Vì sao Việt Nam chưa áp dụng trí tuệ nhân tạo vào y tế?

  1. Công nghệ thông tin

  2. Sức khoẻ

Các nước trên thế giới đã áp dụng AI cho việc khám chữa bệnh, chẩn đoán từ rất lâu rồi. Vì sao mà Việt Nam mình vẫn làm mọi việc 1 cách thủ công đến như vậy?

Từ khóa: 

trí tuệ nhân tạo

,

y tế

,

việt nam

,

công nghệ thông tin

,

sức khoẻ

Trong đại dịch COVID-19, AI được áp dụng khá rộng rãi. Điển hình như Zalo đưa ứng dụng AI xây dựng chatbot hỗ trợ tra cứu cơ sở điều trị COVID-19, tránh tình trạng người dân đổ dồn về các cơ sở y tế tuyến trên, gây quá tải trong khám sàng lọc.Tại nước ta, một số nhà mạng như Viettel và FPT cũng đưa ứng dụng AI vào chatbot tự động thống kê tình hình dịch bệnh ở Việt Nam dưới dạng bản đồ theo thời gian thực. Số người nhập viện cách ly, số người đang điều trị và đã hồi phục cũng được cập nhật liên tục.
 Ngoài ra, một sản phẩm nghiên cứu khoa học về ứng dụng AI để sử dụng hình ảnh Xquang phổi trong hỗ trợ chẩn đoán COVID-19 tại Việt Nam đã ra đời, do Công ty VinBrain (Vingroup) và Cục CNTT - Bộ Y tế thực hiện. Nghiên cứu này nhằm tích hợp thêm chức năng hỗ trợ đánh giá tiên lượng bệnh nhân phục vụ điều trị COVID-19.
Cũng trong đại dịch COVID-19, các nhà khoa học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống robot hỗ trợ y tế có các tính năng hiện đại theo mẫu robot TUG của hãng Aethon (Mỹ). Robot có tên Vibot-1a này có thể tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm; vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt... và hỗ trợ giao tiếp, khám chữa bệnh từ xa giữa bệnh nhân và nhân viên y tế...Sau COVID-19, chắc chắn AI trong y tế sẽ tăng tốc, nhất là với những quốc gia đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin, việc áp dụng AI sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm này... Chính vì lẽ đó, cách mạng 4.0 và AI sẽ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu của nền y học hiện đại.
Trả lời
Trong đại dịch COVID-19, AI được áp dụng khá rộng rãi. Điển hình như Zalo đưa ứng dụng AI xây dựng chatbot hỗ trợ tra cứu cơ sở điều trị COVID-19, tránh tình trạng người dân đổ dồn về các cơ sở y tế tuyến trên, gây quá tải trong khám sàng lọc.Tại nước ta, một số nhà mạng như Viettel và FPT cũng đưa ứng dụng AI vào chatbot tự động thống kê tình hình dịch bệnh ở Việt Nam dưới dạng bản đồ theo thời gian thực. Số người nhập viện cách ly, số người đang điều trị và đã hồi phục cũng được cập nhật liên tục.
 Ngoài ra, một sản phẩm nghiên cứu khoa học về ứng dụng AI để sử dụng hình ảnh Xquang phổi trong hỗ trợ chẩn đoán COVID-19 tại Việt Nam đã ra đời, do Công ty VinBrain (Vingroup) và Cục CNTT - Bộ Y tế thực hiện. Nghiên cứu này nhằm tích hợp thêm chức năng hỗ trợ đánh giá tiên lượng bệnh nhân phục vụ điều trị COVID-19.
Cũng trong đại dịch COVID-19, các nhà khoa học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống robot hỗ trợ y tế có các tính năng hiện đại theo mẫu robot TUG của hãng Aethon (Mỹ). Robot có tên Vibot-1a này có thể tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm; vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt... và hỗ trợ giao tiếp, khám chữa bệnh từ xa giữa bệnh nhân và nhân viên y tế...Sau COVID-19, chắc chắn AI trong y tế sẽ tăng tốc, nhất là với những quốc gia đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin, việc áp dụng AI sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm này... Chính vì lẽ đó, cách mạng 4.0 và AI sẽ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu của nền y học hiện đại.
chắc cũng có áp dụng vài cái, chả qua mình ko biết đấy chứ. 

Có lẽ vì Việt Nam mình chưa đủ tiền để có thể phát triển các ứng dụng ấy.