. Đặng Trần Côn, một thi nhân lỗi lạc, đã cảm nhận sâu sắc nỗi oán hận ấy của dân tộc ông. Với thiên chức của nhà thơ, ông đã mang hết tâm huyết mô tả và vạch ra thực chất của tấn bi kịch lịch sử thời đại ông bằng một áng văn chương bác học (Hán văn) rất mực điêu luyện, tài hoa. Nhiều nho sĩ Trung Hoa đương thời đã thán phục tác phẩm này của ông. Sau đó tác phẩm được một bậc danh sĩ dịch thành một áng văn chương nôm tuyệt tác. Ngay lập tức, Chinh phụ ngâm bằng thơ nôm đã đi vào lòng quần chúng nhân dân đương thời. Ngoài giá trị thẩm mĩ, Chinh phụ ngâm còn mang ý nghĩa như là sự cứu rỗi cho một thời đại đầy đau thương, tang tóc, chia li. Cả tác giả và dịch giả của Chinh phụ ngâm đều là những trí thức phong kiến, đầu óc vốn được trang bị bằng những “chuẩn mực đạo đức” phong kiến như tam cương (vua – tôi, cha – con, vợ – chồng) hoặc lòng trung quân tuyệt đối… Nhưng may thay, dân tộc của họ, một dân tộc đã sáng tạo nên nền văn minh lúa nước, thuộc nằm lòng những qui luật của tự nhiên (như luật âm dương , luật hài hoà của thời tiết bốn mùa, qui trình sinh trưởng của cây lúa…), có bản tính thuần phác, có nếp nghĩ nếp sống hồn nhiên, đầy nhân bản. Dân tộc ấy không dễ gì bị lừa bịp bởi những tư tưởng trái tự nhiên, “thậm vô lí” của bọn người chuyên đè đầu cưỡi cổ thiên hạ. Họ tuyên bố “phép vua thua lệ làng”, “quan có cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang!”. Đó chính là thái độ của quần chúng nhân dân chống lại sự chuyên chế và bảo vệ nhân quyền của mình. Vấn đề trung tâm mà Chinh phụ ngâm đề cập là vấn đề chiến tranh và hoà bình, thể hiện ngay ở câu thơ đầu tiên: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Giáo điều phong kiến dạy rằng: vua chúa là “thiên tử” (con trời), mọi hành động của thiên tử như dẹp loạn để bảo vệ ngai vàng, chinh phạt các nước khác để mở mang bờ cõi… đều là những hành động “thế thiên hành đạo” cả. Tất cả thần dân trong nước phải nhất nhất vâng lệnh và xả thân phụng sự thiên tử. Ai làm được như thế sẽ được coi là một kẻ “trung quân”, là một con người có phẩm hạnh cao, nhược bằng chống lại lệnh vua thì đó là kẻ “bất trung”, “khi quân”, sẽ bị trị tội. Người chinh phu trong tác phẩm chính là một kẻ “trung quân” tiêu biểu. Chàng hoàn toàn tự giác chấp hành mệnh lệnh của nhà vua: Áo nhung trao quan vũ từ đây... Phép công là trọng, niềm tây sá nào! Chàng mang đủ “khí phách” của một anh hùng phong kiến: Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời. Chí làm trai dặm ngàn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao… Trong lòng chàng đau đáu món nợ công danh: Áng công danh trăm đường rộn rã… Chàng mơ ước: Non Yên tạc đá đề danh, Triều thiên vào trước cung đình dâng công… Tài so Tần, Hoắc vẹn tuyền, Tên ghi gác khói, tượng truyền đài Lân. Nền huân tướng đai cân rạng vẻ, Chữ đồng hưu bia để ngàn đông… Nhưng than ôi: tất cả ước mơ đó chỉ là thứ bả vinh hoa mê hoặc chàng! Trên thực tế chàng đang phải dấn thân “vào nơi gió cát”, đang phải chịu đựng muôn vàn khổ ải cả về thể xác lẫn tinh thần: Nội không muôn dặm xiết sao dãi dầu. Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn, Dòng nước sâu ngựa nản chân bon. Ôm yên gối trống đã chồn, Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh... Não người áo giáp bấy lâu, Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây… Cứ thế, chàng kiệt quệ dần để rồi cuối cùng chạm trán với cái chết ghê rợn: Trải chốn nghèo (nguy) tuổi được bao nhiêu? Non Kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi… Nhưng dù chết, kẻ giáo điều chủ nghĩa vẫn không tự nhận thức được tấn bi kịch của đời mình, vẫn chấp nhận… bị bịp đến chết! Nếu chinh phụ cũng đồng quan điểm với chồng thì chẳng có vấn đề gì phải bàn, và tác phẩm chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng… nhạt như nước ốc! Thế nhưng các tác giả của Chinh phụ ngâm – những nhà nhân bản chủ nghĩa thực thụ của dân tộc Việt Nam, mang trong mình thiên chân và những yếu tố trí tuệ thuần khiết của con người Việt Nam – ngay từ phút đầu đã cảnh báo về thảm hoạ của chiến tranh, nhất là thảm hoạ mà người phụ nữ phải gánh chịu: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Và toàn bộ tác phẩm là sự bóc trần thực trạng đời sống – nhất là đời sống nội tâm tràn ngập đau buồn – của chinh phụ. Nỗi đau khổ của nàng phản ánh chính xác và đầy đủ nhất nhân bản đích thực của nàng. Chính cái nhân bản ấy đã khiến nàng có được một cảm quan, một cặp mắt thần để nhìn rõ bộ mặt hắc ám của chiến tranh, điều mà chồng nàng không nhìn thấy. Đối với nàng, chiến tranh chỉ là địa ngục, không hơn. Đối nghịch với quan điểm của bọn vua chúa, Chinh phụ ngâm đã vạch trần một sự thật: giấc mộng vinh quang của chinh phu chỉ là hư ảo, còn nỗi đau khổ vô cùng tận của vợ chồng chàng, gia đình chàng là sự thật. Trên thực tế, bọn vua chúa đâu có màng ngó đến những nỗi thống khổ của nhân dân: Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ? Mặt chinh phu ai vẽ cho nên? Có thể nói các tác giả đã chỉ “đích danh thủ phạm” gây nên nỗi thống khổ cho nhân dân, cho chinh phu và chinh phụ: đó chính là bọn vua chúa ích kỉ, tham tàn! Về nghệ thuật, Chinh phụ ngâm là tác phẩm thơ tiến Việt ưu tú vào bậc nhất của văn học cổ điển Việt Nam. Ngôn ngữ văn học dân tộc đã được nâng tới một trình độ tuyệt đỉnh. Mỗi câu thơ đều được cấu thành bởi những từ ngữ tinh xác về ý nghĩa, óng chuốt về hình thức, tuy được gọt giũa công phu nhưng lại không mắc căn bệnh “chạm sâu”, “khoe chữ” cầu kì diêm dúa của những thứ văn chương tầm thường. Nói cách khác, vẻ đẹp tuyệt trần của ngôn ngữ hoàn toàn nhắm vào mục đích tối cao: đặc tả thế giới khi thì hiện thực khi thì mang màu sắc lãng mạn, nhất là đặc tả thế giới tâm hồn vô cùng sống động của chinh phụ. Những câu thơ đầy hình ảnh như một bức tranh dân dã hay tranh sơn thuỷ: - Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non. - Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên. Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm. Những câu thơ chứa cái thần kì lạ ở bên trong mà chỉ một cây bút siêu đẳng mới viết nổi: Non Kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi… Những câu thơ tả chinh phụ sắc nét và có thần: Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không, Trâm cài xiêm giắt thẹn thùng, Lệch làn tóc rối, lỏng vòng lưng eo. Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… Tuyệt diệu hơn cả là những câu thơ tả tình, diễn đạt mọi trạng thái tâm lí tinh tế: Sớm lại chiều dòi dõi nương song. Nương song luống ngẩn ngơ lòng, Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai? Khá nhiều câu thơ dùng ngoa ngữ một cách đắc địa: - Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. - Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Nước dường cưa xẻ héo cành ngô. Nhiều hình dung từ, động từ, trạng từ được sử dụng với ý đồ cường điệu tạo nên những câu thơ rất “đắt”: ào ào gió thu, cờ bay ngùi ngùi, gà eo óc gáy, mối sầu dằng dặc , bến Ngân sùi sụt, quạnh quẽ trăng treo, gió thổi đìu hiu, phơ phất mái sương, bơ phờ tóc mai, hương gượng đốt, gương gượng soi, nhớ chàng đằng đẵng, lung lay bóng nguyệt, thét roi, gió thốc, rứt buồng gan… Chinh phụ ngâm tiếp tục truyền thống chuyển hoá những điển cố, những câu thơ gốc Hán sang tiếng Việt, làm giàu cho từ vựng văn học Việt: - Chí làm trai dặm ngàn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. - Lòng này gửi gió đông có tiện, Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. - Lớp mây ngại mắt khôn nhìn, Đâu nơi chinh chiến đâu miền Ngọc quan? Chinh phụ ngâm sử dụng thể thơ dân tộc song thất lục bát. Thể thơ này giàu nhạc tính hơn thể thơ lục bát bởi hai vần trắc ở hai câu thất , đọc lên nghe réo rắt hơn, rất thích hợp với những tác phẩm trữ tình dùng để ngâm hơn là để đọc. Chính vì đặc tính ưu việt đó mà nhiều nhà thơ đời sau đã tiếp tục sử dụng thể thơ này để sáng tác những “khúc ngâm” hoặc những bài thơ như Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Nói chuyện với ảnh, Thư trách người tình nhân không quen biết(Tản Đà), Thức giấc, Hồ xuân và thiếu nữ (Thế Lữ), Tiếng đàn mưa (Bích Khê)… Tiếc rằng thể thơ dân tộc tuyệt diệu này hiện nay hầu như không còn mấy ai sáng tác nữa trong khi thể thơ lục bát (nghèo âm điệu hơn) vẫn được đặc biệt phát huy. Phải chăng đó là sơ suất và khiếm khuyết lớn của những người làm thơ đương đại, và điều đó cần phải được khắc phục? Vừa sử dụng tiếng Việt một cách điêu luyện, vừa sử dụng thể thơ thuần túy dân tộc, bản diễn nôm Chinh phụ ngâm là tác phẩm văn chương bác học đạt tới tầm nghệ thuật đỉnh cao. Chính vì vậy mà Chinh phụ ngâm đã trở thành tác phẩm “thuộc nằm lòng”, trở thành máu thịt của người Việt Nam trong suốt mấy thế kỉ qua, giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Trả lời
A.Chinh phụ ngâm Chinh Phụ Ngâm nguyên văn chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác. Trước hết chúng ta nhắc lại, cho đến nay, trong học đường, ngoài dân chúng, đều cho rằng bản diễn nôm Chinh phụ ngâm mà chúng ta có trong tay là do Đoàn Thị Điểm điểm xuyết. Niềm tin này có căn cứ kể từ ấn bản Chinh phụ ngâm đời Thành Thái (1902), bản dẫn giải của Nguyễn Đỗ Mục (1929), bản dùng trong học đường của Lê Thước, Vũ Đình Liên ở ngoài Bắc (1957) và bản chú thích của Giáo sư Tôn Thất Lương (1950) ở trong Nam. Cho đến năm 1926, khi một tay bỉnh bút của tờ Nam Phong là học giả Nguyễn Hữu Tiến nhận được một lá thư của một hậu duệ Phan Huy Ích là Phan Huy Chiêm. Ông Chiêm khẳng định bản dịch Chinh phụ ngâm mà ngày nay truyền tụng là do ông tổ năm đời của mình dịch. Hoàng Xuân Hãn xuất bản bộ “bị khảo” (khảo cứu đầy đủ) để chứng minh bản dịch Chinh phụ ngâm chúng ta có trong tay do Phan Huy Ích là tác giả. Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào đâu mà kết luận bản dịch Chinh phụ ngâm hiện lưu hành là của Phan Huy Ích? Trước hết, ông dựa vào lời đính chính của Phan Huy Chiêm đăng tên báo Nam phong (số 106, tháng 6, năm 1926), và bản thân ông đã từng tìm tới quê cũ của họ Phan và cũng được các bậc trưởng bối của họ Phan tại đây đọc bản dịch lưu hành và xác nhận là do tổ tiên truyền lại. Tuy nhiên họ không có trong tay bản nôm cổ như ông mong muốn.Hơn nữa, ông tìm hiểu bút pháp của Đoàn Thị Điểm thì thấy bà là người mẫu mực trong dịch thuật ưa lối dịch sát văn bản hay “áp dịch” trong khi bản Chinh phụ ngâm lưu hành lại theo lối dịch thoát hay “phỏng dịch” là sở trường của Phan Huy Ích.Ngoài ra, học giả họ Hoàng lại tìm ra được một bản dịch Chinh phụ ngâm cổ có ghi chữ nữ giới và dịch rất cẩn thận vì dịch giả sợ bỏ sót nghĩa nên so với nguyên tác 477 vế thì bản dịch này dài hơn nguyên tác, vì có 496 vế. Ông tin rằng đó chính là dịch pháp của Hồng hà nữ sĩ.Trong khi ấy vì dịch thoát nên bản dịch hiện lưu hành ngắn hơn nguyên tác vì chỉ có 408 vế. Điều này chứng tỏ nó phản ánh bút pháp của họ Phan. Đặng Trần Côn: Người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông sinh đời Lê Dụ Tông, trong buổi Trịnh Côn xưng chúa, cầm quyền. Vào đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) đời Hậu Lê, gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh chiến nhiều nơi, gây nên bao cảnh gia đình ly biệt, Đặng Trần Côn cảm xúc làm bài Chinh Phụ Ngâm, theo thể thơ xưa, âm điệu thanh tao và lâm ly thể hiện nỗi lòng người chinh phụ nơi chốn cô phòng. Cho đến nay, chúng ta biết được về cuộc đời của Đặng Trần Côn còn rất sơ sài. Chỉ biết ông quê ở Huyện Thanh Trì, phía Tây Thăng Long, sống ở nửa đầu thế kỉ 18, chưa rõ năm sinh và năm mất. Thuở nhỏ ông rất thông minh, chăm học, có tiếng “Trong khoảng trường ốc, văn chương của ông tiếng lừng thiên ạ” Có tời gian triều đình cấm lửa ban đêm ông còn đào hầm xuống đất để học bài. Ông thi hương đậu hương cống và hỏng kỳ thi hội. Do tính đểnh đoảng, phóng túng, “không muốn ràng buộc chuyện thi cử”. Ông nhận chức Huấn Đạo, rồi làm Tri uyện Thanh Oai, cuối cùng ông chỉ làm đến chức ngự sử đài chiếu rồi mất. Về sáng tác, Ông có một loạt bài thơ về tám cảnh đẹp ở Tiêu Tương (Tiêu Tương bát cảnh) và một số bài phú như Trương Hàn Tư Thuần lô, Khấu môn thanh.v.v. Đặc biệt ông có tác phẩm chinh phụ ngâm nổi tiếng. Ông sáng tác Chinh Phụ Ngâm vào thời gian nào chưa rõ, chỉ có thể xác định trong khoảng những năm 1971 – 1972. Đoàn Thị Điểm( 1705 – 1748) , hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ, là tác giả tập Truyền kỳ tân phả ( cữ hán) và tác giả của bản dịch Nôm Chin phụ ngâm. Ngoài ra còn nhiều bài thơ văn khác. Bà được đán giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tào văn trong những nữ sĩ dan tiếng nhất.Bà là nguời làng Giang Phạm, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉn Hưng Yên. Bà sinh ra trong gia đình có nhiefu đời làm quan dạy học. Khi còn trẻ, bà có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, có tài văn và giỏi cả nữ công. Từng được thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh nhưng bà không chịu. Cha và anh làm nghề dạy học khi họ mất đi bà vừa làm thuốc, vừa đi dạy kiếm để nuôi gia đình. Bà từng tiến cung làm Giáo thụ dạy con chúa. Sau từ chức tiếp tục dạy học. Đến năm 37 tuổi, bà lấy chồng là Nguyễn Kiều nhưng ông lại đi sứ Trung Quốc 3 năm , cũng vì nỗi đồng cảnh với người Chinh Phụ Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn mà bà đã dịch bản chữ Hán Sang chữ Nôm. - Phan Huy Ích có tên hiệu là Dụ am, sinh ngày 12 tháng Chạp năm Canh Ngọ (1751), ở làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh). Ông là con trai đầu của Tiến sĩ Phan Cẩn.Thuở nhỏ, ông sống và học tập tại làng Thu Hoạch, đến năm 20 tuổi, năm 1771, thi đỗ Giải Nguyên trường thi Nghệ An ông được triều đình thu dụng và bổ nhiệm một chức quan nhỏ tại trấn Sơn Nam. Ông trở thành học trò của Ngô Thì Sĩ được thầy mến tài và gả con gái cho.Năm 1775, ông cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm cùng đỗ Tiến sĩ.Năm 1776, ông tiếp tục thi đỗ kỳ thi Ứng chế và được triều đình bổ làm Hàn lâm thừa chỉ, rồi làm Đốc đồng Thanh Hóa, trông coi việc an ninh. Ông từng là nhân vật được chúa Trịnh tin dùng.Cuối năm 1787, Tây sơn ra Bắc lần thứ hai. Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, Phan Huy Ích bỏ lên Sài Sơn chấm dứt 14 năm làm quan với chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.1788, Bắc bình vương ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền. Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm Đoàn Nguyên Tuấn, Nguyễn Thế Lịch ra hợp tác với Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong làm Tả thị lang Bộ Hộ.Từ mùa xuân năm Kỷ Dậu, 1789, Quang Trung trọng đãi họ Phan, giao cho ông phụ trách công việc ngoại giao. Cuối tháng 2 năm 1790 Phan Huy Ích cùng với đại tư mã Ngô Văn Sở dẫn đầu phái đoàn sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long.Về nước, 1792, ông được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các rồi Thượng thư bộ Lễ. Ông mất ngày 20 tháng Hai năm Nhâm Ngọ (1822), hưởng thọ 73 tuổi. Phan Huy Ích còn để lại nhiều bài văn tế và tập Dụ am ngâm lục. b,Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác. Chinh Phụ Ngâm là một thể cách giáo huấn, lấy chinh phụ làm phần khách quan, lấy giáo huấn làm phần chủ quan để dạy kẻ mày râu khăn yếm, lấy nghĩa tu nhân xử thế cho xứng với phận sự làm người. Trước hết dạy người ỡ đời có sinh phải có tử. Cái chết ai cũng phải có, nhưng chết hoặc nặng tày non cũng có khi nhẹ tựa lông hồng, mà đã là đấng nam nhi thì thường giữ chí "tang bồng hồ thỉ". Lại dạy kẻ nữ nhi khi đã thành gia thất phải lo nội trợ tề gia, khi chồng đi chinh chiến, ở nhà phải lo nuôi già dạy trẻ, hiếu nghĩa trọn phần. Lời giáo huấn phận sự làm trai làm gái đều có ý nghĩa chính đáng, lời lẽ ôn hòa. Tác giả mượn người chinh phụ để viết bài Chinh Phụ Ngâm, trong đó có hai ý tưởng: Một là cảm xúc nỗi chinh chiến và biệt ly đã diễn nên nhiều đau khổ và mong được hòa bình. Hai là phấn chí anh hùng, giục lòng quyết thắng, giữ dạ trung kiên, đem lòng hứa quốc. Tóm tắt nội dung Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây. Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy. Bố cục Tác phẩm được chia làm 16 phần: Phần I: Thiên Địa Phong Trần (24 câu đầu) Phần II: Quyến Luyến Lúc Chia Tay (30 câu tiếp) Phần III: Lo Âu Cho Người Đi Chinh Chiến ( 28 câu) Phần IV: Phận Trai Rong Ruổi Chiến Trường (28 câu) Phần V: Mong Mỏi Chồng Trở Về (27 câu) Phần VI: Cha Mẹ Mong Con, Vợ Mong Chồng Phần VII: Nỗi Cô Đơn Khi Chồng Vắng Nhà Phần VIII: Nhớ Nhung Người Ở Phương Xa Phần IX: Tủi Thân Nghĩ Đến Phận Mình Phần X: Mơ Gặp Được Chồng Phần XI: Tiếc Rẻ Khi Tỉnh Mộng Phần XII: Nỗi Lòng Người Chinh Phụ Phần XIII: Mỏi Mòn Chờ Chồng Phần XIV: Nhan Sắc Phai Tàn Vì Sầu Nhớ Phần XV: Mơ Tưởng Ngày Chồng Thắng Trận Trở Về Phần XVI: Mơ Tưởng Đang Đối Thoại Với Chồng 2. Về tác phẩm chữ Hán và ý nghĩa bản dịch chữ Nôm của “Chinh phụ ngâm”(Phan Huy Ích) “Chinh phụ ngâm” nguyên tác của Đặng Trần Côn đã hay, bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành của lại càng hay hơn nữa. Nó không những lột tả được tinh thần của nguyên tác mà còn góp phần nâng cao, làm sáng thêm nguyên tác. Bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành là một công trình đầy tính sáng tạo, đến nỗi trong lịch sử văn học Việt Nam từ bao đời nay mọi người quen coi nó như một sáng tác phẩm, chứ không phải như một dịch phẩm. Trong nguyên tác chữ Hán, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn viết bằng thể trường đoản cú, nghĩa là một thể thơ xen kẽ câu dài với câu ngắn, cốt làm sao cho hài hòa, ngoài ra không có một qui định nào khác. Câu ngắn có khi ba, bốn chữ, câu dài có khi mười, mười một chữ. Với một thể thơ như vậy, nhà thơ có thể linh hoạt trong diễn đạt, có thể tạo nên những âm hưởng, những nhịp điệu phong phú, sinh động. Mở đầu “Chinh phụ ngâm”, Đặng Trần Côn viết: “Thiên địa phong trần, Hồng nhan đa truân, Du du bỉ thương hề, thùy tạo nhân?” Hai câu đầu bốn chữ dứt khoát, tiếp đến câu thứ ba là một câu hỏi kéo dài đến tám chữ, kết cấu tạo một thế tương phản, do đó khi đọc lên cảm thấy vấn đề trở nên khẩn cấp, bức thiết. Bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành không dùng thể trường đoản cú cũng không dùng thể lục bát (như một số bản dịch khác), mà dùng thể song thất lục bát. Thành công của nó trước hết là người dịch biết chọn một thể thơ vừa quen thuộc với mọi người, vừa thích hợp trong việc diễn tả một tâm trạng như tâm trạng người chinh phụ. Song thất lục bát là một thể thơ ngắn bắt nguồn từ ca dao dân gian. Thể thơ gồm hai câu bảy chữ, một câu sáu chữ, một câu tám chữ. Bốn câu như thế kết lại với nhau thành một khổ, và bài thơ có thể kéo dài bao nhiêu khổ cũng được. Đặc điểm cấu tạo nhịp điệu của thơ song thất lục bát là hai câu thất ngắt nhịp cố định 3/4 (khác với câu thất ngôn trong thơ Đường luật Trung Quốc ngắt nhịp 4/3) còn câu lục và câu bát về nguyên tắc có thể ngắt nhịp hết sức phóng túng. Nhưng trong khuôn khổ của thể song thất lục bát, nó gắn bó chặt chẽ với hai câu thất ngắt nhịp cố định, do đó để có sự hài hòa, trong thực tế, câu lục và câu bát của thơ song thất lục bát không thể ngắt nhịp phóng túng như trong thơ lục bát được, mà khả năng ngắt nhịp của nó ít hơn rất nhiều. Như thế, trong một khổ thơ song thất lục bát có hai câu ngắt nhịp cố định đi liền với hai câu ngắt nhịp ít nhiều có biến động, nhiều khổ song thất lục bát kế tiếp nhau nhịp điệu của nó sẽ láy đi láy lại tạo thành những chu kỳ. Chính do đặc điểm này mà bài thơ càng dài càng có âm hưởng buồn. Cấu trúc nhịp điệu này là riêng biệt của song thất lục bát, mà bất cứ một thể tài nào cũng không có được, và nó thích hợp để diễn tả những tâm trạng buồn, đứng yên, ít biến động. Đoàn Thị Điểm dùng song thất lục bát để dịch “Chinh phụ ngâm”, nghĩa là dùng song thất lục bát để phô diễn một tâm trạng buồn thì sau đó một loạt các nhà thơ khác đã noi theo bà dùng song thất lục bát để diễn tả những tâm trạng buồn như “Cung oán ngâm khúc”, “Ai tư vãn”, “Tự tình khúc”… Nếu bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành đúng là của Phan Huy Ích, thì cũng phải nói thêm rằng mặc dù bản này hay hơn so với bản dịch cổ nhất, nhưng về phương diện sử dụng thể thơ, thì họ Phan cũng đã học tập bản dich của nhà thơ nữ họ Đoàn rất nhiều. Thành công của bản dịch hiện hành còn ở chỗ quan niệm phóng túng của người dịch. Dịch giả không câu nệ về số câu, số chữ, mà cốt làm sao rung động và diễn đạt cho được tinh thần của nguyên tác. Đọc bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành có thể thấy người dịch tác phẩm rung cảm hết sức sâu sắc trước đối tượng sáng tạo của mình, và tỏ ra rất am hiểu đặc trưng của văn học. Trong nguyên tác “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn có tất cả 476 câu, bản dịch hiện hành có 412 câu, người dịch có khi gộp 2,3 câu tròn nguyên tác thành một câu, có khi dịch một câu trong nguyên tác thành hai câu; khi cần thì thu ngắn lại, kéo dài ra hay đảo lộn trên dưới. Cá biệt có trường hợp người dịch bỏ không dịch một vài câu, một vài chi tiết, điển cố… So với nguyên tác, cũng có đôi ba trường hợp bản dịch không đạt bằng, nhưng nhìn chung thì bản dịch xúc cảm hơn, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu hơn, những đặc trưng của văn học trong bản dịch có phần trội hơn trong nguyên tác. Ví dụ trong nguyên tác viết: “Cổ bề thanh động Tràng Thành nguyệt”, nghĩa là: Tiếng trống lệnh làm rung mặt trăng ở Tràng Thành. Tiếng trống làm rung mặt trăng! Viết như thế là có hình ảnh nhưng dịch giả lại còn muốn nó hình ảnh hơn làm nổi câu thơ hơn chỉ với từ “lung lay” “ Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt” Thành công của bản dịch còn vì người dịch tỏ ra am hiểu ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ trong bản dịch nói chung trong sáng, dễ hiểu, ít từ Hán – Việt, ít điển cố. Vốn từ của người dịch tương đối phong phú và sử dụng linh hoạt, chứng tỏ là có khi một từ chữ Hán được dịch ra thành nhiều từ tiếng Việt. Chẳng hạn như “du du” lúc được dịch là “thăm thẳm” (“Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân”, dịch là “Xanh kia thăm thẳm từng trên”); lúc được dịch là “dặc dặc” (“Tống quân xứ hề tâm du du”, dịch là “Đưa chàng lòng dặc dặc buồn”), lúc lại được dịch là “đau đáu” (“Ức quân du du tư hà cùng” dịch là “Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”),… Dịch giả đặc biệt hiểu rõ khả năng tu từ phong phú của loại từ láy – loại từ rất dân tộc của tiếng Việt. Trong bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện hành từ láy khá nhiều và có nhiều kiểu kết hợp, khi thì láy lại toàn bộ như “ù ù”, “ào ào”, “dõi dõi”, … khi thì láy lại phụ âm đầu như “ngập ngừng”, “quạnh quẽ”, “thoi thóp”, “chông chênh”… Có trường hợp không phải từ láy, hoặc bên cạnh từ láy nhà thơ sử dụng những từ đi liền với nó có yếu tố láy lại (láy lại phụ âm đầu hoặc bộ phận vần) để cho câu thơ giàu âm hưởng, như những câu: - “Lúa thành thoi thóp bên cồn” - “Khói mù nghi ngút ngàn khơi” - “Thời thiết lành lầm lỡ đòi nau” Trong tu từ học ngữ âm tiếng Việt xác nhận rằng, chẳng hạn những từ phụ âm đầu là đ, một phụ ấm tắc, hữu thanh, cách đọc của nó gây ấn tượng nặng nề, còn những từ kết thúc bằng phụ âm ng (-ng hay –nh) gây ấn tượng kéo dài, cũng như những từ không dấu hoặc dấu bằng thì gây ấn tượng nhẹ nhàng, còn trái lại những từ thanh trắc thì gây ấn tượng khúc mắc, ngang trái. Thời đại bản dịch “Chinh phụ ngâm” ra đời chưa có lý luận về tu từ học như ngày nay, nhưng do kinh nghiệm thực tế người địch dã sử dụng được những đặc trưng của tu từ học ngữ âm này. Chẳng hạn trường hợp muốn diễn tả một tâm trạng đau buồn nặng nề và kéo dài, người dịch đã dùng những từ kết hợp được phụ âm đầu “đ” và âm cuỗi “-ng” như những câu: “Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tự miền biển xa” Hoặc diễn tả một điều ngang trái, vô lý, nhà thơ dùng mấy vần trắc đi liền với nhua, như trong câu: “Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ” hay “Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng”…. Tóm lại, thành công của bản dịch “Chinh phụ ngâm” là một sự kích thích có ý nghĩa đối với việc dùng chữ Nôm để sáng tác văn học lúc đương thời. Ngoài những câu, những đoạn tuyệt vời, không phải bản dịch này còn có những hạn chế. Dùng những từ Hán Việt không thông dụng trong bản dịch: Trong tiếng Việt chúng ta, số từ có nguồn gốc Hán chiếm một tỷ lệ khá cao, trong đó có nhiều từ đọc lên hầu như ai cũng hiểu, Có một số từ khác tuy không phổ cập đến như vậy, nhưng khi đọc lên nhiều người hiểu được như: thiên, địa, phong, trần…Nếu những từ gốc Hán như vậy xuất hiện trong bản dịch thơ từ chữ Hán sang quốc âm, thì có lẽ không có gì trở ngại đối với bạn đọc ngày nay. Tuy nhiên, có khi vì để bảo đảm được ý, vần, điệu…dịch giả dùng nguyên một số từ Hán Việt rất xa lạ với bạn đọc phổ thông. Có thể thời bản dịch này ra đời, hầu hết bạn đọc đều thông thạo chữ Hán nên không có trở ngại gì, còn với số đông bạn đọc ngày nay, có nhiều từ xa lạ, không thể hiểu được, ngay đối với các giáo viên dạy văn chứ không chỉ học sinh như: “Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió Hãy tính lại diễn khơi ngày ấy Khuê ly mới biết tân toan dường này Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì…” Cần có chú thích: Đăng đồ: lên đường ra đi xa. Diễn khơi ngày ấy: từ ngày cách xa nhau. Khuê ly: xa cách nhau lâu ngày. Nói chung văn học cổ điển cần có nhiều chú tích để bạn đọc hiểu được các điển tích, các nhân vật lịch sử hoặc, địa danh có liên quan đến các sự kiện… Còn việc dùng chú thích để giải nghĩa các từ mà dịch giả sử dụng là bất đắc dĩ, điều đó nói lên một phần hạn chế của bản dịch đối với bạn đọc hiện nay. Trong câu người dịch bỏ sót ý hoặc diễn đạt không rõ nghĩa.Có hai câu tả cảnh chiến trường về đêm trong bản dịch thật buồn và hay: Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò hai câu này đc coi là tuyệt tác lại là câu thơ dịch chưa đạt vì bỏ qua ý chính của tác giả. Quan niệm cái hay của thơ dịch và thơ sáng tác khác nhau là vậy.Hai câu của Đặng Trần Côn là: Kỳ sơn cựu chủng nguyệt mang mang Phì thuỷ tân phần phong niểu niểu Có nghĩa là: “Trăng soi mông lung trên những ngôi mộ cũ ở núi Kỳ. Gió thổi hiu hắt trên những nấm mồ mới ở bến Phì”. Hai câu thơ dịch đã chuyển tải được hai địa danh là non Kỳ và bến Phì, chuyển được trăng và gió nhưng bỏ qua phần quan trọng mà tác giả muốn nói tới là mộ cũ và mồ mới. Có lẽ chủ ý của tác giả nhắc mộ cũ ở núi Kỳ để mà nói đến những nấm mồ mới ở bến Phì Cũng như hầu hết các kiệt tác văn chương khác, Chinh phụ ngâm là sản phẩm tinh thần của một thời đại nhất định. Đó là thời đại nội chiến tàn khốc giữa các tập đoàn phong kiến cát cứ Lê - Trịnh – Mạc – Nguyễn, và giữa các triều đình này với các phong trào khởi nghĩa của giai cấp nông dân đã bị dồn tới bước đường cùng. Cả một dân tộc bị chấn thương do nội chiến kéo dài hằng thế kỉ, từ đó kết nên một mối oán hận thấu trời, như lời thơ của Chinh phụ ngâm : Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? Theo lẽ tự nhiên, mọi nỗi oán hận đều đòi hỏi phải được giải toả. Đặng Trần Côn, một thi nhân lỗi lạc, đã cảm nhận sâu sắc nỗi oán hận ấy của dân tộc ông. Với thiên chức của nhà thơ, ông đã mang hết tâm huyết mô tả và vạch ra thực chất của tấn bi kịch lịch sử thời đại ông bằng một áng văn chương bác học (Hán văn) rất mực điêu luyện, tài hoa. Nhiều nho sĩ Trung Hoa đương thời đã thán phục tác phẩm này của ông. Sau đó tác phẩm được một bậc danh sĩ dịch thành một áng văn chương nôm tuyệt tác. Ngay lập tức, Chinh phụ ngâm bằng thơ nôm đã đi vào lòng quần chúng nhân dân đương thời. Ngoài giá trị thẩm mĩ, Chinh phụ ngâm còn mang ý nghĩa như là sự cứu rỗi cho một thời đại đầy đau thương, tang tóc, chia li. Cả tác giả và dịch giả của Chinh phụ ngâm đều là những trí thức phong kiến, đầu óc vốn được trang bị bằng những “chuẩn mực đạo đức” phong kiến như tam cương (vua – tôi, cha – con, vợ – chồng) hoặc lòng trung quân tuyệt đối… Nhưng may thay, dân tộc của họ, một dân tộc đã sáng tạo nên nền văn minh lúa nước, thuộc nằm lòng những qui luật của tự nhiên (như luật âm dương , luật hài hoà của thời tiết bốn mùa, qui trình sinh trưởng của cây lúa…), có bản tính thuần phác, có nếp nghĩ nếp sống hồn nhiên, đầy nhân bản. Dân tộc ấy không dễ gì bị lừa bịp bởi những tư tưởng trái tự nhiên, “thậm vô lí” của bọn người chuyên đè đầu cưỡi cổ thiên hạ. Họ tuyên bố “phép vua thua lệ làng”, “quan có cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang!”. Đó chính là thái độ của quần chúng nhân dân chống lại sự chuyên chế và bảo vệ nhân quyền của mình. Vấn đề trung tâm mà Chinh phụ ngâm đề cập là vấn đề chiến tranh và hoà bình, thể hiện ngay ở câu thơ đầu tiên: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Giáo điều phong kiến dạy rằng: vua chúa là “thiên tử” (con trời), mọi hành động của thiên tử như dẹp loạn để bảo vệ ngai vàng, chinh phạt các nước khác để mở mang bờ cõi… đều là những hành động “thế thiên hành đạo” cả. Tất cả thần dân trong nước phải nhất nhất vâng lệnh và xả thân phụng sự thiên tử. Ai làm được như thế sẽ được coi là một kẻ “trung quân”, là một con người có phẩm hạnh cao, nhược bằng chống lại lệnh vua thì đó là kẻ “bất trung”, “khi quân”, sẽ bị trị tội. Người chinh phu trong tác phẩm chính là một kẻ “trung quân” tiêu biểu. Chàng hoàn toàn tự giác chấp hành mệnh lệnh của nhà vua: Áo nhung trao quan vũ từ đây... Phép công là trọng, niềm tây sá nào! Chàng mang đủ “khí phách” của một anh hùng phong kiến: Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời. Chí làm trai dặm ngàn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao… Trong lòng chàng đau đáu món nợ công danh: Áng công danh trăm đường rộn rã… Chàng mơ ước: Non Yên tạc đá đề danh, Triều thiên vào trước cung đình dâng công… Tài so Tần, Hoắc vẹn tuyền, Tên ghi gác khói, tượng truyền đài Lân. Nền huân tướng đai cân rạng vẻ, Chữ đồng hưu bia để ngàn đông… Nhưng than ôi: tất cả ước mơ đó chỉ là thứ bả vinh hoa mê hoặc chàng! Trên thực tế chàng đang phải dấn thân “vào nơi gió cát”, đang phải chịu đựng muôn vàn khổ ải cả về thể xác lẫn tinh thần: Nội không muôn dặm xiết sao dãi dầu. Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn, Dòng nước sâu ngựa nản chân bon. Ôm yên gối trống đã chồn, Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh... Não người áo giáp bấy lâu, Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây… Cứ thế, chàng kiệt quệ dần để rồi cuối cùng chạm trán với cái chết ghê rợn: Trải chốn nghèo (nguy) tuổi được bao nhiêu? Non Kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi… Nhưng dù chết, kẻ giáo điều chủ nghĩa vẫn không tự nhận thức được tấn bi kịch của đời mình, vẫn chấp nhận… bị bịp đến chết! Nếu chinh phụ cũng đồng quan điểm với chồng thì chẳng có vấn đề gì phải bàn, và tác phẩm chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng… nhạt như nước ốc! Thế nhưng các tác giả của Chinh phụ ngâm – những nhà nhân bản chủ nghĩa thực thụ của dân tộc Việt Nam, mang trong mình thiên chân và những yếu tố trí tuệ thuần khiết của con người Việt Nam – ngay từ phút đầu đã cảnh báo về thảm hoạ của chiến tranh, nhất là thảm hoạ mà người phụ nữ phải gánh chịu: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Và toàn bộ tác phẩm là sự bóc trần thực trạng đời sống – nhất là đời sống nội tâm tràn ngập đau buồn – của chinh phụ. Nỗi đau khổ của nàng phản ánh chính xác và đầy đủ nhất nhân bản đích thực của nàng. Chính cái nhân bản ấy đã khiến nàng có được một cảm quan, một cặp mắt thần để nhìn rõ bộ mặt hắc ám của chiến tranh, điều mà chồng nàng không nhìn thấy. Đối với nàng, chiến tranh chỉ là địa ngục, không hơn. Đối nghịch với quan điểm của bọn vua chúa, Chinh phụ ngâm đã vạch trần một sự thật: giấc mộng vinh quang của chinh phu chỉ là hư ảo, còn nỗi đau khổ vô cùng tận của vợ chồng chàng, gia đình chàng là sự thật. Trên thực tế, bọn vua chúa đâu có màng ngó đến những nỗi thống khổ của nhân dân: Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ? Mặt chinh phu ai vẽ cho nên? Có thể nói các tác giả đã chỉ “đích danh thủ phạm” gây nên nỗi thống khổ cho nhân dân, cho chinh phu và chinh phụ: đó chính là bọn vua chúa ích kỉ, tham tàn! Về nghệ thuật, Chinh phụ ngâm là tác phẩm thơ tiến Việt ưu tú vào bậc nhất của văn học cổ điển Việt Nam. Ngôn ngữ văn học dân tộc đã được nâng tới một trình độ tuyệt đỉnh. Mỗi câu thơ đều được cấu thành bởi những từ ngữ tinh xác về ý nghĩa, óng chuốt về hình thức, tuy được gọt giũa công phu nhưng lại không mắc căn bệnh “chạm sâu”, “khoe chữ” cầu kì diêm dúa của những thứ văn chương tầm thường. Nói cách khác, vẻ đẹp tuyệt trần của ngôn ngữ hoàn toàn nhắm vào mục đích tối cao: đặc tả thế giới khi thì hiện thực khi thì mang màu sắc lãng mạn, nhất là đặc tả thế giới tâm hồn vô cùng sống động của chinh phụ. Những câu thơ đầy hình ảnh như một bức tranh dân dã hay tranh sơn thuỷ: - Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non. - Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên. Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm. Những câu thơ chứa cái thần kì lạ ở bên trong mà chỉ một cây bút siêu đẳng mới viết nổi: Non Kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi… Những câu thơ tả chinh phụ sắc nét và có thần: Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không, Trâm cài xiêm giắt thẹn thùng, Lệch làn tóc rối, lỏng vòng lưng eo. Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… Tuyệt diệu hơn cả là những câu thơ tả tình, diễn đạt mọi trạng thái tâm lí tinh tế: Sớm lại chiều dòi dõi nương song. Nương song luống ngẩn ngơ lòng, Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai? Khá nhiều câu thơ dùng ngoa ngữ một cách đắc địa: - Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. - Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Nước dường cưa xẻ héo cành ngô. Nhiều hình dung từ, động từ, trạng từ được sử dụng với ý đồ cường điệu tạo nên những câu thơ rất “đắt”: ào ào gió thu, cờ bay ngùi ngùi, gà eo óc gáy, mối sầu dằng dặc , bến Ngân sùi sụt, quạnh quẽ trăng treo, gió thổi đìu hiu, phơ phất mái sương, bơ phờ tóc mai, hương gượng đốt, gương gượng soi, nhớ chàng đằng đẵng, lung lay bóng nguyệt, thét roi, gió thốc, rứt buồng gan… Chinh phụ ngâm tiếp tục truyền thống chuyển hoá những điển cố, những câu thơ gốc Hán sang tiếng Việt, làm giàu cho từ vựng văn học Việt: - Chí làm trai dặm ngàn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. - Lòng này gửi gió đông có tiện, Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. - Lớp mây ngại mắt khôn nhìn, Đâu nơi chinh chiến đâu miền Ngọc quan? Chinh phụ ngâm sử dụng thể thơ dân tộc song thất lục bát. Thể thơ này giàu nhạc tính hơn thể thơ lục bát bởi hai vần trắc ở hai câu thất , đọc lên nghe réo rắt hơn, rất thích hợp với những tác phẩm trữ tình dùng để ngâm hơn là để đọc. Chính vì đặc tính ưu việt đó mà nhiều nhà thơ đời sau đã tiếp tục sử dụng thể thơ này để sáng tác những “khúc ngâm” hoặc những bài thơ như Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Nói chuyện với ảnh, Thư trách người tình nhân không quen biết(Tản Đà), Thức giấc, Hồ xuân và thiếu nữ (Thế Lữ), Tiếng đàn mưa (Bích Khê)… Tiếc rằng thể thơ dân tộc tuyệt diệu này hiện nay hầu như không còn mấy ai sáng tác nữa trong khi thể thơ lục bát (nghèo âm điệu hơn) vẫn được đặc biệt phát huy. Phải chăng đó là sơ suất và khiếm khuyết lớn của những người làm thơ đương đại, và điều đó cần phải được khắc phục? Vừa sử dụng tiếng Việt một cách điêu luyện, vừa sử dụng thể thơ thuần túy dân tộc, bản diễn nôm Chinh phụ ngâm là tác phẩm văn chương bác học đạt tới tầm nghệ thuật đỉnh cao. Chính vì vậy mà Chinh phụ ngâm đã trở thành tác phẩm “thuộc nằm lòng”, trở thành máu thịt của người Việt Nam trong suốt mấy thế kỉ qua, giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du.