Bạn có thường kể chuyện không đúng sự thật?

  1. Tâm lý học

Mình sợ gà từ bé, sợ chết kiếp, sợ đến nỗi chỉ cần nhìn thấy con gà là tự động tránh xa cả mét. Và lí do của mình rất đơn giản, ngày bé mình bị gà mổ. Thế nhưng chuyện không chỉ có thế cho đến khi mẹ khăng khăng khẳng định với mình rằng mình, chưa-bao-giờ bị gà mổ, đó là mẹ bị và mẹ chỉ kể với mình để mình tránh xa mấy con gà ra thôi.

Tại sao vậy, tại sao trí nhớ của mình và mẹ lại khác nhau đến như thế?

Trên thực tế, điều này được gọi là hiệu ứng ký ức giả, hiểu đơn giản là chính ta đang thêm mắm, thêm muối cho câu chuyện của mình để nó có thể mặn hơn sau mỗi lần kể. Về cơ bản, các nhà khoa học và các nhà tâm lí học cho rằng mỗi kí ức của chúng ta không phải là một cuốn phim tự động chạy mỗi khi ta bật lên mà chúng như những mảnh ghép Lego, được ta xây dựng và lắp ghép từ những chi tiết có sẵn với những kí ức trong đầu chúng ta.

Những chi tiết có sẵn nghĩa là gì? Nó là những ý niệm được định sẵn trong đầu chúng ta. Ví như nếu mình yêu cầu các bạn tưởng tượng về một căn bếp, ở đó sẽ có bếp ga, lò vi sóng, lò nướng, ... và sẽ chẳng thể nào có một giường ngủ trong căn bếp bạn nhỉ? Như vậy, các chi tiết này được hình thành trong quá trình phát triển của chính bản thân ta.

Như vậy, kí ức không phải là một thứ hoàn hảo được cất vào ngăn tủ "kỉ niệm". Những hình ảnh của quá khứ không chỉ chảy qua bộ lọc hiện tại mà còn đi qua cả bộ lọc ngoại vi để làm sao cho câu chuyện phù hợp hơn với ngữ cảnh. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một khi bạn lặp đi lặp lại kí ức đấy (sau khi đã được thêm thắt), bạn sẽ có xu hướng tin rằng chính bản thân mình, đã từng trải nghiệm từng giây phút trong ảo tưởng mà bạn vừa tạo. Đấy cũng chính là lí do tại sao ông bà ta hay bảo "nghe một, đồn một trăm", nó hoàn toàn có căn cứ về mặt khoa học cả nhé.

Tuy nhiên nói như vậy là mình khuyến khích các bạn cứ hoài nghe và đồn đại những câu chuyện không đúng sự thật và giải thích rằng ý niệm trong đầu tớ mách bảo thế nhé. Điều này sẽ chỉ ra rằng một khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta cần cân nhắc thật kĩ trước những gì mình nói để tránh ảnh hưởng đến cả bản thân và những người xung quanh.

Hãy suy nghĩ và kể mình nghe những câu chuyện "nói hớ" của các bạn cho mình nghe nhé. Trong khi chờ các bạn kể chuyện thì mình lại vẫn ôm nỗi đau sợ gà này đến cuối đời mất thôi vì chứng sợ này nó đã đi vào vùng tiềm thức của mình rồi cho dù hồi bé mình bị gà mổ hay không.

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm lý học

Mình rất hay viết nhật ký, những lúc như thế đúng là mình có thêm thắt vài chi tiết cho nó thật sự sống động và hay ho thêm một chút :D Kiểu như hôm đấy mình hẹn hò với người yêu không có màn tỏ tình kèm ba chữ "Anh yêu em" nhưng lúc về lôi nhật ký ra viết thì mình lại viết "Hôm nay anh ấy đã nói Anh yêu em với mình." Hihi
Trả lời
Mình rất hay viết nhật ký, những lúc như thế đúng là mình có thêm thắt vài chi tiết cho nó thật sự sống động và hay ho thêm một chút :D Kiểu như hôm đấy mình hẹn hò với người yêu không có màn tỏ tình kèm ba chữ "Anh yêu em" nhưng lúc về lôi nhật ký ra viết thì mình lại viết "Hôm nay anh ấy đã nói Anh yêu em với mình." Hihi

Mình nghĩ sau này dạy con không nên hù con như mẹ bạn đã làm để khiến có vùng kí ức như thế.

Mình thấy người lớn vẫn hay cấm đoán, hù dọa để con nít không tự sống theo bản năng của mình, khiến chúng có nhiều nỗi sợ trong tiềm thức, phát triển không tự nhiên.

Hello Chị Vy !
Thiệt ra em hay kêu trường hợp này là làm quá lên đó chị Vy =)))