Tự do tài chính là gì?

  1. Đầu tư & Tài chính

Nhà nhà người người nói về Tự do tài chính. Ở Tây người ta có lâu rồi, còn Việt Nam mình giờ cũng có rất nhiều người đi theo Trend này. Mời ace vào bày tỏ quan điểm ạ.

Từ khóa: 

,

đầu tư & tài chính

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì tự do tài chính có nghĩa là sống một cuộc sống không cần lo nghĩ về Tiền bạc.Nhà bạn không mặt phố, bố bạn không làm to thì con đường Tự do tài chính của bạn cũng như hầu hết mọi người trong xã hội là không dễ dàng.

Thực tế thì mỗi người có một cuộc đời khác nhau, và nhu cầu cuộc sống khác nhau nên con đường đến tự do tài chính và quan niệm về tự do tài chính vì thế cũng khác nhau.

Theo mình tìm hiểu thì sẽ có 8 mức độ tự do tài chính như sau (Mình cũng gật gù đồng ý lắm nên mới chia sẻ lại với các bạn nhé - Nên mình cũng mong nhận thêm quan điểm của mọi người)

Cấp độ 1: Có tài khoản dự phòng

- Khi bạn đủ tiền để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong ít nhất 3 đến 6 tháng. Tiền lương được nhận hàng tháng sẽ không còn là vấn đề không thể chậm trễ nữa.

- Một bất ngờ là ngay cả những người giàu có hay tầng lớp trung lưu vẫn phải sống trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng.

Cấp độ 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ

- Đôi khi bạn muốn có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng người thân. Cấp độ 2 của tự do tài chính cho phép bạn có thể tạm thời rời khỏi công việc trong thời gian ngắn và vẫn có đủ chi phí cho những chuyến du lịch. (Tất nhiên chi phí này nằm ngoài khoản tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp)

Cấp độ 3: Hạnh phúc với tiền bạc

- Bạn đạt đến cấp độ này khi đã thoải mái với các khoản chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng sau khi đã bỏ ra khoản tiền cần thiết để tiết kiệm.

Cấp độ 4: Tự do trong lựa chọn

- Đó là khi bạn có đủ tiềm lực về tài chính để rời bỏ công việc làm công. Bạn có thể dành thời gian cho sở thích mà không cần suy nghĩ đến mức lương.

- Đây cũng là cấp độ mà nhiều người mong muốn. Khi có thể tự do theo đuổi đam mê hoặc chăm sóc gia đình mà không phải đắn đo nhiều về thu nhập.

Cấp độ 5: Sẵn sàng để nghỉ hưu

- Bạn có khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một con số cố định hàng tháng đến hết đời. Tuy nhiên số tiền này đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản và bạn phải cắt giảm một số nhu cầu và chi tiêu vô cùng kỉ luật.

- Nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đang hướng đến cấp độ này trong phong trào F.I.R.E (Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Nguyên tắc của phong trào này là tiết kiệm tối đa 50- 75% thu nhập của bạn để tích lũy tài sản từ đó tạo ra các nguồn thu nhập thụ động để chi trả cho các chi phí hưu trí.

Cấp độ 6: Sẵn sàng cho một kì nghỉ hưu tốt

- Là khi bạn có đủ tiền hoặc dòng thu nhập thụ động cố định dư dả so với phí sinh hoạt hàng tháng mà bạn cần.

Cấp độ 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ

- Đó là khi khoản tiền thụ động đủ để bạn đi du lịch nước ngoài và tận hưởng cuộc sống với bạn bè.

Cấp độ 8: Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu

- Đó là khi của cải sẽ sống lâu hơn chính bạn. Bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời.

Trong 8 cấp độ trên thì mọi người đạt đến cấp độ nào rồi?

Trả lời

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì tự do tài chính có nghĩa là sống một cuộc sống không cần lo nghĩ về Tiền bạc.Nhà bạn không mặt phố, bố bạn không làm to thì con đường Tự do tài chính của bạn cũng như hầu hết mọi người trong xã hội là không dễ dàng.

Thực tế thì mỗi người có một cuộc đời khác nhau, và nhu cầu cuộc sống khác nhau nên con đường đến tự do tài chính và quan niệm về tự do tài chính vì thế cũng khác nhau.

Theo mình tìm hiểu thì sẽ có 8 mức độ tự do tài chính như sau (Mình cũng gật gù đồng ý lắm nên mới chia sẻ lại với các bạn nhé - Nên mình cũng mong nhận thêm quan điểm của mọi người)

Cấp độ 1: Có tài khoản dự phòng

- Khi bạn đủ tiền để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong ít nhất 3 đến 6 tháng. Tiền lương được nhận hàng tháng sẽ không còn là vấn đề không thể chậm trễ nữa.

- Một bất ngờ là ngay cả những người giàu có hay tầng lớp trung lưu vẫn phải sống trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng.

Cấp độ 2: Đủ tiền cho những kì nghỉ

- Đôi khi bạn muốn có một kỳ nghỉ bất ngờ cùng người thân. Cấp độ 2 của tự do tài chính cho phép bạn có thể tạm thời rời khỏi công việc trong thời gian ngắn và vẫn có đủ chi phí cho những chuyến du lịch. (Tất nhiên chi phí này nằm ngoài khoản tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp)

Cấp độ 3: Hạnh phúc với tiền bạc

- Bạn đạt đến cấp độ này khi đã thoải mái với các khoản chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng sau khi đã bỏ ra khoản tiền cần thiết để tiết kiệm.

Cấp độ 4: Tự do trong lựa chọn

- Đó là khi bạn có đủ tiềm lực về tài chính để rời bỏ công việc làm công. Bạn có thể dành thời gian cho sở thích mà không cần suy nghĩ đến mức lương.

- Đây cũng là cấp độ mà nhiều người mong muốn. Khi có thể tự do theo đuổi đam mê hoặc chăm sóc gia đình mà không phải đắn đo nhiều về thu nhập.

Cấp độ 5: Sẵn sàng để nghỉ hưu

- Bạn có khoản tiền tiết kiệm đủ nhiều để trích ra một con số cố định hàng tháng đến hết đời. Tuy nhiên số tiền này đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản và bạn phải cắt giảm một số nhu cầu và chi tiêu vô cùng kỉ luật.

- Nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đang hướng đến cấp độ này trong phong trào F.I.R.E (Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Nguyên tắc của phong trào này là tiết kiệm tối đa 50- 75% thu nhập của bạn để tích lũy tài sản từ đó tạo ra các nguồn thu nhập thụ động để chi trả cho các chi phí hưu trí.

Cấp độ 6: Sẵn sàng cho một kì nghỉ hưu tốt

- Là khi bạn có đủ tiền hoặc dòng thu nhập thụ động cố định dư dả so với phí sinh hoạt hàng tháng mà bạn cần.

Cấp độ 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ

- Đó là khi khoản tiền thụ động đủ để bạn đi du lịch nước ngoài và tận hưởng cuộc sống với bạn bè.

Cấp độ 8: Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu

- Đó là khi của cải sẽ sống lâu hơn chính bạn. Bạn không thể tiêu hết số tiền mình có trong suốt cuộc đời.

Trong 8 cấp độ trên thì mọi người đạt đến cấp độ nào rồi?

Theo mình có 3 cách nghĩ về "Tự do tài chính"
1. Có nhiều tiền để mua gì cũng được,
2. Không bị phụ thuộc vào tiền,
3. Không bị phụ thuộc vào tiền và có đủ tiền để chi trả khi cần.
Chọn cách nào thì tùy cách nhìn của từng người :)
Còn bạn khác nghĩ thế nào?