Ý nghĩa của câu “Cuộc sống là hài kịch đối với những ai suy nghĩ và bi kịch đối với những ai cảm nhận”?

  1. Sách

Mình đọc được câu này trong sách, là một trích dẫn của Horace Walpole nhưng chưa thấm được ý nghĩa lắm. Nhờ mọi người luận giùm.

Từ khóa: 

trích dẫn hay

,

sách

Theo mình nhớ thì câu này có 1 phiên bản khác gần giống: "Life is a tragedy when seen in close-up, but a comedy in long-shot". (câu này của Charlie Chaplin)

Xin tạm dịch đại ý như sau: đối với bất cứ 1 cảnh tượng nào đó trên đời, khi nhìn cận cảnh thì cảnh tượng đó trông giống như 1 bi kịch, đầy chất thơ; nhưng khi quan sát từ xa, đa chiều hướng thì cảnh tượng đó lại thành ra 1 hài kịch, ko còn chất thơ nữa (thường là do khuynh hướng tự phóng đại các vấn đề đứng từ quan điểm của người nói).

Như vậy nghĩa là sao!? Bạn hãy xem xét các ví dụ dưới đây:

1/ Lão Tử từng kể 1 câu chuyện ngụ ngôn như sau để nói về sự mê mờ của nhân loại:

Trên 1 cặp sừng trâu nọ có tồn tại 2 vương quốc (chắc người tí hon, hehe). 2 vương quốc này, mỗi vương quốc sống trên 1 nhánh của cặp sừng trâu, và luôn có tham vọng "mở rộng bờ cõi" đánh chiếm vương quốc còn lại. Chiến tranh vì thế xảy ra liên miên, máu đổ đầu rơi ko biết bao nhiêu mà kể. Đứng từ quan điểm của người dân 2 vương quốc này, cuộc chiến thật khốc liệt, súng đạn khói lửa, tuy tổn thất lớn nhưng vẫn đầy chất thơ. Tuy nhiên, thực chất thứ duy nhất mà 2 bên tranh giành nhau chỉ là 1 nửa còn lại của cặp sừng trâu! Như thế ko phải vừa đáng thương hại, vừa đáng cười sao!

Thế giới của con người chúng ta cũng y như vậy đấy. Những việc như tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, chiến tranh tôn giáo đã diễn ra liên miên suốt hàng nghìn hàng vạn năm. Nhưng chúng ta đã ko biết đc rằng trái đất này có rộng lớn đến mấy thì cũng chỉ nhỏ bằng 1/400 lần Mặt trời, và chỉ trong dải ngân hà của chúng ta nói riêng đã có đến 200 tỉ Mặt trời lớn nhỏ khác nhau. Tranh giành nhau 1 nhúm tài nguyên, quyền lực trên 1 hành tinh bé tẹo giữa vũ trụ bao la này, ko phải cũng nực cười lắm sao!

2/ Ở đây mình sẽ đưa ra 1 ví dụ đời thường hơn, để bạn dễ liên hệ với bản thân:

Bạn đã bao giờ, khi đang học đại học, ngồi ngẫm nghĩ nhớ lại quãng thời gian học trung học khi xưa, rằng hồi đó sao mỗi lần có bài kiểm tra 15' hoặc 1 tiết, hoặc thi học kỳ, là lại căng thẳng hồi hộp, ăn ko ngon ngủ ko yên. Bây giờ học đại học rồi, tự học tự lực là chính, lại còn phải làm thêm kiếm tiền, khó khăn hơn hồi xưa nhiều. Những vấn đề từng làm bạn đau đầu, trăn trở khi xưa, bây giờ trở nên thật bé nhỏ, vô nghĩa. Khi ra đời đi làm, nhìn lại quãng đời đi học, thì bạn sẽ còn thấm điều này hơn nữa.

Trở lại với câu nói của Horace, "những ai cảm nhận" có thể đc hàm ý là những người vì bất cứ 1 lý do nào đó đã ko thể nhìn nhận và xem xét các vấn đề của họ ở 1 góc nhìn xa & rộng hơn, thoáng đạt hơn. Bởi vì họ xem xét các vấn đề quá cận cảnh, nên thường tự phủ lên chúng 1 màu bi quan, đầy drama và cảm xúc. "Những ai suy nghĩ" chính là những người nhận ra đc sự rộng lớn của vũ trụ, sự nhỏ bé của họ cùng những vấn đề xoay quanh cuộc đời họ. Một khi nhận ra đc điều đó, các vấn đề của chúng ta sẽ trở nên ít trầm trọng hơn, thậm chí chuyển từ đáng buồn sang đáng buồn...cười!

Thân.

Trả lời

Theo mình nhớ thì câu này có 1 phiên bản khác gần giống: "Life is a tragedy when seen in close-up, but a comedy in long-shot". (câu này của Charlie Chaplin)

Xin tạm dịch đại ý như sau: đối với bất cứ 1 cảnh tượng nào đó trên đời, khi nhìn cận cảnh thì cảnh tượng đó trông giống như 1 bi kịch, đầy chất thơ; nhưng khi quan sát từ xa, đa chiều hướng thì cảnh tượng đó lại thành ra 1 hài kịch, ko còn chất thơ nữa (thường là do khuynh hướng tự phóng đại các vấn đề đứng từ quan điểm của người nói).

Như vậy nghĩa là sao!? Bạn hãy xem xét các ví dụ dưới đây:

1/ Lão Tử từng kể 1 câu chuyện ngụ ngôn như sau để nói về sự mê mờ của nhân loại:

Trên 1 cặp sừng trâu nọ có tồn tại 2 vương quốc (chắc người tí hon, hehe). 2 vương quốc này, mỗi vương quốc sống trên 1 nhánh của cặp sừng trâu, và luôn có tham vọng "mở rộng bờ cõi" đánh chiếm vương quốc còn lại. Chiến tranh vì thế xảy ra liên miên, máu đổ đầu rơi ko biết bao nhiêu mà kể. Đứng từ quan điểm của người dân 2 vương quốc này, cuộc chiến thật khốc liệt, súng đạn khói lửa, tuy tổn thất lớn nhưng vẫn đầy chất thơ. Tuy nhiên, thực chất thứ duy nhất mà 2 bên tranh giành nhau chỉ là 1 nửa còn lại của cặp sừng trâu! Như thế ko phải vừa đáng thương hại, vừa đáng cười sao!

Thế giới của con người chúng ta cũng y như vậy đấy. Những việc như tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, chiến tranh tôn giáo đã diễn ra liên miên suốt hàng nghìn hàng vạn năm. Nhưng chúng ta đã ko biết đc rằng trái đất này có rộng lớn đến mấy thì cũng chỉ nhỏ bằng 1/400 lần Mặt trời, và chỉ trong dải ngân hà của chúng ta nói riêng đã có đến 200 tỉ Mặt trời lớn nhỏ khác nhau. Tranh giành nhau 1 nhúm tài nguyên, quyền lực trên 1 hành tinh bé tẹo giữa vũ trụ bao la này, ko phải cũng nực cười lắm sao!

2/ Ở đây mình sẽ đưa ra 1 ví dụ đời thường hơn, để bạn dễ liên hệ với bản thân:

Bạn đã bao giờ, khi đang học đại học, ngồi ngẫm nghĩ nhớ lại quãng thời gian học trung học khi xưa, rằng hồi đó sao mỗi lần có bài kiểm tra 15' hoặc 1 tiết, hoặc thi học kỳ, là lại căng thẳng hồi hộp, ăn ko ngon ngủ ko yên. Bây giờ học đại học rồi, tự học tự lực là chính, lại còn phải làm thêm kiếm tiền, khó khăn hơn hồi xưa nhiều. Những vấn đề từng làm bạn đau đầu, trăn trở khi xưa, bây giờ trở nên thật bé nhỏ, vô nghĩa. Khi ra đời đi làm, nhìn lại quãng đời đi học, thì bạn sẽ còn thấm điều này hơn nữa.

Trở lại với câu nói của Horace, "những ai cảm nhận" có thể đc hàm ý là những người vì bất cứ 1 lý do nào đó đã ko thể nhìn nhận và xem xét các vấn đề của họ ở 1 góc nhìn xa & rộng hơn, thoáng đạt hơn. Bởi vì họ xem xét các vấn đề quá cận cảnh, nên thường tự phủ lên chúng 1 màu bi quan, đầy drama và cảm xúc. "Những ai suy nghĩ" chính là những người nhận ra đc sự rộng lớn của vũ trụ, sự nhỏ bé của họ cùng những vấn đề xoay quanh cuộc đời họ. Một khi nhận ra đc điều đó, các vấn đề của chúng ta sẽ trở nên ít trầm trọng hơn, thậm chí chuyển từ đáng buồn sang đáng buồn...cười!

Thân.

Dùng lý trí để nhìn thì cuộc đời như người ta tấu hài, còn nếu dùng con tim để cảm nhận thì cuộc đời thấy đầy đau thương. Như khi 2 người chia tay nhau. 1 ng níu kéo 1 ng phẩy tay, rồi khóc lóc van nài thật là đau khổ, nhưng sau này khi lớn hơn, trưởng thành hơn nhìn lại sẽ thấy sao thời ấy ngu ngơ đến vậy, lại còn tự cười chính mình nữa ấy chứ. Vì vậy, cuộc sống tốt hơn nên dùng cả lý trí và con tim, để không phải quá cao với đời mà cũng ko quá lầm lạc, quỵ lụy. Cuộc sống có cân bằng, dù mong manh thôi nhưng mới có thể trải nghiệm hoàn hảo cho cuộc sống này.

Klq nhưng mà lúc nãy vừa coi đc 1 bộ phim có câu nói khá hay,nó ntn Cuộc đời với mỗi người có thể là bi kịch or hài kịch,và b phải chọn 1 trong 2:))

Search gg để xem ai nói thì lại ra đc 1 kết quả từ noron,khá là trùng hợp;v