Vài nét về Manga – nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Manga là cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Đây cũng là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Không chỉ chiếm lĩnh được thị trường toàn cầu mà từ lâu, Manga đã được đông đảo bạn trẻ đón nhận trong đó có các bạn trẻ Việt Nam. Manga có lịch sử phát triển từ khá sớm. Người dân Nhật Bản đã sớm có hứng thú với loại nghệ thuật về tranh ảnh. Thời kỳ này, Manga đơn giản chỉ là những mẫu truyện tranh ngắn nhưng mang lại những giá trị lớn. Không những thế, Manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Trong thời gian chiến tranh, ngoài mục đích giải trí thì Manga cũng được sử dụng với mục đích tuyên truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Vì thế trong thời gian này, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề và sự phát triển của Manga Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn. Sau chiến tranh, Osamu Tezuka đã đứng lên để vực dậy nền Manga, đem đến cho văn hóa Nhật Bản và thế giới một thể loại Manga hoàn toàn mới. Ông đã góp phần định hình kiểu mẫu Manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại. Nội dung trong truyện tranh Nhật Bản luôn đề cao phẩm chất chủ yếu của con người trong cuộc sống như: tính vị tha, tình bạn, đoàn kết và tính đồng đội. Sự thể hiện tinh thần dân tộc trong Manga là một nhiệm vụ, một bài học giáo dục cũng như là nơi để thể hiện sự tự hào. Đối với truyện tranh Nhật Bản, con người luôn được miêu tả hiện thực như bản chất vốn có của nó trong cuộc sống. Điều đó nghĩa là, có anh hùng sẽ đi liền với hèn nhát, cái cao thượng sẽ đi đôi với sự thù hận và ước mơ sẽ gắn liền với dã tâm. So với những nền truyện tranh khác, Manga luôn vượt trội về khả năng phân tích nội tâm nhân vật trong từng tình huống, từng trạng thái cảm xúc khác nhau. Ở Nhật, Manga là một ngành rất phát triển, có tới hơn 350 tạp chí truyện tranh gọi là Manga. Hàng năm, Nhật Bản xuất bản tới hơn 4000 bộ truyện tranh khác nhau cho cả trẻ em và người lớn. Chính phủ Nhật Bản cũng nhận thức được sức mạnh của ngành văn hóa này và muốn truyện tranh của họ đi ra quốc tế, đó cũng là cách Nhật Bản giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài. Manga xuất hiện tại Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX và nhanh chóng được ưa chuộng. Du nhập chính thức bằng con đường in ấn từ năm 1986. Một trong những Manga nổi bật phải kể đến như: Doraemon – 1996 và Thám tử lừng danh Conan – 2000. Sự xuất hiện của Manga đã giúp các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với văn hóa và dần hình thành ước mơ đi du học Nhật Bản. Hiện nay, Manga đã trở thành một phần trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài tác dụng giải trí, nghệ thuật này còn góp sức vào việc giáo dục giới trẻ về cách sống, cách yêu, cách học tập, làm việc….Những tác phẩm Manga qua bao nhiêu thế hệ vẫn được đón nhận như: Doraemon, Conan, Naruto, Ninja Loạn Thị…. Câu 2:Những điều thú vị trong trà đạo của người Nhật. Nhật Bản luôn là một đất nước có những nét văn hóa vô cùng đặc sắc và tinh tế. Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời từ lâu đã mang đến thế giới một nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật - nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Từ khoảng cuối thế kỉ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu thật sự phát triển và gắn bó với đời sống của người Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản. Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký", nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch. Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn. Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Việc thưởng thức trà đạo được ví như con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. “Con đường” ấy cần phải đảm bảo các yêu cầu về những yếu tố sau: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà. Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản. Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà đối với tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, hay trà bột dùng trong lễ dâng trà. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Tiếp đó, để có thể đến với giai đoạn pha trà cần phải làm ấm dụng cụ: ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Ngay việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện mà phụ thuộc vào từng loại trà khác nhau. Với loại trà ngon cỡ trung bình, người ta thường tính cho một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh nhưng nếu dưới 3 người khách thì lượng trà sẽ được cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt. Đối với loại trà xanh cỡ trung bình, công đoạn “pha trà” được chia thành 3 lần: Lần thứ nhất: Trà được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C rồi ngấm trà khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi rót vào bình pha trà. Nước pha trà lần đầu luôn được coi là đậm đà nhất, mùi vị trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Lần thứ hai: Trà được pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây. Nước được vào ấm pha trà rồi lắc nhẹ ấm và rót ra tách cho khách. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. Đối với những người pha trà quen thuộc, họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nước thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà… Nước trà thứ hai tuy đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản. Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Sau khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, từ bình thủy rót vào ấm pha trà, nước chỉ còn ở nhiệt độ khoảng 90 độ C nên có thể được rót trực tiếp từ bình thủy vào ấm trà. Đối với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng đối với những loại trà xanh hạ phẩm, việc pha trà hơi khác một chút: lần thứ nhất, nhiệt độ của nước phải ở khoảng 70- 80 độ C và ngâm trà trong 2 phút; lần thứ hai, nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, ngâm trà khoảng 1-2 phút; không có lần thứ 3 vì trà đã không còn mùi vị nữa. Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước pha trà sao cho vừa đủ để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ và làm mất màu xanh của trà. Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách. Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà để làm gia tăng hương vị của trà. Loại bánh được sử dụng để ăn kèm với trà đạo Nhật Bản nhiều nhất là wagashi, vị ngọt thanh của wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng khó có thể kiếm được ở bất kỳ món ẩm thực nào. Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản. Cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Con người hòa mình vào không gian dìu dịu hương thơm của trà khiến cho tâm hồn trở nên thư thái, nhẹ nhõm, khác hẳn với cuộc sống xung quanh vốn ồn ào, tấp nập, đầy bon chen.
Trả lời
Manga là cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Đây cũng là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Không chỉ chiếm lĩnh được thị trường toàn cầu mà từ lâu, Manga đã được đông đảo bạn trẻ đón nhận trong đó có các bạn trẻ Việt Nam. Manga có lịch sử phát triển từ khá sớm. Người dân Nhật Bản đã sớm có hứng thú với loại nghệ thuật về tranh ảnh. Thời kỳ này, Manga đơn giản chỉ là những mẫu truyện tranh ngắn nhưng mang lại những giá trị lớn. Không những thế, Manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Trong thời gian chiến tranh, ngoài mục đích giải trí thì Manga cũng được sử dụng với mục đích tuyên truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Vì thế trong thời gian này, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề và sự phát triển của Manga Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn. Sau chiến tranh, Osamu Tezuka đã đứng lên để vực dậy nền Manga, đem đến cho văn hóa Nhật Bản và thế giới một thể loại Manga hoàn toàn mới. Ông đã góp phần định hình kiểu mẫu Manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại. Nội dung trong truyện tranh Nhật Bản luôn đề cao phẩm chất chủ yếu của con người trong cuộc sống như: tính vị tha, tình bạn, đoàn kết và tính đồng đội. Sự thể hiện tinh thần dân tộc trong Manga là một nhiệm vụ, một bài học giáo dục cũng như là nơi để thể hiện sự tự hào. Đối với truyện tranh Nhật Bản, con người luôn được miêu tả hiện thực như bản chất vốn có của nó trong cuộc sống. Điều đó nghĩa là, có anh hùng sẽ đi liền với hèn nhát, cái cao thượng sẽ đi đôi với sự thù hận và ước mơ sẽ gắn liền với dã tâm. So với những nền truyện tranh khác, Manga luôn vượt trội về khả năng phân tích nội tâm nhân vật trong từng tình huống, từng trạng thái cảm xúc khác nhau. Ở Nhật, Manga là một ngành rất phát triển, có tới hơn 350 tạp chí truyện tranh gọi là Manga. Hàng năm, Nhật Bản xuất bản tới hơn 4000 bộ truyện tranh khác nhau cho cả trẻ em và người lớn. Chính phủ Nhật Bản cũng nhận thức được sức mạnh của ngành văn hóa này và muốn truyện tranh của họ đi ra quốc tế, đó cũng là cách Nhật Bản giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài. Manga xuất hiện tại Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX và nhanh chóng được ưa chuộng. Du nhập chính thức bằng con đường in ấn từ năm 1986. Một trong những Manga nổi bật phải kể đến như: Doraemon – 1996 và Thám tử lừng danh Conan – 2000. Sự xuất hiện của Manga đã giúp các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với văn hóa và dần hình thành ước mơ đi du học Nhật Bản. Hiện nay, Manga đã trở thành một phần trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài tác dụng giải trí, nghệ thuật này còn góp sức vào việc giáo dục giới trẻ về cách sống, cách yêu, cách học tập, làm việc….Những tác phẩm Manga qua bao nhiêu thế hệ vẫn được đón nhận như: Doraemon, Conan, Naruto, Ninja Loạn Thị…. Câu 2:Những điều thú vị trong trà đạo của người Nhật. Nhật Bản luôn là một đất nước có những nét văn hóa vô cùng đặc sắc và tinh tế. Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời từ lâu đã mang đến thế giới một nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật - nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Từ khoảng cuối thế kỉ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu thật sự phát triển và gắn bó với đời sống của người Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản. Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký", nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch. Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn. Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Việc thưởng thức trà đạo được ví như con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. “Con đường” ấy cần phải đảm bảo các yêu cầu về những yếu tố sau: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà. Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản. Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà đối với tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, hay trà bột dùng trong lễ dâng trà. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Tiếp đó, để có thể đến với giai đoạn pha trà cần phải làm ấm dụng cụ: ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Ngay việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện mà phụ thuộc vào từng loại trà khác nhau. Với loại trà ngon cỡ trung bình, người ta thường tính cho một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh nhưng nếu dưới 3 người khách thì lượng trà sẽ được cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt. Đối với loại trà xanh cỡ trung bình, công đoạn “pha trà” được chia thành 3 lần: Lần thứ nhất: Trà được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C rồi ngấm trà khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi rót vào bình pha trà. Nước pha trà lần đầu luôn được coi là đậm đà nhất, mùi vị trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Lần thứ hai: Trà được pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây. Nước được vào ấm pha trà rồi lắc nhẹ ấm và rót ra tách cho khách. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. Đối với những người pha trà quen thuộc, họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nước thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà… Nước trà thứ hai tuy đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản. Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Sau khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, từ bình thủy rót vào ấm pha trà, nước chỉ còn ở nhiệt độ khoảng 90 độ C nên có thể được rót trực tiếp từ bình thủy vào ấm trà. Đối với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng đối với những loại trà xanh hạ phẩm, việc pha trà hơi khác một chút: lần thứ nhất, nhiệt độ của nước phải ở khoảng 70- 80 độ C và ngâm trà trong 2 phút; lần thứ hai, nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, ngâm trà khoảng 1-2 phút; không có lần thứ 3 vì trà đã không còn mùi vị nữa. Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước pha trà sao cho vừa đủ để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ và làm mất màu xanh của trà. Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách. Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà để làm gia tăng hương vị của trà. Loại bánh được sử dụng để ăn kèm với trà đạo Nhật Bản nhiều nhất là wagashi, vị ngọt thanh của wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng khó có thể kiếm được ở bất kỳ món ẩm thực nào. Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản. Cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Con người hòa mình vào không gian dìu dịu hương thơm của trà khiến cho tâm hồn trở nên thư thái, nhẹ nhõm, khác hẳn với cuộc sống xung quanh vốn ồn ào, tấp nập, đầy bon chen.