Trị liệu tâm lý và tham vấn tâm lý có khác nhau không?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

trị liệu tâm lý

,

tham vấn tâm lý

,

tâm lý học

Chào bạn, theo mình có lẽ để phân biệt giữa tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý nó vừa có điểm chung và vừa có điểm riêng, ranh giới giữa 2 hoạt động hỗ trợ tâm lý này nằm ở những tiêu chí phân loại khách hàng và phương hướng đánh giá và tư duy giải quyết vấn đề cho thân chủ.

Cụ thể hơn:

Giống nhau: Đều là hoạt động hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp, can thiệp vào cảm xúc, nhận thức, hành vi của người cần giúp đỡ. "Có bao nhiêu nhà tâm lý có thể di chuyển một củ khoai tây?" Sẽ chẳng có ai cả nếu như củ khoai đó không muốn di chuyển, dù là tham vấn hay trị liệu thì sự tích cực vượt qua vấn đề đều nằm ở khách hàng, khi họ muốn cuộc sống của họ tốt hơn mỗi ngày, có nhiều trải nghiệm cảm xúc hạnh phúc, bình an thì hoạt động hỗ trợ tâm lý mới có hiệu quả.

Khác nhau:

Tiêu chí khách hàng: có 3 mức độ vấn đề trong tâm thần gồm: Bình thường, ranh giới giữa bệnh lý và bình thường và bệnh lý. Bình thường là những người có khó khăn tâm lý thường gặp các vấn đề về mối quan hệ, động cơ sống, học tập, làm việc... nếu cơ thể và tâm trí đủ khỏe mạnh thì họ có thể vượt qua những vấn đề đó sau một thời gian nhất định, ranh giới là người có biểu hiệu khó khăn ảnh hưởng một phần nào đó đến chất lượng cuộc sống nhưng chưa đủ đáp ứng các tiêu chí của một rối loạn bệnh lý. Bệnh lý được hiểu như tình trạng khách hành khó khăn trong việc kiểm soát cơ thể và tâm trí của mình đáp ứng đủ các tiêu chí của phân loại bệnh và cần được hỗ trợ điều trị tích cực. Như vậy thì đối tượng khách hàng của tham vấn tâm lý là những người bình thường và một số vấn đề của ranh giới, còn trị liệu là hỗ trợ người có rối loạn ranh giới hướng về phía bệnh lý và các rối loạn bệnh lý tâm thần nặng.

Tiêu chí phương hướng đánh giá: Trong tâm lý học, cả tham vấn và trị liệu đều sử dụng các test để đánh giá và chẩn đoán mức độ của các rối loạn, và sau khi có kết quả đánh giá, tham vấn sẽ can thiệp mức độ nhẹ và trung bình của rối loạn, trị liệu sẽ can thiệp nặng và rất nặng của rối loạn. Như vậy, sẽ có một ranh giới nhất định giữa 2 hình thức này, khi chạm tới ranh giới của mình, nhân viên tham vấn sẽ chuyển ca sang bên trị liệu tâm lý để có sự hỗ trợ chuyên sâu hơn.

Tiêu chí tư duy giải quyết vấn đề: Tư duy giải quyết vấn đề phụ thuộc vào trường phái nhà tâm lý được đào tạo và thực hành trong quá trình làm nghề. Khi lựa chọn tham vấn tâm lý, tư duy rằng thân chủ là người có khả năng tự xử lý các khó khăn của mình,mối quan hệ tham vấn là mối quan hệ đồng hành ngang bằng, khi bị rơi vào bế tắc khách hàng cần một người ở bên cạnh khơi gợi, thấu cảm và làm sáng rõ mạch logic cho vấn đề. Còn khi lựa chọn trị liệu tâm lý, khách hàng đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ thể và tâm trí, và gần như họ mất quyền làm chủ cuộc sống của mình, không thể tự mình đứng lên giải quyết các vấn đề được nữa, họ cần người hướng dẫn và can thiệp sâu sắc cho sự thay đổi của bản thân, mối quan hệ trị liệu được miêu tả như một chuyên gia đưa ra giải pháp cho khách hàng và yêu cầu khách hàng phải cam kết cho sự thay đổi của mình.

Cảm ơn bạn đã có một câu hỏi vô cùng thú vị, Hank hy vọng đã 1 phần nào đó giúp mọi người và bạn hiểu hơn về sự khác biệt này!

Trả lời

Chào bạn, theo mình có lẽ để phân biệt giữa tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý nó vừa có điểm chung và vừa có điểm riêng, ranh giới giữa 2 hoạt động hỗ trợ tâm lý này nằm ở những tiêu chí phân loại khách hàng và phương hướng đánh giá và tư duy giải quyết vấn đề cho thân chủ.

Cụ thể hơn:

Giống nhau: Đều là hoạt động hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp, can thiệp vào cảm xúc, nhận thức, hành vi của người cần giúp đỡ. "Có bao nhiêu nhà tâm lý có thể di chuyển một củ khoai tây?" Sẽ chẳng có ai cả nếu như củ khoai đó không muốn di chuyển, dù là tham vấn hay trị liệu thì sự tích cực vượt qua vấn đề đều nằm ở khách hàng, khi họ muốn cuộc sống của họ tốt hơn mỗi ngày, có nhiều trải nghiệm cảm xúc hạnh phúc, bình an thì hoạt động hỗ trợ tâm lý mới có hiệu quả.

Khác nhau:

Tiêu chí khách hàng: có 3 mức độ vấn đề trong tâm thần gồm: Bình thường, ranh giới giữa bệnh lý và bình thường và bệnh lý. Bình thường là những người có khó khăn tâm lý thường gặp các vấn đề về mối quan hệ, động cơ sống, học tập, làm việc... nếu cơ thể và tâm trí đủ khỏe mạnh thì họ có thể vượt qua những vấn đề đó sau một thời gian nhất định, ranh giới là người có biểu hiệu khó khăn ảnh hưởng một phần nào đó đến chất lượng cuộc sống nhưng chưa đủ đáp ứng các tiêu chí của một rối loạn bệnh lý. Bệnh lý được hiểu như tình trạng khách hành khó khăn trong việc kiểm soát cơ thể và tâm trí của mình đáp ứng đủ các tiêu chí của phân loại bệnh và cần được hỗ trợ điều trị tích cực. Như vậy thì đối tượng khách hàng của tham vấn tâm lý là những người bình thường và một số vấn đề của ranh giới, còn trị liệu là hỗ trợ người có rối loạn ranh giới hướng về phía bệnh lý và các rối loạn bệnh lý tâm thần nặng.

Tiêu chí phương hướng đánh giá: Trong tâm lý học, cả tham vấn và trị liệu đều sử dụng các test để đánh giá và chẩn đoán mức độ của các rối loạn, và sau khi có kết quả đánh giá, tham vấn sẽ can thiệp mức độ nhẹ và trung bình của rối loạn, trị liệu sẽ can thiệp nặng và rất nặng của rối loạn. Như vậy, sẽ có một ranh giới nhất định giữa 2 hình thức này, khi chạm tới ranh giới của mình, nhân viên tham vấn sẽ chuyển ca sang bên trị liệu tâm lý để có sự hỗ trợ chuyên sâu hơn.

Tiêu chí tư duy giải quyết vấn đề: Tư duy giải quyết vấn đề phụ thuộc vào trường phái nhà tâm lý được đào tạo và thực hành trong quá trình làm nghề. Khi lựa chọn tham vấn tâm lý, tư duy rằng thân chủ là người có khả năng tự xử lý các khó khăn của mình,mối quan hệ tham vấn là mối quan hệ đồng hành ngang bằng, khi bị rơi vào bế tắc khách hàng cần một người ở bên cạnh khơi gợi, thấu cảm và làm sáng rõ mạch logic cho vấn đề. Còn khi lựa chọn trị liệu tâm lý, khách hàng đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ thể và tâm trí, và gần như họ mất quyền làm chủ cuộc sống của mình, không thể tự mình đứng lên giải quyết các vấn đề được nữa, họ cần người hướng dẫn và can thiệp sâu sắc cho sự thay đổi của bản thân, mối quan hệ trị liệu được miêu tả như một chuyên gia đưa ra giải pháp cho khách hàng và yêu cầu khách hàng phải cam kết cho sự thay đổi của mình.

Cảm ơn bạn đã có một câu hỏi vô cùng thú vị, Hank hy vọng đã 1 phần nào đó giúp mọi người và bạn hiểu hơn về sự khác biệt này!

Vì mình cũng chỉ đang học bậc cử nhân, nên xin phép chia sẻ theo những kiến thức mình được đào tạo. Ngoài ra, vì mình học bằng tiếng Anh, nên nếu có sai sót trong khi diễn đạt bằng tiếng Việt, mong mọi người góp ý nhé.

Mình hiểu câu hỏi của bạn là sự khác nhau giữa trị liệu tâm lý (psychotherapy) và tham vấn tâm lý (counseling).

  • Điểm chung:

    • Cả hai phương pháp đều đòi hỏi sự hợp tác giữa chuyên gia và thân chủ; có nghĩa là: bạn được quyền đưa ra ý kiến, mong muốn về việc điều trị của mình. Khác với việc thân chủ phải nghe theo lời của chuyên gia.

    • Dành cho mọi đối tượng, từ trẻ em, người già, người trưởng thành,...

    • Hướng tới chẩn đoán, đánh giá, và chữa lành rối loạn tâm lý cho thân chủ.

    • Nâng đỡ tâm lý cho thân chủ để họ có khả năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Điểm khác biệt: Trị liệu tâm lý phức tạp và yêu cầu cao hơn tham vấn tâm lý.

  • Tham vấn tâm lý (counseling):

    • Thời gian ngắn hạn (6 tháng trở xuống)

    • Tập trung giải quyết những vấn đề ở thời điểm cụ thể (ví dụ: mâu thuẫn với bạn đời, căng thẳng do công việc,...)

    • Hỗ trợ và nâng đỡ tâm lý để giúp thân chủ tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ

  • Trị liệu tâm lý (psychotherapy):

    • Thường bao gồm các bài kiểm tra và các phương pháp trị liệu chuyên sâu

    • Thời gian trị liệu dài hạn (liên tục vài năm, hoặc ngắt quãng giữa các năm)

    • Tập trung giải quyết sâu những khúc mắc trong cách tư duy, cảm xúc, trải nghiệm

    • Hướng đến hiểu các yếu tố tác động đến sự phát triển trong cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi của một người; và hỗ trợ họ điều chỉnh.

Nói cách khác thì cả tham vấn lẫn trị liệu tâm lý đều là làm việc với tâm trí con người, thông qua trò chuyện; nhưng tham vấn khi bạn biết được khúc mắc của mình là gì; trị liệu nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, nguyên nhân mơ hồ và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn.

--

Một ví dụ để rõ hơn:

  • Một số hình thức tham vấn tâm lý: tham vấn cặp đôi và hôn nhân gia đình, tham vấn về công việc/học hành, tham vấn về sức khỏe tinh thần,...

  • Một số hình thức trị liệu tâm lý: trị liệu nhận thức hành vi, trị liệu phân tâm học, trị liệu nhân văn,...

--

Nếu có điều kiện, bạn cũng nên đi thăm khám tâm lý thường xuyên. Bởi vì việc bảo vệ và ngăn ngừa các vấn đề tâm lý có tác dụng tốt hơn là đi trị liệu/tham vấn nhiều lắm. Cá nhân mình cũng cố gắng ít nhất 2 tháng gặp chuyên gia tâm lý một lần.

Hy vọng những chia sẻ của mình hữu ích với bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm tại:

  1. Very Well Mind

  2. American Psychological Association

  3. American Psychiatric Association

💙 Bạn có thể hiểu đơn giản thế này
Tham vấn chính là đi thăm khám bác sĩ. Giống như thấy đau bụng thì đi khám xem bị làm sao đó bạn ạ. 
Trị liệu thì là do bác sĩ chỉ định. Do sau khi thăm khám bác thấy bạn đã măc bệnh sẽ yêu cầu bạn trị liệu.
Trị liệu thì sẽ dựa theo tình hình bệnh của bạn để đưa ra phác đồ điều trị...
Tâm lý con người chính là tâm bệnh, nó cũng có biểu hiện, bạn có thể dựa vào những biểu hiện của bản thân để tìm hiểu trên mạng xem mình có nguy cơ bị mắc bệnh tâm lý hay không . Học cách tự điều hòa cơ thể. Nếu có biểu hiện thì vẫn nên đi tham vấn để biết tình trạng cụ thể nhé💙