Ăn thịt chó có phải là một phần văn hóa của người Việt hay không?

  1. Văn hóa

Hồi nhỏ mình từng ăn thịt chó. Lớn lên thì không. Đơn giản vì thấy không cần thiết và chó mèo thì lại rất dễ thương. Khi thấy người khác ăn mình cũng không gay gắt lắm chỉ nói vài câu vì hầu hết người ăn thịt chó là tầm tuổi chú, ông mình. Và với họ nó là thói quen ăn uống chứ chả liên quan gì tới văn minh, văn hóa gì cả. Xét về góc độ văn hóa, Nếu Việt Nam cấm thịt chó chỉ vì để văn minh hơn, đẹp hơn trong mắt người nước ngoài theo bạn liệu có nên không? Ăn thịt chó có phải là một phần văn hóa của người Việt không?

Từ khóa: 

ăn thịt chó

,

chó là bạn

,

văn hóa

Thấy ngon thì ăn, không ngon thì bỏ. Ăn uống mà ngồi lo lắng người khác chửi thì không nên ăn. Đã ăn thì thưởng thức và tận hưởng. Đâu có vi phạm đạo đức gì đâu mà phải đắn đo. Ví dụ bạn đi trộm chó nhà người ta về ăn thì mới lo chứ?
Tui thấy rất phản cảm với sự cường điệu hoá vấn đề ăn thịt cho của một số người. Bạn không ăn thì không có nghĩa người ăn là đáng lên án. Đừng đáng đồng đạo đức và sở thích.
Cũng thích chó và ăn cả thịt chó.
Nice!
Trả lời
Thấy ngon thì ăn, không ngon thì bỏ. Ăn uống mà ngồi lo lắng người khác chửi thì không nên ăn. Đã ăn thì thưởng thức và tận hưởng. Đâu có vi phạm đạo đức gì đâu mà phải đắn đo. Ví dụ bạn đi trộm chó nhà người ta về ăn thì mới lo chứ?
Tui thấy rất phản cảm với sự cường điệu hoá vấn đề ăn thịt cho của một số người. Bạn không ăn thì không có nghĩa người ăn là đáng lên án. Đừng đáng đồng đạo đức và sở thích.
Cũng thích chó và ăn cả thịt chó.
Nice!
Mình không phản đối việc mọi người ăn thịt chó và mình xin phản biện một số ''lý do thường thấy'' cho việc chứng minh chúng ta không nên ăn thịt chó:
1. Không ăn thịt chó vì chó là bạn, là vật nuôi trung thành ?
Khi hỏi vì sao có nhiều người ko ăn thịt chó, họ sẽ trả lời vì chó là bạn. Nhưng...
Tất cả con vật kể cả chó, mèo, gà, vịt,... đều là động vật, đều có nhận thức, nếu như ta yêu thương chúng thì chúng cũng sẽ đáp trả lại, ko riêng gì loài chó. Đã có rất nhiều người nuôi các con vật như cá, lợn, vịt, chuột,... (thậm chí là gián). Đó cũng là vật nuôi của họ, vậy sao các bạn vẫn ăn bình thường nhưng đến khi người khác ăn thịt chó các bạn lại khó chịu, kì thị?
Phải chăng họ không chịu ăn thịt chó bởi chó thông minh hơn, trung thành hơn những loài vật khác?
2. Thịt chó đều đến từ các vụ trộm cắp ?
Trên thực trạng, thị trường tiêu thụ thịt chó không nhiều và không phải chó trên đĩa đều được trộm.
Nhưng nếu nuôi chó cũng được đầu tư quy mô rộng lớn, liệu các bạn có chấp nhận ăn thịt chó không?
3. Ăn thịt chó thiếu văn minh, nhìn xem các nước phương Tây họ cấm ăn thịt chó kìa?
Chó không phải là động vật quý hiếm và khi lên đĩa, nó cũng giống 1 món ăn bình thường. Vậy không văn minh ở chỗ nào?
Các nước phương Tây có nền văn hóa khác, đương nhiên tư tưởng sẽ khác và các bạn nên biết mình đang đứng ở đâu, sống trên đất nước nào.
Ko có bất kì quốc gia nào là tiêu chuẩn văn minh mà nhân loại phải đạt đến.
TÓM LẠI...
Những lý do không ăn thịt chó đều xuất phát từ cảm xúc, lý tính và thiếu thuyết phục. Vì vậy khi có người bị kì thị vì ăn thịt chó, vấn đề không ở họ mà nằm ở người kì thị.
https://cdn.noron.vn/2022/06/21/1840270452018579350833804019765597898348581n-1655807734.jpg

Bỏ đi thì chỉ có món giả cày với thịt lợn thôi à? 

Không thích ăn và cũng phản đối việc ăn thịt chó. Bản thân là một người yêu động vật, trong đó đặc biệt là chó với mèo. Văn hóa ăn uống này nó tồn tại khá lâu rồi, mình cũng muốn vote bỏ việc ăn thịt chó, để những chúng nó được sống và không bị bắt trộm 1 cách dã man nữa.

Mình nghĩ "Đúng - Sai" nên dựa theo Pháp luật. Các bạn yêu động vật có thể chạy chiến dịch kiến nghị lên Quốc hội về việc bảo vệ vật nuôi.

Còn không, các bạn tranh cãi về quan điểm cá nhân của nhau rồi đả kích nhau, mình thấy nó chẳng đi đến đâu cả.

"Con ko chê cha mẹ khó, chó ko chê chủ nghèo", từ ngày xưa chó luôn luôn là loài vật trung thành nhất với con người - từ săn bắn, giữ nhà, kéo xe... Với mình chó là bạn, và mình ko ăn thịt bạn của mình. Nếu bạn nào hay đọc manga thì có thể đọc Heart of A Companion - một manga khá hay nói về động vật.

Toàn đạo đức giả ăn thịt chó hay không ăn chả sao cả, chúng ta sinh ra để sinh tồn họ không ăn thì rồi tương lai phải ăn thôi bởi vì trái đất đang sắp hết tài nguyên thôi¡¡¡ tôi cảm thấy thật ngu ngốc khi không ăn nó bởi vì bạn không ăn nó thì nó cũng thịt bạn thôi bao giờ nó đói nó sẽ thịt bạn, bản năng sinh tồn ;)

bạn nên đọc lại ý nghĩa của tác phẩm" Trẻ con không được ăn thịt chó " nha

Mình cũng từng ăn thịt chó, và cũng có người quen và bạn bè ăn thịt chó, nhưng mình ko muốn cổ súy hay lên án bất cứ ai trong vấn đề ăn thịt chó cả. Bởi vì cuối cùng thì nó vẫn là thói quen ăn uống của mỗi người. Cá nhân mình thì quan tâm về khía cạnh sức khỏe hơn, nên mình nghĩ là dù thích ăn, ta cũng nên hạn chế, vì trong thịt chó có chứa khá nhiều mầm mống gây bệnh (khuẩn, sán nếu ăn phải thịt dính bả; lượng đạm cao; virus bệnh dại, v.v...). Mà thực sự thì dù là loại thịt nào, loại thức ăn nào, ta cũng ko nên tiêu thụ quá nhiều, bởi lẽ vật cực tất phản.

Còn xét về khía cạnh đạo đức, mình nghĩ là nếu lập luận rằng ăn thịt chó là tạo ác nghiệp, thì đối với các loại thịt khác (heo, bò, gà, ngựa, dê...), tốt nhất chúng ta cũng nên hạn chế ăn. Cho dù ta có lập luận rằng thịt chó thì khác bởi chó là bạn của con người, thì cũng có rất nhiều người bầu bạn với bò, ngựa, dê, cừu, v.v...đó thôi.

Nên nói chung là mình ko cổ súy, cũng chẳng lên án. Miễn sao đừng ăn nhiều quá, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là đc.

Thân.

Câu hỏi của bạn làm mình nhớ đến câu chuyện về "Văn hóa" và "Phản văn hóa". Người ăn thịt chó thì cho rằng việc ăn thịt chó là một văn hóa, còn người không ăn thịt chó thì cho rằng ăn thịt chó là một việc phản văn hóa. 

Khác với "khoa học" và "phản khoa học", những thứ thuộc phạm trù văn hóa nó thiên về khái niệm xã hội học nhiều hơn. Và thực chất thì "Phản văn hóa" cũng chính là một văn hóa, chính xác nó bắt nguồn từ một "tiểu văn hóa" (subculture), nhưng một khi đạt được số lượng "tín đồ" nhất định - nó sẽ trở thành một văn hóa. Như kiểu ở Việt Nam có dòng nhạc Trịnh chẳng hạn, hay gần đây còn có khái niệm "nhạc Sơn Tùng".

Vậy dấu hiệu nào để nhận biết một "Phản văn hóa", "Tiểu văn hóa" sắp trở thành "Văn hóa". Thật sự thì cũng chẳng có một dấu hiệu gì chắc chắn cả, có vô số những điều kiện, nhưng điều kiện cần và đủ chính là: 

1. Nó đang ngày càng được nhiều người biết đến và hưởng ứng.

2. Nó không phải là việc vi phạm pháp luật.