79 năm ngày Mỹ tuyên chiến với Nhật (8/12/1941-8/12/2020) và vai trò trong ww2

  1. Lịch sử

Kỷ niệm 79 năm ngày Mỹ ra tuyên chiến với Nhật Bản, mở màn cho việc tham chiến vào ww2, tôi muốn xin nói thêm vài điều về vai trò của quốc gia này trong cuộc Thế chiến.

Về cơ bản quan điểm của mấy bợn học k đến nơi đến chốn là Mẽo trong ww2 cũng chỉ ăn hôi nằm chờ như ww2 còn liên xô gánh tất từ Đức Quốc xã đến Đại Đế quốc Nhật Bản, vodlka của xô cân tất 

Về cơ bản quan điểm của giới tinh hoa và quần chúng Hoa Kỳ những năm 39-40 của thế kỷ trước có những sự chia rẽ sâu sắc chả kém gì cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 vẫn đang kịch liệt dù kết quả đã được định đoạt, hai quan điểm : tham chiến để support cho đồng minh trong cuộc thanh tẩy phát xít của phe dân chủ và tinh thần "nước mỹ và châu Mỹ là trên hết" của phe Cộng hòa. Dù Mẽo đã có 1 số biện pháp trừng phạt mạnh tay với Nhật bản như đạo luật cấm vận toàn diện dầu hỏa và sắt thép vào Nhật năm 1937 để nắm gân sau kèo Thượng Hải 1937 tuy nhiên sau một loạt thất bại trong cuộc đụng độ với Liên Xô nên Nhật dần chuyển mũi nhọn về Mỹ, điều này cũng khiến Mỹ có 1 số động thái nhất là ra sức xây dựng hạm đội TBD để so găng với Nhật. Với việc kèo TCC, Frankin và team Dân chủ đã cso đủ cớ để tuyên chiến và tham chiến, từ đây HK chính thức theo phe đồng minh, trở thành lực lượng chủ lực và gần như duy nhất trong việc tiêu diệt Đại đế quốc Nhật bản ở TBD và support hàng họ cho đồng minh ở châu Âu. Điều đó đã báo hiệu cho sự thất bại không thể ngăn cản của Nhật Bản và sự khả quan cho Allied đang chật vật trong cuộc chiến với Đức. Cho khỏi lằng nhằng, tôi xin trích dẫn câu nói của vị chúa tể tối cao Stalin: "Nền công nghiệp sản xuất của Hoa Kì thật đáng kinh ngạc, không có nó thì phe Đồng Minh đã khó lòng chiến thắng chủ nghĩa Phát xít" Nếu Mẽo không tham chiến thì điều gì sẽ xảy ra? Dù điều này là không tưởng nhưng nếu điều đó xảy ra thì sao? Ở châu á: Nhật sẽ không còn trở lực nào đáng kể ngăn trở tham vọng Đại Đông Á nữa, tha hồ chiếm và kiểm soát đông nam á, nam á, đông á để bổ sung trữ lượng dầu mỏ dồi dào ở indo cho kho dầu bản quốc đã trong tình trạng báo động cùng với nhiều khoáng sản chiến lược khác vốn có trữ lượng dồi dào ở vùng Indochina này. Các thế lực phương Tây ở đây bị đập tan và Nhật tha hồ xưng vương xưng bá và bào mòn TQ cho nước này "chảy máu tới chết" và hoàn tất việc xâm chiếm. Dĩ nhiên các bạn chắc sẽ nháo nhào còn Liên Xô, tuy nhiên nước này vốn trái tim của sức mạnh ở lục quân Tăng thiết giáp thì solo với Nhật ở đông á còn được chứ ra đảo với cái lực lượng hải quân chắp vá của mình thì xô không có cửa chọi lại Nhật, đến cả kèo tấn công đảo Kurrin dù đã được Mẽo sp tàu há mồm, tàu khu trục vẫn ngậm hành đầy miệng khi đối đầu với đạo quân hạng hai của Nhật đã mất gần như toàn bộ trang bị.

1200-610172-538778821-18323642-39649812

Ở châu âu: Về Allied: mà ngọn cờ đầu là Anh sẽ gặp phải khó khăn trăm bề khi Lend-Lease không được Nghị viện Mỹ thông qua, mọi đơn hàng về kinh tế và quân sự buộc phải trả toàn bộ tiền mặt khi giao hàng, khi bản thân Anh đang ăn quả đắng từ chiến tranh với Đức và chi phí chiến tranh tăng cao khiến cho Nghị viện Anh khó mà chi trả ngay lập tức dẫn đến thiếu các nguồn lực để duy trì một cuộc chiến tranh toàn diện với Đức từ chi phí cho nhân lực, vật lực bản quốc đến bơm đồ cho đồng minh kháng chiến tại châu Âu. Về Liên Xô: Dù rằng số viện trợ Lend Lease không chiếm quá nhiều trong tổng thể nguồn lực của Liên Xô ( chưa đầy 10%) nhưng nếu phân tích sâu đến các thành phần trong gói này sẽ thấy giá trị không thể đo đếm của nó. Một là gói này cung cấp trên 60% lượng nhiên liệu đặc chế cho các phi cơ, cùng với nhôm, kẽm- những thành phần quan trọng trong chế tạo và sản xuất chiến cơ. Những thứ đó giúp cho 57% lực lượng Không quân Soviet có thể tham gia tác chiến được. Kế đến Liên Xô mất hẳn nguồn cung rất khổng lồ về cao xu thiên nhiên- thứ nguyên liệu tối cần thiết cho việc sản xuất xe vận tải quân sự. Thứ mà chính quyền soviet từng đánh giá thấp trước chiến tranh dẫn đến sản xuất rất rất hạn chế. Đến lúc vào trận rồi mới dính quả đắng khi xe tải dù không có tác dụng chiến đấu nhưng là phương tiện hoàn hảo nhất cho kèo hậu cần, tiếp vận lương thực, vũ khí, quân y đến chiến trường, thành thử ra trong kho tổng các khẩu mosin, súng tiểu liên, súng máy, cối chất như củi nhưng nhiều nơi tiền tuyến thì cả tiểu đội có khi chia nhau ... 2 khẩu súng. Thiếu xe tải khiến cho tốc độ di chuyển hành quân của Hồng quân cũng hạn chế, nhiều khi trên chiến trường vì không được tiếp vận đầy đủ cũng như di chuyển đủ nhanh nên nhiều chiến sĩ khiên trung của Hồng quân phải chịu tiêu diệt hay làm tù binh của quân đối phương. hế là Lend Lease xuất hiện như một vị cứu tinh, phương Tây đã cung cấp một số lượng lớn cao su cũng như xe vận tải cho Liên Xô : trong tổng số 700.000 xe tải Hồng Quân có được trong giai đoạn 1941-1945, hơn 400.000 trong số đó là nhờ vào Lend Lease. Nếu không có sự hỗ trợ kể trên, các chiến dịch phản công như Kursk đã không thể xảy ra do Hồng quân thiếu hụt về hậu cần. Bên cạnh đó còn 1 số hỗ trợ khác về thiết bị thông tin liên lạc, vũ khí cơ giới nhưng cơ bản k quá quan trọng như 2 kèo trên ... Như vậy, nếu Hoa Kỳ vô can với cuộc thế chiến này, Hồng quân vẫn có cơ hội giành được chiến thắng bởi như tôi đã nói, đây là cuộc chiến tranh tiêu hao toàn diện và càng kéo dài thì bên bất lợi là phe Trục vốn có nguồn lực tư nhiên và xã hội hạn chế hơn rất nhiều, tuy nhiên cuộc chiến tranh vệ quốc của người Nga có thể sẽ kèo dài hơn vài năm nữa, các nguồn lực về con người và kinh tế sẽ bị hủy hoại thêm rất nhiều và người Nga sẽ phải đổ nhiều máu hơn để bảo vệ đất nước thậm chí đứng trước nguy cơ thất bại và bị Đức tiêu diệt ( dù điều này rất khó sảy ra), khi đó Đức Quốc xã sẽ là Đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, đủ sức cân bất cứ lực lương nào trên thế giới. Điều khá buồn cười là khi phỏng vấn người Nga về Lend Lease, phần lớn người Nga đều tỏ ra biết ơn xương máu và mồ hôi của Phương Tây cho Liên Xô. Song ở cách nước Nga hàng ngàn km, ở một đất nước từng nhiệt tình cứu trợ phi công Mỹ trong ww2 lại có không ít người phủ nhận sạch trơn tầm quan trọng của Lend Lease và cho rằng Mĩ và phương Tây chỉ ngồi chờ Liên Xô và Đức đập nhau chí tử rồi mới nhảy vô ăn hôi....

Nghĩ cũng thật buồn...cười.

Bài viết dựa theo quan điểm cá nhân.

Nguồn tham khảo:

1. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945)-nxb Sự Thật năm 1979

2. Bài "Lend Lease đã giúp ích cho Liên Xô trong thế chiến thứ hai như thế nào ?" của group hội những người thích tìm hiểu về thế chiến 2

3. Lịch sử sống động đệ nhị thế chiến Và 1 số bộ phim tài liệu khác

Từ khóa: 

mẽo

,

lend lease

,

nếu

,

lịch sử