Xã hội dân sự toàn cầu là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Xã hội dân sự là một không gian công cộng nơi các công dân và các nhóm có thể tham gia các hoạt động chính trị độc lập với nhà nước. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức phi chính phủ khác nhau có khả năng cân bằng lại ảnh hưởng của nhà nước, hoặc có thể ngăn nhà nước áp đảo và chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Theo đó, một tác dụng tích cực của xã hội dân sự là giúp làm giảm quyền lực cưỡng bức của nhà nước và khiến nhà nước phản ứng nhanh nhạy hơn trước các nhu cầu của công dân. Chính vì vậy, xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh thường được coi như là một chiến thuật nhằm làm xói mòn các chế độ độc tài và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa. Ở cấp độ nhà nước, các thành viên trong xã hội dân sự là một trong những nhân tố giúp giải quyết những vấn đề chung, cung cấp những dịch vụ công cộng, là một hình thức tổ chức quan trọng của xã hội, bên cạnh nhà nước và thị trường. Trong hệ thống Westphalia, các nhà nước chủ quyền thực hiện quyền tối cao bên trong lãnh thổ của mình, đảm nhiệm vai trò cung cấp những dịch vụ cơ bản như an ninh, kinh tế, giáo dục, y tế cho công dân trong phạm vi quốc gia của mình. Tuy nhiên, với xu hướng liên kết ngày càng gia tăng, các vần đề truyền thống thuộc phạm vi quốc gia trước kia được đưa ra và giải quyết thông qua các mối liên kết đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong các chương trình mang tính toàn cầu. Các nhóm liên kết đa quốc gia đưa ra những điểm ưu tiên và thu hút sự quan tâm và nguồn lực quốc tế để thực hiện các mục tiêu ưu tiên đó. Các tổ chức phi chính phủ như Bác sĩ Không Biên giới (Médecins Sans Frontières), Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Hòa bình Xanh (Greenpeace),… có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định và xây dựng các chương trình nghị sự trước đây hoàn toàn do các chính phủ quyết định. Xã hội dân sự toàn cầu là một phần của quá trình toàn cầu hóa và qua đó cung cấp những cách thức mới cho các cá nhân có thể thực hiện các hành động chính trị. Xã hội dân sự toàn cầu cùng các thành viên của mình cũng mang lại cho các nhóm thiểu số hoặc bên lề được cất lên tiếng nói của mình, giúp tạo ra những bản sắc chung, nâng cao mức độ nhận thức về các vấn đề toàn cầu và nuôi dưỡng những dạng thức mới của quản trị toàn cầu. Sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ cũng như xã hội dân sự toàn cầu đang tác động ngày càng nhiều đến tình hình chính trị quốc tế và dần làm suy yếu các quyền lực truyền thống của nhà nước chủ quyền trong hệ thống Westphalia. Thế giới đương đại giờ đây cần phải tính đến ảnh hưởng ngày càng tăng của các tổ chức phi chính phủ, quan điểm rằng thế giới chỉ bao gồm các quốc gia chủ quyền thực hiện quyền tối cao bên trong biên giới của mình đã không còn hoàn toàn chính xác.
Trả lời
Xã hội dân sự là một không gian công cộng nơi các công dân và các nhóm có thể tham gia các hoạt động chính trị độc lập với nhà nước. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức phi chính phủ khác nhau có khả năng cân bằng lại ảnh hưởng của nhà nước, hoặc có thể ngăn nhà nước áp đảo và chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Theo đó, một tác dụng tích cực của xã hội dân sự là giúp làm giảm quyền lực cưỡng bức của nhà nước và khiến nhà nước phản ứng nhanh nhạy hơn trước các nhu cầu của công dân. Chính vì vậy, xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh thường được coi như là một chiến thuật nhằm làm xói mòn các chế độ độc tài và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa. Ở cấp độ nhà nước, các thành viên trong xã hội dân sự là một trong những nhân tố giúp giải quyết những vấn đề chung, cung cấp những dịch vụ công cộng, là một hình thức tổ chức quan trọng của xã hội, bên cạnh nhà nước và thị trường. Trong hệ thống Westphalia, các nhà nước chủ quyền thực hiện quyền tối cao bên trong lãnh thổ của mình, đảm nhiệm vai trò cung cấp những dịch vụ cơ bản như an ninh, kinh tế, giáo dục, y tế cho công dân trong phạm vi quốc gia của mình. Tuy nhiên, với xu hướng liên kết ngày càng gia tăng, các vần đề truyền thống thuộc phạm vi quốc gia trước kia được đưa ra và giải quyết thông qua các mối liên kết đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong các chương trình mang tính toàn cầu. Các nhóm liên kết đa quốc gia đưa ra những điểm ưu tiên và thu hút sự quan tâm và nguồn lực quốc tế để thực hiện các mục tiêu ưu tiên đó. Các tổ chức phi chính phủ như Bác sĩ Không Biên giới (Médecins Sans Frontières), Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Hòa bình Xanh (Greenpeace),… có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định và xây dựng các chương trình nghị sự trước đây hoàn toàn do các chính phủ quyết định. Xã hội dân sự toàn cầu là một phần của quá trình toàn cầu hóa và qua đó cung cấp những cách thức mới cho các cá nhân có thể thực hiện các hành động chính trị. Xã hội dân sự toàn cầu cùng các thành viên của mình cũng mang lại cho các nhóm thiểu số hoặc bên lề được cất lên tiếng nói của mình, giúp tạo ra những bản sắc chung, nâng cao mức độ nhận thức về các vấn đề toàn cầu và nuôi dưỡng những dạng thức mới của quản trị toàn cầu. Sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ cũng như xã hội dân sự toàn cầu đang tác động ngày càng nhiều đến tình hình chính trị quốc tế và dần làm suy yếu các quyền lực truyền thống của nhà nước chủ quyền trong hệ thống Westphalia. Thế giới đương đại giờ đây cần phải tính đến ảnh hưởng ngày càng tăng của các tổ chức phi chính phủ, quan điểm rằng thế giới chỉ bao gồm các quốc gia chủ quyền thực hiện quyền tối cao bên trong biên giới của mình đã không còn hoàn toàn chính xác.