Tuyết phủ nước Nam

  1. Lịch sử



Hồi đi Nhật Bản và lên núi Phú Sĩ, mình thực sự ấn tượng cảnh tượng tuyết rơi mênh mông trắng xóa. Sau này nhớ lại tự nhiên có điều thôi thúc khiến mình tìm hiểu thực sự đã có tuyết rơi trên Đại Việt chưa, sâu trong nội địa chứ không phải ở biên giới phương Bắc. 😶

Niên giám các hiện tượng khí tượng thủy văn ghi nhận vào thời nhà Lê, nước Hồ Gươm từng đóng băng. Trùng hợp vào các năm 1650 (Lê Trung hưng) và 1770 (tiền Tây Sơn) trái đất trải qua giai đoạn tiểu băng hà. Vậy nghĩa là tuyết trắng có lần đã rơi trên kinh đô Đại Việt. 

Thời tiết ngày xưa lạnh đến mức vào mùa đông Lý Thánh Tông rên rỉ rằng trẫm ở trong cung, đốt lò sưởi và mặc áo hồ cừu mà hai hàm răng còn đánh lô tô, lạnh vờ cờ lờ huhu.  Mãn Giác thiền sư thời Lý cũng có viết:

"Đêm qua hoa mai nở

Ngoài song trăng sáng rồi

Sáng dậy trời tĩnh lặng

Biết là tuyết đã rơi."

Không Lộ thiền sư trong bài "Ngư nhàn" miêu tả khá sinh động:

" Xanh xanh vạn dặm nước trời,

Dâu, đay, mấy xóm chơi vơi khói lồng.

Ngủ say, kìa lão ngư ông,

Quá trưa tỉnh giấc, mịt mùng tuyết bay."

Từ khóa: 

lịch sử

Hay quá, hóa ra ngày xưa Việt Nam từng có tuyết rơi. Giờ lạnh lắm thì ba vì có chút sương muối thôi. Có lẽ đang ở giai đoạn trái đất ấm lên.

@Lộc: Ảnh trên là chụp ở đâu thế? Trông rất giống văn miếu nhưng mà không phải.

Trả lời

Hay quá, hóa ra ngày xưa Việt Nam từng có tuyết rơi. Giờ lạnh lắm thì ba vì có chút sương muối thôi. Có lẽ đang ở giai đoạn trái đất ấm lên.

@Lộc: Ảnh trên là chụp ở đâu thế? Trông rất giống văn miếu nhưng mà không phải.