Bạn có nghĩ mình là một người biết lắng nghe chủ động?

  1. Kỹ năng mềm

Lắng nghe chủ động có phải là vừa nghe, vừa phải suy nghĩ vấn đề không ạ? Hay còn khái niệm nào khác.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Mình không nghĩ thế bạn ạ. Người biết lắng nghe thực sự chỉ đơn giản là lắng nghe mà không phán xét gì thêm thôi :) Và tin mình đi, lúc nào cũng làm được như thế cực kì khó luôn. Bộ não chúng ta quá quen với việc mải mê đuổi theo các suy nghĩ trong đầu nên hầu như khi nghe người khác nói chuyện bạn sẽ liên tưởng ngay đến việc riêng của mình hoặc những điều mình biết, mình cho là đúng.

Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến phản ứng của bạn khi nghe câu chuyện và làm giảm tính khách quan khi xử lý vấn đề. Đừng sợ mình lơ đễnh mất câu chuyện, bạn vẫn nghe để ghi nhận, chỉ là bạn không để mình bị cuốn theo câu chuyện ngay lập tức thôi. Nghe xong bạn muốn nghĩ gì thì nghĩ tiếp, rõ ràng và rành mạch chứ không nên vừa nghe vừa nghĩ. Não bạn làm hai việc này khá nhanh nên cũng không sợ mình bị người ta nói là ngơ đâu.

Bạn có thể tự tìm một số cách khách nhau để chỉ tập trung vào việc lắng nghe. Như mình, nhiều khi trước khi bắt đầu câu chuyện, mình phải nhắc bản thân là ok mình là cái thùng rỗng và thủng đáy, ai rót thì rót nhưng mình không chứa chấp cái gì, để chuyện vào một tai rồi đi ra luôn tai còn lại đó. Các em học sinh Nhật từ bé đã biết câu chuyện của mèo Hello Kitty, có đủ bộ phận trên mặt trừ cái miệng, nhắc nhở lắng nghe tất cả mọi người mà không phán xét.

Trả lời

Mình không nghĩ thế bạn ạ. Người biết lắng nghe thực sự chỉ đơn giản là lắng nghe mà không phán xét gì thêm thôi :) Và tin mình đi, lúc nào cũng làm được như thế cực kì khó luôn. Bộ não chúng ta quá quen với việc mải mê đuổi theo các suy nghĩ trong đầu nên hầu như khi nghe người khác nói chuyện bạn sẽ liên tưởng ngay đến việc riêng của mình hoặc những điều mình biết, mình cho là đúng.

Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến phản ứng của bạn khi nghe câu chuyện và làm giảm tính khách quan khi xử lý vấn đề. Đừng sợ mình lơ đễnh mất câu chuyện, bạn vẫn nghe để ghi nhận, chỉ là bạn không để mình bị cuốn theo câu chuyện ngay lập tức thôi. Nghe xong bạn muốn nghĩ gì thì nghĩ tiếp, rõ ràng và rành mạch chứ không nên vừa nghe vừa nghĩ. Não bạn làm hai việc này khá nhanh nên cũng không sợ mình bị người ta nói là ngơ đâu.

Bạn có thể tự tìm một số cách khách nhau để chỉ tập trung vào việc lắng nghe. Như mình, nhiều khi trước khi bắt đầu câu chuyện, mình phải nhắc bản thân là ok mình là cái thùng rỗng và thủng đáy, ai rót thì rót nhưng mình không chứa chấp cái gì, để chuyện vào một tai rồi đi ra luôn tai còn lại đó. Các em học sinh Nhật từ bé đã biết câu chuyện của mèo Hello Kitty, có đủ bộ phận trên mặt trừ cái miệng, nhắc nhở lắng nghe tất cả mọi người mà không phán xét.