Tư duy hệ thống - Systems Thinking

  1. Kỹ năng mềm

Tư duy hệ thống là một cách tư duy những vấn đề phức tạp thành một hệ thống nơi những vấn đề được kết nối với nhau giúp chúng ta có thể hiểu được những mối quan hệ trong đó.

Tư duy hệ thống được áp dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống như kinh tế, chính trị, giáo dục,...Tuy nhiên, tư duy hệ thống còn rất mới và chưa được nhiều người biết tới tại Việt Nam. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích tất tần tật những điều thú vị xung quanh chủ đề này như:

  • Tư duy hệ thống là gì? Tại sao nên tư duy hệ thống?

  • Tư duy hệ thống gồm những thành phần nào?

  • Làm thế nào để áp dụng nó hiệu quả?

  • Những ứng dụng của nó trong đời sống

1. Tư duy hệ thống là gì?

Khái niệm Tư duy hệ thống đã xuất hiện từ năm 1956, nó được tạo ra bởi chuyên gia khoa học máy tính Jay W.Forester. Ban đầu, nó tạo ra để mô phỏng minh họa những biểu đồ thuật toán, vòng lặp thể hiện sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố.

https://cdn.noron.vn/2022/01/14/85955891916330969-1642153557_1024.png

Sự khác nhau giữa tư duy truyền thống và tư duy hệ thống

Nghe vẻ khó hiểu phải không nào, để mình lấy một ví dụ dễ hiểu nhé. Bộ não chúng ta ưu tiên ghi nhớ những thứ có liên quan mạch lạc với nhau thông qua các nơ-ron thần kinh, những thứ không có nhiều ý nghĩa, bộ não sẽ tự động xóa đi và nhường chỗ cho những thứ quan trọng hơn.

Tư duy hệ thống giúp chúng ta nghĩ một vấn đề mới thành một hệ thống, nơi chúng ta có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Khi có một yếu tố trong đó thay đổi, thì các yếu tố còn lại cũng sẽ bị thay đổi nhiều ít phụ thuộc vào yếu tố đó.

Vậy tại sao nên học tư duy vấn đề theo hệ thống?

Trong cuộc sống, không phải tất cả những vấn đề chúng ta có thể nhìn thấy những mối quan hệ 1-1, tức là khi A thay đổi thì B thay đổi. B có thể thay đổi nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào chỉ mình A mà nó còn thay đổi vì C, D,...

Ví dụ trong một công ty, mỗi phòng ban hoặc một team sẽ có những người quản lý riêng, mục tiêu, hay KPI của riêng họ. Theo một lẽ bình thường, họ sẽ chỉ tập trung vào hoàn thành những nhiệm vụ họ được giao. Lúc này người giám đốc sẽ tổ chức những cuộc họp giao lưu giữa các phòng ban với nhau để họ hiểu được những phòng ban khác đang làm gì và khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau. Vậy là nhờ có tư duy hệ thống, toàn bộ công ty không chỉ hoàn thành những nhiệm vụ cá nhân mà còn dễ dàng đạt được những mục tiêu chung.

Và trong một vấn đề nếu bạn đang gặp khó khăn, bạn không thể giải quyết bài toán đó nếu tiếp tục cách làm như cũ được. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao nó lại như vậy. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều yếu tố dẫn đến kết quả đó khiến bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Khi đó bạn cần phải suy nghĩ vấn đề một cách hệ thống.

Vậy kĩ thuật để áp dụng nó như thế nào? Nó sẽ gồm model gì?

2. Kĩ thuật DSRP trong tư duy hệ thống

Khi tiếp cận một điều gì mới, tuy là cùng một lượng kiến thức như nhau, tuy nhiên tất cả chúng ta đều có góc nhìn và cách nghĩ khác nhau (metal model). Học tư duy hệ thống đó đơn giản lại cách nghĩ của bạn, cách bạn tiếp cận một vấn đề mới.

Và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra cho chúng ta một phương pháp để tư duy hệ thống mang tên DSRP. DSRP được phát triển bởi nhà khoa học nhận thức Derek Cabrera và nó là viết tắt của 4 từ khóa chính: Distinction - Systems - Relationships - Perspectives

  • Distinctions: Phân biệt các ý nghĩa khác nhau trong các ý tưởng

  • Systems: Tổ chức, sắp xếp những ý tưởng đó thành từng phần hoặc một hệ thống

  • Relationships: Móc nối những mối quan hệ giữa các ý tưởng với nhau

  • Perspectives: Suy nghĩ đa chiều

https://cdn.noron.vn/2022/01/14/759126850798408-1642151349_1024.png

DSRP - Kĩ thuật để tư duy hệ thống

Bạn có biết hai bộ phận nào trên cơ thể chúng ta có nhiều liên kết thần kinh nơ-ron hơn so với những bộ phận còn lại không? Đó chính là mắt và tay.

Tư duy hệ thống đơn giản đó là những biểu đồ maps, những khối hình chữ nhật, hình vuông bạn nối với nhau. Não bộ chúng ta sẽ học nhanh hơn, giải quyết vấn đề và ghi nhớ được hình ảnh lâu hơn so với văn bản, chữ cái.

Đó là lý do giải thích tại sao sơ đồ tư duy Mindmap là trong những kĩ thuật được đưa vào dạy học rất phổ biến ở các nước phương Tây. Nó cũng là một dạng của tư duy hệ thống giúp bạn tận dụng được sự sáng tạo, tư duy đa chiều một vấn đề nào đó.

3. Cách ứng dụng tư duy hệ thống trong cuộc sống

Bạn đã nghe trạng thái

VUCA
bao giờ chưa. Nó dùng để mô tả thế giới "đa cực" và được tạo thành bởi 4 chữ cái trong Volatility(Biến động), Uncertainty (Không chắc chắn), Complexity (Phức tạp) và Ambiguity (Mơ hồ).

Chúng ta thực sự đang sống trong trong trạng thái VUCA - đó chính là dịch bệnh Covid-19. Suốt hơn 2 năm nay, nền kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng. Chúng ta không bao giờ chắc chắn mình sẽ không bị nhiễm Covid -19 và quan trọng hơn trong một tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, chúng ta rất mơ hồ và không bao giờ biết khi nào nó sẽ kết thúc.

Tại sao mình lại lấy ví dụ về VUCA trong bài viết này. Điều mình muốn nói ở đây đó là trong một tình cảnh phức tạp như này thì con người chúng ta cần phải và đang áp dụng tư duy hệ thống vào để giải quyết những vấn đề phức tạp.

https://cdn.noron.vn/2022/01/14/85955891916330971-1642153751_1024.jpg

Chính phủ các nước luôn phải tìm cách để sao cho vừa phát triển đất nước vừa phải phòng chống dịch an toàn cho người dân. Họ cần phải tính toán trước sau, dự đoán những tình huống có thể xảy ra để đưa ra các biện pháp tốt nhất.

Một trong những lợi ích khác khi chúng ta áp dụng tư duy hệ thống đó là bạn sẽ có nhiều góc nhìn sâu và nhiều hơn trong cùng một vấn đề. Bạn sẽ phải bất ngờ khi thấy sự tương quan giữa các yếu tố trong vấn đề đó mà trước kia bạn chưa bao giờ nhìn ra.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tư duy hệ thống giúp bạn cải thiện cả trí thông minh lô-gic IQ và EQ. Đúng vậy, bạn cần phải phân biệt (Distinction) những ý tưởng của bạn với nhau để thấy sự khác biệt. Bạn cần phải suy nghĩ nếu thay đổi A thì nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến B, C hay toàn bộ cả hệ thống đó.

Khi bạn khám phá ra điều mới trong những điều cũ, bạn không chỉ ghi nhớ nó lâu hơn mà chắc chắn nó sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lý như việc bạn hoàn thành xong một nhiệm vụ nào đó!

Đừng coi tư duy hệ thống là một cái gì đó quá khó khăn, bạn hoàn toàn có thể lấy giấy bút ra và vẽ ra những khối để tìm hiểu ra các vấn đề trong công việc, học tập bạn đang gặp phải. Hãy đặt bút và làm theo những kĩ thuật mình hướng dẫn phía trên bài viết nhé!

Từ khóa: 

tư duy hệ thống

,

systems thinking

,

kỹ năng mềm

woww, sao giờ mình mới đọc được bài viết này nhỉ? Tư duy hệ thống là 1 lối tư duy rất hay mà chưa thấy ai viết bài ^^ Cảm ơn bạn nhiều nhé

Trả lời

woww, sao giờ mình mới đọc được bài viết này nhỉ? Tư duy hệ thống là 1 lối tư duy rất hay mà chưa thấy ai viết bài ^^ Cảm ơn bạn nhiều nhé

Bài viết về Tư duy hệ thống có giá trị em ơi, đào sâu mảng này nhé, có quặng quý :)