Vì sao tiệm tạp hóa truyền thống vẫn chiếm phần lớn bất chấp sự lấn lướt từ siêu thị?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Có thể nói ngày nay với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, siêu thị đã chiếm một phần lớn trong đời sống của tất cả mọi người. Ngày càng có nhiều siêu thị lớn nhỏ, tiện lợi mọc lên, thế nhưng bên cạnh đó, các tiệm tạp hóa cũng không kém cạnh, và vẫn "sống khỏe" bất chấp sự lấn át của siêu thị.

Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

Bản thân mình sống ở Hà Nội đã bao nhiêu năm, cuộc sống gắn liền với bao sự thay đổi, ngày càng tiện nghi, hiện đại, ngày càng được “phủ sóng” bởi các hệ thống siêu thị lớn nhỏ khác nhau. Thế nhưng với mình, siêu thị chỉ là nơi để mình có sắm những vật dụng quan trọng, cần thiết cho gia đình, hay vào những ngày cuối tuần cả gia đình lại dắt tay nhau đi vừa để mua sắm, vừa để cho các con vui chơi; còn lại với nhu yếu phẩm hằng ngày, mình vẫn hay ra chợ hoặc đến các tiệm tạp hóa gần nhà để mua. Bởi lẽ mình thấy việc ghé qua các tiệm tạp hóa rất tiện và không tốn nhiều thời gian như khi đi vào siêu thị, nào phải gửi xe, xếp hàng chờ thanh toán,...rất đông đúc và mất thời gian. Hơn nữa, các tiệm tạp hóa cũng cách nhà mình chỉ mấy trăm mét, cũng có đầy đủ từ rau củ cho đến các đồ dùng cơ bản hằng ngày thì tội gì không vào mua cho nhanh, muốn mua ít mua nhiều gì cũng được. Hay một cái tiện nữa đó là đa số các tiệm tạp hóa gần nhà thì mọi người cũng đã biết nhau, nhiều lúc đang nấu ăn thiếu gói gia vị hay quả ớt, mình sai bọn nhỏ nhà mình ra lấy rồi lúc nào tiện đi qua trả sau cũng chẳng sao. Vậy mới nói rằng, các tiệm tạp hóa truyền thống vẫn chiếm được phần lớn bất chấp sự lấn lướt từ siêu thị ngày nay cũng bởi vì những lợi thế như: sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, dịch vụ tốt, mua bán qua các mối quan hệ gần gũi và chi phí thấp. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta sẽ hạn chế việc mua sắm ở siêu thị, vì mỗi nơi sẽ có những sự tiện lợi khác nhau, và mọi quyết định đều phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình, mỗi người, từ đó sẽ đưa ra được những lựa chọn tốt nhất.

Trả lời

Bản thân mình sống ở Hà Nội đã bao nhiêu năm, cuộc sống gắn liền với bao sự thay đổi, ngày càng tiện nghi, hiện đại, ngày càng được “phủ sóng” bởi các hệ thống siêu thị lớn nhỏ khác nhau. Thế nhưng với mình, siêu thị chỉ là nơi để mình có sắm những vật dụng quan trọng, cần thiết cho gia đình, hay vào những ngày cuối tuần cả gia đình lại dắt tay nhau đi vừa để mua sắm, vừa để cho các con vui chơi; còn lại với nhu yếu phẩm hằng ngày, mình vẫn hay ra chợ hoặc đến các tiệm tạp hóa gần nhà để mua. Bởi lẽ mình thấy việc ghé qua các tiệm tạp hóa rất tiện và không tốn nhiều thời gian như khi đi vào siêu thị, nào phải gửi xe, xếp hàng chờ thanh toán,...rất đông đúc và mất thời gian. Hơn nữa, các tiệm tạp hóa cũng cách nhà mình chỉ mấy trăm mét, cũng có đầy đủ từ rau củ cho đến các đồ dùng cơ bản hằng ngày thì tội gì không vào mua cho nhanh, muốn mua ít mua nhiều gì cũng được. Hay một cái tiện nữa đó là đa số các tiệm tạp hóa gần nhà thì mọi người cũng đã biết nhau, nhiều lúc đang nấu ăn thiếu gói gia vị hay quả ớt, mình sai bọn nhỏ nhà mình ra lấy rồi lúc nào tiện đi qua trả sau cũng chẳng sao. Vậy mới nói rằng, các tiệm tạp hóa truyền thống vẫn chiếm được phần lớn bất chấp sự lấn lướt từ siêu thị ngày nay cũng bởi vì những lợi thế như: sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, dịch vụ tốt, mua bán qua các mối quan hệ gần gũi và chi phí thấp. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta sẽ hạn chế việc mua sắm ở siêu thị, vì mỗi nơi sẽ có những sự tiện lợi khác nhau, và mọi quyết định đều phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình, mỗi người, từ đó sẽ đưa ra được những lựa chọn tốt nhất.

Tạp hóa ở khắp mọi nơi còn siêu thị ở đâu đó .
Ở tạp hóa còn rẻ hơn nữa .

Mua ở tiệm tạp hóa nhanh hơn và rẻ hơn, với cả mình thấy nếu người ta có nhu cầu mua lẻ kiểu như bao thuốc lá, bật lửa, tập vàng mã,...thì mua tạp hóa là hợp lí. Còn nếu như mua theo kiểu mua nhiều, mua đồ ăn dự trữ, đồ dùng sinh hoạt số lượng lớn thì nên mua trong siêu thị.

Chào bạn, bản thân mình không làm kinh doanh, song câu hỏi của bạn khá thú vị nên mình xin được trả lời trên phương diện của một người tiêu dùng.

Mình thường nghĩ, nếu muốn học marketing thì thay vì mua sách của các chuyên gia nước ngoài, thì nên thử xin đi "thực tập" ở tiệm tạp hóa.

Bởi năng lực tương tác của chủ các tiệm tạp hóa rất tốt, gặp ai hợp cạ cũng họ cũng có thể "buôn" được (ở đây là trò chuyện thực sự thay vì chào khách như đã được đào tạo bài bản). Tiếp theo, trang phục, ngôn ngữ của họ rất bình dân, gần gũi y như giá cả các mặt hàng họ buôn bán vậy. Cuối cùng là thói quen của chính người tiêu dùng. Nhiều tập đoàn lớn phải bó tay, hoặc tốn cực kì nhiều tiền bạc, công sức trước hai chữ "thói quen" này lắm.

Nếu so sánh giữa bún đậu, cháo lòng, xôi xéo, trà đá với gà rán, pizza, hamburger, sinh tố trái cây, thì chúng ta sẽ thấy, chưa chắc bên nào đủ khả năng lấn lướt bên nào đâu.