Tôi muốn tìm hiểu về Phật Pháp, tôi nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu đọc và xem những gì?

  1. Sách

  2. Tâm linh

Từ khóa: 

sách

,

tâm linh

Bạn có thể tìm hiểu về Phật Thích Ca.
Nhưng mình tò mò bạn muốn hiểu về Phật Pháp vì điều gì và để làm gì. Điều này khá quan trọng bởi lẽ nó sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì.
Lúc mình nhỏ mình đã tín ngưỡng Phật Giáo.
Phật Giáo hướng thiện chúng sinh. Bởi vậy, với mình Phật Giáo là một tôn giáo đẹp. Mình chẳng tìm hiểu gì cả. Mình chỉ biết rằng mình thành kính thần Phật và bề trên.
Giờ đây, mình tìm hiểu về Phật pháp vì muốn giúp mình giúp đời. Tuy nhiên, mình cũng không nghiên cứu sâu. Mình chủ yếu quan tâm đến những giá trị tốt đẹp mà Phật Pháp tác động lên tâm tưởng con người.
Bởi thế, bạn nên nhìn nhận rõ mối bận tâm của bạn để có cách tiếp cận phù hợp nhất.
Trả lời
Bạn có thể tìm hiểu về Phật Thích Ca.
Nhưng mình tò mò bạn muốn hiểu về Phật Pháp vì điều gì và để làm gì. Điều này khá quan trọng bởi lẽ nó sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì.
Lúc mình nhỏ mình đã tín ngưỡng Phật Giáo.
Phật Giáo hướng thiện chúng sinh. Bởi vậy, với mình Phật Giáo là một tôn giáo đẹp. Mình chẳng tìm hiểu gì cả. Mình chỉ biết rằng mình thành kính thần Phật và bề trên.
Giờ đây, mình tìm hiểu về Phật pháp vì muốn giúp mình giúp đời. Tuy nhiên, mình cũng không nghiên cứu sâu. Mình chủ yếu quan tâm đến những giá trị tốt đẹp mà Phật Pháp tác động lên tâm tưởng con người.
Bởi thế, bạn nên nhìn nhận rõ mối bận tâm của bạn để có cách tiếp cận phù hợp nhất.
https://cdn.noron.vn/2021/09/17/643262990511394993-1631854195.jpg

Đây là phần trích dẫn gợi ý trong một câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo:

“Ngoài ra, em có thể tham khảo các sách của tác giả Edward Conze, ông có vài đầu sách được dịch ra tiếng Việt là Lược sử Phật giáo và Tư tưởng Phật giáo Ấn độ; để hiểu thêm về Phật giáo ở góc độ lịch sử và tư tưởng. Đi sâu vào chi tiết, thì mình có thể đọc một số tác phẩm của thầy Nhất Hạnh như Trái Tim Của Bụt, Những Con Đường Về Núi Thứu ( cuốn này tóm lược Dị Bộ Tông Luân Luận), Đường Xưa Mây Trắng… Xa hơn, em có thể đọc tác phẩm liên quan đến tư tưởng bộ phái Phật giáo như Dị Bộ Tông Luân Luận, hay Thanh Tịnh Đạo Luận, hoặc Kinh Mi Tiên Vấn Đáp ( cuốn này rất thú vị dành cho người đã có cơ sở về tư tưởng Phật giáo).

Mặt khác, anh nghĩ bộ Buddha Tarot mang dấu ấn màu sắc của Mật tông Tây tạng, nên để mở rộng hơn, em có thể đọc bộ ba cuốn Đại luận về giai trình của Đạo giác ngộ của ngài Tông Khách Ba

Hi vọng có thể giúp được em.”

Lược sử Phật giáo:

https://thuvienhoasen.org/images/file/YxeTQJtG0QgQABcV/luocsuphatgiao-nguyenminhtien.pdf

Đại luận về giai trình của Đạo giác ngộ:

https://thuvienhoasen.org/a35664/dai-luan-ve-giai-trinh-cua-dao-giac-ngo-toan-tap-sach-ebook-pdf-

Link gốc:

Theo cảm quan của mình. Khi bạn bắt đầu có sự yêu thích, đam mê tìm hiểu tôn giáo nào. Chính là khi đó bạn đã có duyên với tôn giáo đó. Trên đời này, k phải ai có duyên đến với 1 tôn giáo nào đó, có người suốt đời vẫn theo chủ nghĩa vô thần... nói vui là bạn đã được chọn

Riêng về Phật giáo, theo mình biết, có hàng chục vị Phật, hàng trăm ngàn hoặc hơn nhiều Bồ tát, A la hán... Không dưới 4-5 cõi thế giới Phật. Kinh, chú, thuyết pháp, Phật pháp có cả nghìn loại... Riêng Mật chú, bí kíp kinh điển còn hằng hà đa số chưa được phổ thông đến con người. Vì có những loại công năng quá cao siêu và sức mạnh to lớn, con người k thể tự khống chế được.

Đồng thời, tuy gọi là Phật giáo, 1 nguồn, nhưng lại bị chia ra rất nhiều giáo,nhiều phái, đường hướng, chủ trương, tùy theo địa lý, người giác ngộ và truyền lại. Cũng như k ít đã bị sai lệch và lợi dụng...

Do đó, bạn có duyên thì hãy tự chọn hướng tìm hiểu của mình... qua cách nghe nhiều bài kinh, cảm bài nào (cảm nhận, cảm thụ, hứng thú...) thì theo bài kinh đó. Cũng như tìm hiểu nhiều vị Phật qua nguồn chính thống... cảm (kính nể, thấy hợp, cần thiết cho đời sống tu tập của mình...) thì theo Vị, Ngài đó. Cũng nên nghe nhiều thuyếy giảng... nhưng nên có sự chọn lọc, vì chưa chắc họ đúng. Hãy lắng nghe lý trí và con tim mình, sống thiện và điều gì đến sẽ đến.

Chúc bạn tu tập và giác ngộ... Nam mô a mi đà Phật. Ohm ma ni Padme hum !

Cảm ơn Nam đã mời mình trả lời câu hỏi này. Đạo Phật có nhiều cửa vào, mỗi người đều có thể tìm cho mình một cánh cửa phù hợp. Thời xưa lúc Đức Phật và các bậc cao tăng giảng pháp, cũng tùy vào căn cơ, hoàn cảnh của người nghe mà giảng. Ngày nay ta có thể học đạo qua kinh sách, băng giảng, điều đó rất tuyệt, nhưng cũng phải cẩn thận. Có nhiều người chỉ vì đọc nhầm một vài tựa sách không phù hợp với mình, mà có cách hiểu sai lầm về đạo, nên không bước vào, rất đáng tiếc.
Trên noron đã có một câu hỏi về các thể loại kinh sách Phật giáo, bạn có thể tham khảo: 
Ngoài ra, bạn có thể lên youtube xem các bài pháp thoại về các chủ đề bạn quan tâm, các vấn đề bạn thắc mắc. Các chùa lớn ở VN bây giờ đều có kênh youtube, bạn ko thích nghe ông thầy này thì có thể nghe ông thầy kia. Có thời gian hơn thì bạn có thể tham gia các khóa tu, khóa thiền, có rất nhiều người trẻ cũng bén duyên với đạo chỉ nhờ bạn rủ đi một khóa tu.
Khi đã vào rồi thì bạn nên đi chùa nhiều hơn và tìm cho mình một vị thầy mà bạn cho là giỏi, để có nghi ngại gì thì có chỗ mà hỏi. Nếu chưa có duyên tìm thầy thì bạn chịu khó làm quen kết bạn với các vị thầy có hoạt động trên mxh, có nhiều thầy trẻ tuổi cũng rất dễ thương và hoằng pháp trên fb.
Đạo Phật chú trọng phần thực hành hơn lý thuyết, bạn đọc kinh sách để hiểu đạo nhưng quan trọng hơn là bạn phải ứng dụng được các bài học đó vào đời sống của bản thân. Hãy nhớ điều đó để đừng sa vào các tranh luận, triết thuyết viễn vông.
Chúc bạn sớm tìm được con đường giác ngộ cho mình nhé.

Sau phần nói chung chung thì mình xin được gợi ý một vài vị minh sư mà mình được biết:
  1. Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai: các bài giảng đều thấm đượm chất thiền.
  2. Thầy Thích Nhật Từ ở chùa Giác Ngộ, TP HCM: có nhiều kiến giải rất rõ ràng khoa học về rất nhiều vấn đề hóc búa trong xã hội, từ kinh tế, chính trị đến tâm linh, tình cảm.
  3. Thầy Pháp Hòa ở tu viện Trúc Lâm, Canada: thầy này có lối nói chuyện rất dễ thương, có duyên.
  4. Kênh Pháp thoại khai tâm của chùa Hoằng Pháp, đây là một chùa rất nổi tiếng ở TP HCM.

Đây chỉ là những cái tên mà mình được biết, cũng hơi thiên kiến vì mình chưa được biết các thầy ở ngoài Bắc, hay các thầy ở bên phái Nam Tông. Chắc phải nhờ các bạn khác bổ sung thêm.

Hãy bắt đầu với Đường xưa mây trắng bạn ha.
Nếu bạn hợp vs thích thú, Phật pháp sẽ tự dẫn lối bạn ạ.
Phật là ta mà ta là Phật.

Bạn tham khảo nha : Gosinga là tổ chức phi lợi nhuận , tổ chức các khóa thiền và pháp học zoom trực tiếp hàng tháng miễn phí . Nếu bạn cảm thấy khó khăn , không có bạn hữu thì tham khảo nhé

Web pháp học free cực kì chất lượng : phaphoc.net của thầy Tuấn Hà (vinalink)

Ở nhà chống dịch Covid-19 nhờ 2 web này trong vòng 1 tháng ngắn ngủi mình đã hiểu rất nhiều về pháp học - khoa học về đời sống nha ! Highly recommend everyone!

Chào bạn, có lẽ các bạn đã giới thiệu cho bạn nhiều nguồn tham khảo phong phú. Mình thì nghĩ một người chưa quen trước hết cứ sống thiện lành, tập giữ các giới cơ bản Phật dạy chúng sinh để tốt cho bản thân bạn và những người xung quanh bạn đã. Phần tìm hiểu thì mình có thể đi từ lịch sử, các khái niệm cơ bản, các hoạt động hiện tại. Sau đó bạn có thể tham dự cùng một số hội nhóm thực hành để xem điều gì phù hợp với mình. Cứ bình tĩnh từ từ, bạn đã phát tâm thì con đường cũng sẽ hiện ra, miễn là mình quan sát và nhìn nhận kĩ.

Muốn bắt đầu tìm hiểu về Phật pháp thì mình nghĩ bạn nên xem Phim Cuộc đời Của Đức Phật, để hiểu và có sự nhìn nhận khách quan nhất về Đạo Phật mà bạn sẽ hướng tới, và rồi bạn hãy tìm hiểu về Bát Chánh Đạo, giữ giới, ... đọc về các từ khóa của Đạo Phật mà bạn chưa hiểu cái này nên google . Trang Thư viện hoa sen là nơi lưu giữ rất nhiều kiến thức phật học , Tiếp theo bạn nên youtube nghe thật nhiều các bài giảng pháp của các vị Thầy như Thầy Thích Pháp Hòa , Sư Cô Thích Nữ Hương Nhũ , Thầy Thích Tâm Nguyên , .... và trong cuộc sống hằng ngày bạn thực hành tu sửa Thân , Khẩu , Ý, ... Thân : tức hành động của bản thân mình, Khẩu : là lời ăn tiếng nói của mình , Ý : tức suy nghĩ của bản thân mình, phải luôn ý thức dk những suy nghĩ của mình sắp nói, sắp nghĩ tới , và tất cả đều sửa từ chưa tốt đến tốt dần,  còn đi sâu hơn về Phật Pháp thì sẽ tùy duyên của bạn khi bạn đã hiểu cơ bản về Phật học rồi tự ắt sẽ tìm kiến thức chuyên sâu hơn, và quan trọng nhất là phải áp dụng được từ phật học sang thực hành đời sống của bản thân mình

Tìm và đọc các sách của " nguyên phong" lên Youtube xem các bài của thầy ajancha .....

Xem phim về Phật thích ca, tìm đọc về Tứ diệu đế và bát chánh đạo.. Đọc nhiều vô tự khắc sẽ hiểu, chổ nào không hiểu thì hỏi và đọc lại..