Vì sao người Việt làm việc chăm chỉ nhưng vẫn nghèo?

  1. Xã hội

Hôm nay lòng vòng trên mạng thấy có câu hỏi này, mọi người nghĩ sao ạ?

Từ khóa: 

xã hội

Câu trả hỏi của Lê Minh Hưng đã giả định sai một vấn đề Việt Nam "nghèo".

Việt nam không nghèo nhưng nếu nói theo một cách bình thường hay dùng thì Việt Nam ở mức trung bình nhưng không nghèo cũng không giàu.

Lý do cho việc tại sao mình lại nói từ trung bình:

  1. GDP

GDP Việt Nam năm 2022 theo dự tính của IMF (tôi lấy trên wiki) là 421,747 triệu USD.

Và theo chính trong bảng đấy Việt Nam xếp thứ 36 thế giới mà thế giới có 195 quốc gia cho thấy Việt Nam cũng thuộc một đất nước có nền kinh tế khá tốt.

 
 

2. GDP (PPP)

Theo tôi nghĩ đây là một thang đo đánh giá chính xác hơn so với GDP thường vì PPP sức mua tương tương mỗi nơi trên thế giới như một cây kem tại Việt Nam có thể có giá khác so với 1 cây kem tại Đức thì cùng với một số lượng tiền mà bạn có thì số lượng kem mà bạn mua được sẽ khác nhau tạo ra sự chính xác hơn trong đánh giá so với GDP.

Theo ước tính của IMF thì GDP (PPP) của Việt Nam năm 2022 là 1,278,061 triệu đô la và đứng thứ 24 trên thế giới, một con số và thành tích khá là ấn tượng theo tôi nghĩ.

https://cdn.noron.vn/2022/08/04/9926218084708137-1659601311.png
 
 

Năm 2018 GDP(PPP)

Hay theo ngân hàng thế giới vào năm 2019 thì GDP(PPP) Việt Nam là 807,817 triệu đô la và xếp thứ 30 thế giới.

VÀ còn rất nhiều các chỉ số khác nữa để chứng minh nhưng từ hai chỉ số GDP và GDP(PPP) thì xếp hạng Việt Nam đứng rất cao trên thế giới thấp nhất là 36/195 quốc gia và VIệt Nam là một quốc gia đang phát triền không có nghĩa là một quốc gia nghèo chứ không phải là các nước kém phát triển nhất (thường đồng nghĩa với nước nghèo).

 
 

Kết luận: Việt Nam là một quốc gia ở mức độ trung bình chứ không phải là nghèo và chính vì sự làm việc chăm chỉ đó mà chúng ta đến được như ngày hôm nay.

Trong một đất nước kết thúc hoàn toàn chiến tranh mới được 31 năm thì đây là một thành tựu khá tốt.

Nhưng nếu bạn vẫn nghĩ rằng Việt Nam nghèo thì hàng trăm quốc gia xếp sau Việt Nam sẽ là kiểu gì?

Câu hỏi tốt hơn sẽ là: 

Vì sao người Việt vẫn chưa đạt được sự giàu có ngay bây giờ?
Mà đó sẽ là một câu trả lời khác.
Trả lời

Câu trả hỏi của Lê Minh Hưng đã giả định sai một vấn đề Việt Nam "nghèo".

Việt nam không nghèo nhưng nếu nói theo một cách bình thường hay dùng thì Việt Nam ở mức trung bình nhưng không nghèo cũng không giàu.

Lý do cho việc tại sao mình lại nói từ trung bình:

  1. GDP

GDP Việt Nam năm 2022 theo dự tính của IMF (tôi lấy trên wiki) là 421,747 triệu USD.

Và theo chính trong bảng đấy Việt Nam xếp thứ 36 thế giới mà thế giới có 195 quốc gia cho thấy Việt Nam cũng thuộc một đất nước có nền kinh tế khá tốt.

 
 

2. GDP (PPP)

Theo tôi nghĩ đây là một thang đo đánh giá chính xác hơn so với GDP thường vì PPP sức mua tương tương mỗi nơi trên thế giới như một cây kem tại Việt Nam có thể có giá khác so với 1 cây kem tại Đức thì cùng với một số lượng tiền mà bạn có thì số lượng kem mà bạn mua được sẽ khác nhau tạo ra sự chính xác hơn trong đánh giá so với GDP.

Theo ước tính của IMF thì GDP (PPP) của Việt Nam năm 2022 là 1,278,061 triệu đô la và đứng thứ 24 trên thế giới, một con số và thành tích khá là ấn tượng theo tôi nghĩ.

https://cdn.noron.vn/2022/08/04/9926218084708137-1659601311.png
 
 

Năm 2018 GDP(PPP)

Hay theo ngân hàng thế giới vào năm 2019 thì GDP(PPP) Việt Nam là 807,817 triệu đô la và xếp thứ 30 thế giới.

VÀ còn rất nhiều các chỉ số khác nữa để chứng minh nhưng từ hai chỉ số GDP và GDP(PPP) thì xếp hạng Việt Nam đứng rất cao trên thế giới thấp nhất là 36/195 quốc gia và VIệt Nam là một quốc gia đang phát triền không có nghĩa là một quốc gia nghèo chứ không phải là các nước kém phát triển nhất (thường đồng nghĩa với nước nghèo).

 
 

Kết luận: Việt Nam là một quốc gia ở mức độ trung bình chứ không phải là nghèo và chính vì sự làm việc chăm chỉ đó mà chúng ta đến được như ngày hôm nay.

Trong một đất nước kết thúc hoàn toàn chiến tranh mới được 31 năm thì đây là một thành tựu khá tốt.

Nhưng nếu bạn vẫn nghĩ rằng Việt Nam nghèo thì hàng trăm quốc gia xếp sau Việt Nam sẽ là kiểu gì?

Câu hỏi tốt hơn sẽ là: 

Vì sao người Việt vẫn chưa đạt được sự giàu có ngay bây giờ?
Mà đó sẽ là một câu trả lời khác.

Có 2 vấn đề ở đây:

Thứ nhất là "tại sao lại hướng đến làm việc chăm chỉ?". Mình nghĩ đây là câu hỏi quan trọng, phần lớn người ta nói đến chuyện "làm việc chăm chỉ" chứ ít ai nói đến "làm việc thông minh". Thực tế cho thấy giới "work smarter" thăng tiến nhanh hơn giới "work harder". Bởi thế, mình nghĩ nếu người ta vẫn chú tâm đến "làm chăm chỉ", nhất là trong xã hội công nghệ phát triển hiện nay, càng lúc họ sẽ càng mất đi ưu thế, cũng tức là nghèo đi.

Thứ hai là "người Việt nào nghèo?". Những người bạn của mình, hầu hết đều trên 30 tuổi, đều đã trải sự đời khá lâu, và nhận ra cái chân lý của "work smarter" thì khi họ "work harder and smarter" thì đều không thể nói là "nghèo" nữa. Ai cũng có nhà có xe hơi (mình nghĩ ở VN mà có xe hơi thì cũng là giới trung lưu cả rồi), làm ít mà đi du lịch khắp VN thì nhiều. Thành ra mình không nghĩ là "làm việc chăm chỉ mà vẫn nghèo".

Còn một góc nhìn khác là "xã hội VN nói chung nghèo". Cái này thì mình chấp nhận là đúng. Còn nguyên nhân thì hãy nhìn về kinh tế vĩ mô của nước nhà thì hiểu.

Một xã hội luôn luôn có 3 phần của kinh tế: Phần tạo ra của cải mới, phần lấy của cải từ nước khác và phần phân phối của cải. Những nhóm ngành như IT (xin lỗi, nhưng mình nói chính Noron này á) thì chung quy lại vẫn là phân phối lại của cải mà thôi, có một số sẽ rơi vào trường hợp lấy của cải của nước khác, nhưng chắc chắn không thuộc phần tạo của cải mới.

Vấn đề của VN là người dân dồn quá nhiều công sức vào mảng phân phối của cải, chứ không phải mảng nền tảng nhất là mảng tạo ra của cải. Chỉ có mảng tạo ra của cải đủ mạnh thì nguồn lực của quốc gia mới dồi dào, khi đó người dân mới giàu lên được. Còn mảng phân phối lại của cải, chỉ đơn giản là giành giật nhau thôi, kẻ này giàu lên thì kẻ khác bị nghèo đi.

Nói thêm, mảng lấy của cải từ nước khác là thứ không bền vững, và dễ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình". Lấy ví dụ, nước A làm công việc X giỏi khiến nhiều nước phải bỏ tiền để cho A làm X, chính vì lẽ đó một khi A kiếm được nhiều tiền từ việc làm X, thì một nước B khác sẽ tìm cách làm X y như vậy để chia sẻ bớt thị phần, khi đó A sẽ không thể kiếm nhiều hơn được nữa. Đây là bài toán rất cơ bản trong việc kinh tế thương mại. Ngày nay, ngay cả mảng tạo ra của cải còn dễ bị cạnh tranh, thì huống chi mảng dễ ăn hơn là mảng lấy của cải của nước khác.

Tóm lại, nếu câu hỏi chỉ hướng đến một vài người cụ thể, thì hãy suy nghĩ đến chuyện họ "work harder" hay "work smarter", còn nếu hướng đến xã hội VN thì hãy nghĩ đến chuyện ở VN tình trạng tạo ra của cải mới có đang vững mạnh không.

tôi chỉ đi ngang qua nhưng thấy bình luận đông vui quá, tôi cũng xin góp một ý kiến: người Việt làm việc chăm chỉ? như thế nào là chăm chỉ? đầu tắp mặt tối lúc nào cũng cắm mặt vào máy tính? dân văn phòng thì tôi thấy tuỳ bộ phận tuỳ công ty chứ cũng lười lắm, ăn uống cả ngày, nhìn thì có vẻ chăm chỉ chứ thực chất hiệu suất không có. còn tầng lớp công nhân thì công nhận là chăm chỉ thật, nhất là ở các công ty xuất khẩu, làm ngày làm đêm tăng ca cả thứ 7 Chủ Nhật, nhưng họ đang bán rẻ sức lao động của mình cho các ông chủ nước ngoài. tầng lớp nông dân thì chưa có sự định hướng tốt từ chính phủ, mô hình hợp tác xã hoặc liên minh nông nghiệp cần được nâng cấp về tri thức ngành nông nghiệp cũng như kiến thức về quản trị doanh nghiệp, trao quyền nhiều hơn để chủ động góp phần xây dựng chính sách, phát huy tốt hơn vai trò của mình (tầng lớp nông dân rất quyền lực đấy vì họ nắm "bao tử" của cả đất nước, chỉ cần có người/tập thể đại diện có tầm là bộ mặt nhà nông sẽ khác hẳn). chỉ khi nào các vị lãnh đạo biết quản lý tốt nguồn lực (nhân lực, vật lực..) và hoạch định chính sách có tầm nhìn, có thể có lợi ích nhóm nhưng xin đừng tư lợi, móc túi người bỏ vào túi mình, thì mới mong đất nước khá hơn.

Chăm chỉ cũng là một điều tốt, thậm chí là tiên quyết để thành công, nhưng để làm nên chuyện lớn, mình nghĩ có một yếu tố, quan trọng hơn sự nỗ lực là TƯ DUY:

Có một người thành đạt đã nói: Chỉ có những người nhìn ra những điều người khác không nhìn thấy mới có thể làm được những việc mà người khác không thể làm được. Và sự suy nghĩ một cách chính xác, độc đáo sẽ mang đến cho bạn ưu thế này, giúp bạn phát triển sự nghiệp. Tất nhiên để có thể có được những suy nghĩ mà người khác không có được, bạn cần kiên trì học hỏi đồng thời phải năng tìm hiểu thực tế và luôn động não. Nhiều ý nghĩ hay sẽ đến với bạn nếu như bạn tập cho mình có thói quen thường xuyên suy nghĩ.
Không ai đánh thuế sự tư duy của bạn nên bạn cũng chẳng nên tiết kiệm gì khi đào sâu suy nghĩ những vấn đề mà mình coi là hữu ích. Không phải là quá cẩn thận đâu song hãy nên suy nghĩ đi suy nghĩ lại trước khi muốn làm một việc gì. Bởi như bạn đã biết, sự suy nghĩ chính xác sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định quyết đoán và sáng suốt, sau đó kết hợp với sự kiên trì, bạn tất sẽ đến được bến bờ của thành công.
Sau cùng, người thành công là người chăm chỉ, nhưng người chăm chỉ chưa chắc đã thành công! Mình không dám nhận mình là người thông minh hay tư duy tốt, nhưng mình nghĩ mình đủ biết quan sát để biết những người thành công đang làm gì. Hãy biết tư duy một cách thông minh và tối ưu hoá thời gian của mình.
Có một câu hỏi tương tự trên quora, và một trả lời cho câu hỏi trên của nick Jason Jason được đồng tình cao và rất đáng chú ý. Xin tạm dịch như sau. 
"Tôi không là người Việt, nhưng vợ và gia đình là người Việt. Tôi sống ở Vietnam (Hà Nội) được 12 năm và có một bằng cấp liên quan đến ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa Việt. Cho nên tôi có thể cung cấp một số ý cho câu hỏi trên. Người Việt là những người tuyệt vời, tốt bụng, trung thành và chân thật. Họ trông có vẻ làm việc chăm chỉ, dậy làm sớm, về trễ..v.v nhưng thực tế là - họ dành rất nhiều thời gian tám chuyện, uống trà, ngủ và làm những việc khác vốn tốn nhiều thời gian để làm. Tính logic và lý lẽ có vẻ không tồn tại (trong cách làm việc của họ). Phần lớn thời gian của họ là để vá lỗi, sửa lỗi cho những sai lầm họ tạo ra và cũng như có một văn hóa sĩ diện hảo ở đây, nghĩa là con người ở đây không bị đổ trách nhiệm cho sai lầm của họ, chỉ trích thẳng thắn và những lời nói đúng thường được tránh né để giữ thể diện. Tính trách nhiệm bị lảnh tránh và mọi người có vẻ đá quả bóng trách nhiệm cho người khác thay vì trực diện giải quyết vấn đề. Họ khá hỗn loạn, hiếu động, hướng ngoại và khả năng hồi phục tốt, tuy nhiên tôi khó có thể thấy bất kỳ điều gì để có thể mô tả họ như những người làm việc chăm chỉ. Các dự án luôn mất nhiều thời gian hơn và đội vốn. Tham nhũng, thiếu giao tế, thiếu vắng sự hoạch định, lưu tâm về sức khỏe, an toàn và sự minh bạch là những vấn đề ở xứ sở này".
(hết tạm dịch) 
Chưa chăm chỉ chưa cơ tâm chưa có tầm thì chưa giàu chứ sao.hi
Người Việt chăm nhưng toàn chăm làm những thứ chạy theo trào lưu mong lời lãi bất chấp chứ ko thật sự tư duy để đầu tư cho những thứ sinh lời bền vững.
Ví dụ người bán hàng rong ở mấy điểm du lịch chỉ mong chặt chém được khách nước ngoài để có lợi nhuận khủng nhưng vì thế mà hình ảnh của VN xấu đi và chính những người bán hàng rong đó cũng mất đi một lượng khách trong tương lai.
Rồi câu chuyện người nông dân làm ruộng mấy chục năm trời nhưng nghe nói thương lái TQ thu mua cây trồng, vật nuôi với giá cao ngất ngưởng thì lập tức bỏ những gì mình đang làm để chạy theo trào lưu dù những những gì bà con đang canh tác vẫn mang lại nguồn thu đều đơn. Chỉ vì ''siêu lợi nhuận'' phút chót mà bỏ ngang những thứ đang làm bền vững rồi bỗng nhiên 1 ngày thương lai TQ bom hàng lại mở ra 1 loạt công cuộc nhờ người dân trong nước giải cứu nông sản.
Trong môi trường văn phòng, nói là làm việc nhiều giờ chăm chỉ nhưng thực chất chất lượng công việc đem lại đáng là bao nhiêu hay làm thì ít mà ngồi chơi lướt fb, chat chit thì nhiều? Nếu VN làm việc theo kiểu Hàn hay Nhật là "sống để làm việc" thì cũng sẽ mau chóng giàu lên thôi. Nhưng bản tính người VN là "làm để sống", ưu tiên sự thoải mái.
Rồi lại câu chuyện giáo dục muôn thuở. Đầu vào và đầu ra của các trường ĐH nước phát triển rất khắt khe vì vậy chất lượng cử nhân ra trường rất tốt, chỉ cần đẩy vào doanh nghiệp là có thể làm việc được ngay trong khi sinh viên VN ra trường vẫn ko biết phải làm gì, hoang mang với việc sai ngành, nhạy loạn từ ngành này sang ngành khác để thử. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như chính các bạn sinh viên đó.
Nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại, đừng tưởng phát triển nhanh như Hàn quốc, Nhật bản là không có hệ luỵ. cái gì cũng có 2 mặt của nó cả. Quan trọng là người dân trong nước đó sống có hài lòng, có hạnh phúc không chứ giàu nghèo cũng chỉ là thước đo để so sánh mà thôi.
https://cdn.noron.vn/2022/10/18/24536520326578808078421675921973989235263404n-1666088248.jpg
GDP của Việt Nam so với Đông Nam Á năm 2021 (Nguồn: IMF)