Ý thức, nhận thức, tiềm thức là gì?

  1. Triết học

Từ khóa: 

triết học

Dưới quan điểm triết học Mác-Lênin:

  • Ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao, đó là bộ não người. Theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người, có sự cải biên và sáng tạo.
  • Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
  • Tiềm thức được cho là được hình thành bởi các kí ức sâu kín bên trong tâm trí mà ngay cả ý thức cũng không thể nhận biết được. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khai thác hết mọi khía cạnh về tiềm thức và vẫn đang trong quá trình nỗ lực tìm kiếm.
Trả lời

Dưới quan điểm triết học Mác-Lênin:

  • Ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao, đó là bộ não người. Theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người, có sự cải biên và sáng tạo.
  • Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
  • Tiềm thức được cho là được hình thành bởi các kí ức sâu kín bên trong tâm trí mà ngay cả ý thức cũng không thể nhận biết được. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khai thác hết mọi khía cạnh về tiềm thức và vẫn đang trong quá trình nỗ lực tìm kiếm.
Mình bổ sung thêm.
Đây là những từ hán việt, nên khá lòng vòng để hiểu được bằng định nghĩa kiểu triết học.
  • Ý thức: kiến thức được trái tim thốt ra. 意 (ý): nói ra điều được xây dựng trong tâm.
  • Nhận thức: tiếp nhận kiến thức, biết đến cái gì đó. 認 (nhận): 言(ngôn) 忍(nhẫn). Nôm na là chịu khó nghe giảng sẽ nhận được kiến thức.
  • Tiềm thức: tiềm là ẩn giấu. Tiềm thức là những kiến thức không rõ từ đâu mà có, sẵn có và ẩn giấu bên trong.
Như vậy, ta biết cái gì đó qua nhận thức, rồi mới phân tích và hiểu nó, biến nó thành ý thức. Lâu dần ta quên mất rằng ý thức đó từ đâu mà có, gọi là tiềm thức. Vậy cho dễ hiểu ha.