VỤ XE INNOVA ĐI GIẬT LÙI TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

  1. Tin Tức

Trong lúc vụ án đang được cấp có thẩm quyền rà soát, Cờ Đỏ TPHCM xin giới thiệu một bài phân tích từ page “Khiêu vũ giữa bầy gõ” về những điều chưa hay trong “làn sóng dư luận” những ngày vừa qua. Bài viết đã được biên tập và bổ sung dẫn chứng so với bản gốc:

Đến hôm nay mình mới dám đưa ra ý kiến vì tối qua mới tìm được kết luận điều tra và cáo trạng của vụ án. Mình thấy case này là điểm hình của ngụy biện trong tranh luận tại Việt Nam:

NGỤY BIỆN 01: Dương đông kích tây (đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận)

- Thông tin đưa ra ban đầu nghe rất drama: tài xế xe innova say rượu, lùi xe trên đường cao tốc, chở quá số người quy định. NHƯNG TÀI XẾ XE CÔNG LẠI BỊ 6 NĂM TÙ. 

Ôi, nghe mới căm phẫn làm sao, bất công làm sao, thế này thì còn gì là thiên lý nữa hở trời. 

* Ngụy biện ở chỗ: 

- Họ lờ đi việc chính tài xế innova cũng bị xử phạt 10 năm tù. 

- Việc tài innova có tội không đồng nghĩa với tài công vô tội. Nếu tài công có lỗi thì anh vẫn phải chịu án như thường.

NGỤY BIỆN 02. Đánh tráo khái niệm.

- Vụ án do tòa Thái Nguyên xử. Cách đây mấy ngày chị Nga thẩm phán tòa Thái Nguyên bị lên báo vì dùng bằng giả. 

- Họ vin vào cớ này phao tin lên là thẩm phán chưa học hết cấp 3 thì làm gì có kiến thức mà xử. 

* Nhưng thực tế thì người xử án là thẩm phán Phương người được dân trong ngành đánh giá là thẩm phán khá công tâm khi xét xử. Và quan trọng là chị ấy đã học hết cấp 3, có bằng cử nhân luật và được bổ nhiệm đúng quy trình.

NGỤY BIỆN 03. Đánh vào cảm xúc (Phần thắng thuộc về người đáng thương)

- Chúng post ảnh 2 đứa con anh tài công, post ảnh anh tài công nhìn xa xăm, ánh mắt buồn rười rượi.

* Mình không nói hoàn cảnh anh ấy không đáng thương nhưng cảm xúc và pháp lý không liên quan gì đến nhau. Không bao giờ có chuyện hoàn cảnh anh đáng thương thì anh vô tội. Nếu xét như thế thì xã hội này chả còn ai có tội cả.

NGỤY BIỆN 04. Tung hỏa mù (đưa ra những thông tin hại não)

Họ đưa ra những bài phân tích rất chi tiết và rắc rối với những công thức để đo vận tốc, tính cự ly, góc tiếp xúc, va chạm. Và đưa ra kết luận hùng hồn là: Tài công đi đúng tốc độ, đúng làn đường, đúng tải trọng nên tài công vô tội. 

* Trên thực tế là 90% cư dân mạng không đọc hoặc đọc cũng không hiểu những công thức đó. Nhưng khi thấy kết luận hùng hồn và đầy cảm xúc như vậy thì bản tính ghét mạnh bênh yếu, thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ nổi lên. Dân ta like và share điên đảo.

NGỤY BIỆN 05. Lạm dụng tính tương tự.

Họ đưa ra dẫn chứng là ở bạn họ ở Mỹ, ở Đức... Mà gặp trường hợp tương tự là có quyền đâm chết ngay, thậm chí sau khi đâm chết xong rồi còn có quyền kiện gia đình người chết bồi thường. 

* Ô hay, không có 2 vụ tai nạn giao thông nào giống hệt nhau. Hoàn cảnh xảy ra va chạm khác nhau (đường xá, xe cộ, tốc độ, con người...) là sẽ có kết quả khác nhau. 

Và quan trọng: đây là VN, anh phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Anh không thể mang pháp luật nước khác để yêu càu tòa án, thẩm phán ở Việt Nam áp dụng được. Đơn giản như ở Mỹ, họ cho dân được sử dụng súng thì không có nghĩa là Việt Nam cũng có quyền sử dụng súng.

NGỤY BIỆN 06 Cung cấp thông tin giả.

- Thông tin các trang báo đưa ra là VKS và tòa án buộc tội tài xế xe công vì lỗi "không giữ khoảng cách an toàn". 

- Ồ vô lý bỏ mịe, làm sao giữ khoảng cách an toàn với xe đang dừng hay đi ngược chiều. Và thế là cư dân mạng sục sôi đi tìm hiểu thế nào là giữ khoảng cách an toàn, các quy định pháp luật liên quan. 

* Ấy thế nhưng kết luận điều tra và cáo trạng lại chả nhắc gì đến "không giữ khoảng cách an toàn cả". Lỗi của anh Hoàng là "không giảm tốc độ khi gặp chướng ngại vật". 

Và rõ ràng là anh Hoàng không giảm tốc độ thật. Theo Kết luận của Viện khoa học kỹ thuật hình sự thì khi cách xe innova 70m, vận tốc của xe công là 62km/h. Và cho đến tận thời điểm va chạm thì vận tốc xe công vẫn là 62 km/h.

Vì sao lại như vậy?

Vì theo lời khai của Anh Hoàng thì khi phát hiện xe innova, Hoàng có ý định lách sang làn bên trái để tránh chứ không định phanh. Nhưng đen cho Hoàng và cực đen cho 4 hành khách trên innova là lúc đó lại có 1 xe chạy song song với xe công ở làn bên trái nên Hoàng không thể lách được. Thời gian quyết định lúc đó rất ngắn. Khi Hoàng nhận ra điều này thì xe công đã tông vào đít xe innova mất rồi.

Nếu như Hoàng lựa chọn phương án phanh. Thì dù không thể giảm tốc độ ngay lập tức nhưng nó cũng có thể khiến va chạm không khủng khiếp như vậy và hậu quả cũng sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Và chắc chắn lúc đó, Hoàng sẽ không phạm tội.

Nhưng Hoàng đã lựa chọn 1 phương án mạo hiểm và là 1 phần nguyên nhân dẫn đến tai nạn thảm khốc và hậu quả nghiêm trọng như vậy.

Hoàng có lỗi. Theo luật gọi là: Lỗi vô ý vì quá tự tin.

NGUỴ BIỆN 07. Hiệu ứng đám đông.

Dư luận dậy sóng đơn giản vì: 

- Thấy nhiều người phản đối, vậy có nghĩa là toà án sai và anh Hoàng vô tội.

- Trào lưu ghét quan chức, và mặc định thẩm phán là bọn ăn tiền và bẻ cong công lý.

* Thực tế thì số đông chưa chắc đã đúng. Hơn hết là phần lớn trong số đông đó lại không hiểu luật và nhìn nhận vấn đề hoàn toàn cảm tính.

* Đúng là thẩm phán là 1 trong những nghề dễ dính tiêu cực nhất (chắc chỉ sau CSGT) nhưng không phải tất cả thẩm phán đều tiêu cực.

Nhưng trong vụ này thì ... Ai là người chạy tiền. Tài xế innova thì đi 10 năm rồi. Bị hại thì chả ai tự nhiên đi chạy tiền cả. Hay là anh Hoàng ???

Hơn nữa 1 vụ án đang là tâm điểm của truyền thông như này, bao nhiêu tiền để thẩm phán đánh đổi sự nghiệp của mình ???

NGUỴ BIỆN 08 Công kích cá nhân.

Trước khi post bài này, mình có vào tranh luận ở 1 số diễn đàn cũng như 1 số page khác. Nhưng cứ hơi đưa ra ý kiến trái chiều là bị các bạn ấy quy chụp: “dư luận viên”, đồ vô cảm, không biết xót thương đồng loại rồi thì ngu dốt, biết gì về vật lý với gia tốc mà phát biểu ...

Và ngay cả những người đang đọc bài viết này có khi cũng chuẩn bị gõ bàn phím chửi mình.

Mình nghĩ có 1 phần không nhỏ là những người đã trót like, comment ủng hộ anh Hoàng. Vậy nên trong thâm tâm họ không muốn mình sai và bằng mọi giá phải bảo vệ quan điểm của mình. Ai trái quan điểm là phải chửi. Nó không sai có nghĩa là mình sai. Mà mình thì không thể sai được nên nó bắt buộc phải sai thôi.

......................

Quan điểm của mình trong vụ án này là tài xế xe công có tội. Có thể mức án 6 năm tù là hơi cao. Nhưng theo quy định pháp luật thì đây đã là mức án gần như nhẹ nhất có thể rồi. Vì khung hình phạt của tài xế xe công là 7-15 năm. Toà phúc thẩm đã xử dưới khung.

Nhiều người nói, bản án này tạo thành tiền lệ xấu vì khuyến khích các xe đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Theo mình không phải vậy.

Nếu toà xử tài xế xe công vô tội thì mới tạo tiền lệ xấu. Vì như vậy các lái xe sẽ cho rằng nếu gặp 1 thằng xe khác vi phạm giao thông trên đường, mình cứ đâm thoái mái. Vì nó sai trước nên mình được quyền làm vậy.

Link văn bản đầy đủ từ vụ án va chạm giữa xe Innova và xe Container:

(1) KL ĐTHS số 63/CQCSĐT của CA TX Phổ Yên ngày 14/6/2017: 

https://goo.gl/yBPd4e

(2) KL ĐTHS bổ sung số 03/CQCSĐT của CA TX Phổ Yên ngày 11/7/2017 :

https://goo.gl/GeyrWc

(3) Cáo Trạng số 21/KSĐT-TA của VKS TX Phổ Yên ngày 21/8/2017:

https://goo.gl/QWjV3S

45439926_784640798570490_5901332807560462336_n


Từ khóa: 

thời sự

,

tin tức

Chưa nói đến tính chuyên môn của phần biện luận này nhé.

Có lẽ tác giả đang tự cho rằng những phản biện của mình thật chặt chẽ và lý trí. Đồng ý luôn, nó khá chặt chẽ (ít nhất là so với phần đa các bài báo trên mạng). Nhưng khi là một người lý trí, dùng tư duy biện luận và lên án các ngụy biện, không hiểu sao tác giả vẫn mắc phải lỗi cơ bản nhất trong tư duy phản biện - lỗi mà chính tác giả đã nhắc đến trong bài của mình, đó là ngụy biện cung cấp thông tin giả. Số liệu ở đâu chỉ ra rằng 90% số người không hiểu những công thức tính toán va chạm?

Và tác giả đã không rõ ràng trong việc xác định đối tượng mục tiêu của phản biện này. Tác giả đang phản biện lại "90% cư dân mạng" hay các trang báo mạng đưa thông tin định hướng dư luận?

Mình cho rằng phải xác định lại đối tượng của phản biện. Phản biện lại ai? Phản biện để làm gì? Mọi thứ đọc xong cũng khá chung chung, được cái nó lạ so phần đa các thông tin được đọc trước đó.

Tóm lại là phản biện này chưa rõ ràng đối tượng mục tiêu, chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi là khung hình phạt của tài xế xe container là đúng hay sai (đúng ra sao, sai như thế nào, cách khắc phục là gì?)

Xong đến tác giả share lại quan điểm này cũng nhận định mới đúng một nửa. Vấn đề bây giờ không còn là tranh cãi tài xế xe container có tội hay không? Chắc chắn là có rồi, tranh cãi chỉ là khung hình phạt thôi. Còn việc nó tạo ra tiền lệ gì thì lại là một chủ đề khác, không thể gói gọn trong vài dòng được (mọi thứ nói ra dừng lại ở ý kiến chủ quan thì ok, chứ gọi là phân tích thì chưa chuẩn ngay được).

Trả lời

Chưa nói đến tính chuyên môn của phần biện luận này nhé.

Có lẽ tác giả đang tự cho rằng những phản biện của mình thật chặt chẽ và lý trí. Đồng ý luôn, nó khá chặt chẽ (ít nhất là so với phần đa các bài báo trên mạng). Nhưng khi là một người lý trí, dùng tư duy biện luận và lên án các ngụy biện, không hiểu sao tác giả vẫn mắc phải lỗi cơ bản nhất trong tư duy phản biện - lỗi mà chính tác giả đã nhắc đến trong bài của mình, đó là ngụy biện cung cấp thông tin giả. Số liệu ở đâu chỉ ra rằng 90% số người không hiểu những công thức tính toán va chạm?

Và tác giả đã không rõ ràng trong việc xác định đối tượng mục tiêu của phản biện này. Tác giả đang phản biện lại "90% cư dân mạng" hay các trang báo mạng đưa thông tin định hướng dư luận?

Mình cho rằng phải xác định lại đối tượng của phản biện. Phản biện lại ai? Phản biện để làm gì? Mọi thứ đọc xong cũng khá chung chung, được cái nó lạ so phần đa các thông tin được đọc trước đó.

Tóm lại là phản biện này chưa rõ ràng đối tượng mục tiêu, chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi là khung hình phạt của tài xế xe container là đúng hay sai (đúng ra sao, sai như thế nào, cách khắc phục là gì?)

Xong đến tác giả share lại quan điểm này cũng nhận định mới đúng một nửa. Vấn đề bây giờ không còn là tranh cãi tài xế xe container có tội hay không? Chắc chắn là có rồi, tranh cãi chỉ là khung hình phạt thôi. Còn việc nó tạo ra tiền lệ gì thì lại là một chủ đề khác, không thể gói gọn trong vài dòng được (mọi thứ nói ra dừng lại ở ý kiến chủ quan thì ok, chứ gọi là phân tích thì chưa chuẩn ngay được).

Có một người bạn của mình phân tích rằng, dư luận đang quá cực đoan.

Vì B sai chắc nên chắc chắn A đúng.

Thực ra vẫn có trường hợp cả A và B đều sai.

A cũng có thể vừa đúng, vừa sai.

Ai cũng cơ thiếu sóttrong lập luận. Chỗ 90% có thể hiểu cho tác giả. Tôi đồng tình với đa số các phân tích của tác giả. Tuy nhiên, tôi cho rằng "dân mạng" không ngụy biện, mà chỉ là họ chưa biết cách phân tích vấn đề. Tôi nghĩ rằng, trừ mấy tên phản động ra, thì đa số mọi người nghĩ là họ đúng, họ nhầm lẫn hoặc thiếu hiểu biết để phân biệt đúng sai. (Và như đa phần các ý tác giả phân tích).